Nguyên nhân gây ra bệnh gút là gì? 5 loại thực phẩm nên ăn càng ít càng tốt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bệnh gút hình thành do sự gia tăng các tinh thể urat trong huyết thanh vượt quá độ bão hòa của huyết thanh. Khi nồng độ acid uric trong máu vượt quá mức bão hòa sẽ bị lắng đọng tại các mô khớp theo dòng chảy của máu, dẫn đến các bệnh liên quan. Một khi bệnh gút xuất hiện, thậm chí có thể dẫn đến các bệnh về gan, thận, tỷ lệ chữa khỏi thành công bệnh gút rất thấp, cần duy trì dùng thuốc mọi lúc.

Nguyên nhân của bệnh gút

1. Chế độ ăn uống không đúng cách

Nhiều loại thực phẩm thường dùng là các loại thực phẩm chứa nhiều purin như hải sản, nội tạng động vật, thịt nướng, ... Một khi ăn các loại thực phẩm này quá nhiều sẽ làm cho hàm lượng axit uric trong cơ thể tăng dần lên, tích tụ đến một mức độ nhất định sẽ gây ra bệnh gút.

2. Ẩm khí quá nhiều

Ẩm ướt là nguồn gốc của mọi bệnh tật. Đúng vậy, cơ thể có quá nhiều ẩm khí có thể dễ dàng gây ra bệnh gút.

Đôi khi cơn gút cấp có thể bị kích thích bởi lạnh và ẩm ướt, cơ thể ẩm ướt có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh gút, nếu khớp bị tổn thương hoặc bị xâm nhập bởi lạnh và ẩm ướt rất dễ gây ra bệnh gút.

Khi mùa hè đến, mọi người uống đồ lạnh và dùng điều hòa dễ dẫn đến khí lạnh xâm nhập vào cơ thể con người, từ đó dẫn đến bệnh gút.

3. Thức khuya trong thời gian dài

Nhiều người có thói quen thức khuya không ngủ được sẽ khiến chức năng thận hoạt động bất thường, không thể chuyển hóa chất độc một cách bình thường, làm tăng nồng độ axit uric, làm trầm trọng thêm sự tấn công của bệnh gút.

Bệnh gút có liên quan đến các sản phẩm từ đậu nành không?

Giá trị dinh dưỡng của đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là rất cao, thường xuyên ăn các sản phẩm từ đậu nành rất tốt cho sức khỏe, nhưng một số người lại cho rằng ăn các sản phẩm từ đậu nành thường xuyên dễ gây ra bệnh gút. Tuy nhiên, cũng có nhiều người phản đối, họ cho rằng hàm lượng purin trong các sản phẩm từ đậu nành không cao, chỉ khoảng 190 mg trên 100 gam, chỉ nhỉnh hơn thịt lợn và thịt bò một chút, bình thường cũng chỉ ăn vừa đủ.

Tuy nhiên, tôi có một người bạn bị bệnh gút nhiều năm, cứ ăn đậu phụ khô là lại lên các cơn đau khớp, nhưng uống sữa đậu nành hay ăn đậu phụ thì không thấy đau khớp.

Vấn đề ở đâu? Có thể liên quan đến gia vị, vì khi làm váng đậu khô người ta dùng nhiều gia vị để ướp, trường hợp này đậu khô không chỉ có thành phần đậu nành mà còn có những thứ khác có thể gây bệnh gút hoặc đau khớp.

Vì vậy, trong việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày của chúng ta, nên phân tích tình hình cụ thể của mỗi người, dù sao cũng có những khác biệt riêng.

5 loại thực phẩm nên ăn càng ít càng tốt

1. Hải sản

Bệnh gút là bệnh đau khớp do hàm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao, vì vậy muốn khỏi bệnh gút thì không được ăn thực phẩm chứa nhiều purin. Hàm lượng purin trong hải sản rất cao, trong quá trình chuyển hóa trong cơ thể con người sẽ sản sinh ra axit uric, nếu ăn thực phẩm có hàm lượng purin cao chắc chắn sẽ dẫn đến tăng axit uric và gây ra bệnh gút.

2. Nước dùng

Việc axit uric tăng cao chủ yếu là do người bệnh thường ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao, và những thực phẩm này sẽ kéo theo sự gia tăng axit uric trong quá trình chuyển hóa, và sau đó có thể dẫn đến sự xuất hiện của bệnh gút.

Có thể thấy, thực phẩm có hàm lượng purin cao là điều cấm kỵ trong đời sống của con người, đặc biệt là nước dùng đun đi đun lại nhiều lần sẽ sinh ra nhiều nhân purin. Và các nhân purin này khi vào cơ thể sẽ kết tủa lại cùng với sự gia tăng của axit uric, sẽ có thể dẫn đến bệnh gút. Vì vậy không nên uống nhiều nước dùng.

3. Món tráng miệng

Đường cũng là một trong những yếu tố dễ dẫn đến tình trạng tăng axit uric trong cơ thể. Ăn đồ ngọt thường xuyên dễ dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu, dễ dẫn đến bệnh gút.

4. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật là thức ăn có nhiều purin, dễ dẫn đến tăng axit uric trong máu, bệnh nhân gút phải ăn cẩn thận, nếu không sẽ làm bệnh nặng thêm.

5. Rượu

Sau khi rượu bia được chuyển hóa trong cơ thể sẽ tạo ra rất nhiều axit lactic, các axit lactic này sẽ ức chế quá trình bài tiết axit uric của thận. Axit uric trong cơ thể không thể đào thải ra ngoài được, dẫn đến tăng axit uric trong máu, sẽ dẫn đến sự tấn công của bệnh gút.

Dấu hiệu của bệnh gút

1. Đau khớp

Các ngón chân và khớp gối sẽ có cảm giác đau nhức rõ rệt, đôi khi kèm theo sưng tấy, thậm chí có thể bị sốt, đây chính là những triệu chứng của bệnh gút.

2. Da bị ngứa và bong tróc

Khi nồng độ axit uric trong cơ thể giảm xuống, chỗ sưng nhỏ dần, vùng da quanh khớp bị ngứa và bong tróc, lúc này bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán càng sớm càng tốt.

3. Đau thắt lưng

Một số bệnh nhân có nồng độ axit uric cao cũng bị đau thắt lưng, nguyên nhân là do sự bất thường của thận nằm ở thắt lưng. Axit uric dư thừa có thể dẫn đến tắc nghẽn thành ống thận, dẫn đến khó lưu thông máu, tình trạng này có khả năng gây ra các vấn đề như viêm thận hoặc sỏi thận.

Nguyệt Hà

Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Nguyên nhân gây ra bệnh gút là gì? 5 loại thực phẩm nên ăn càng ít càng tốt