Nhà lập pháp EU kêu gọi châu Âu sử dụng thương mại buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm về hoạt động thu hoạch nội tạng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm 27/10, một nhà lập pháp Hà Lan tuyên bố rằng Nghị viện Châu Âu cần ưu tiên nhân quyền hơn so với thương mại, và đối đầu với hành động cưỡng bức thu hoạch nội tạng tàn ác của chính quyền Trung Quốc.

Lần cuối cùng EU hành động về vấn đề này là vào tháng 12/2013, khi cơ quan lập pháp của EU thông qua một nghị quyết lên án việc cưỡng bức cấy ghép nội tạng. Tuy nhiên, theo ông Peter van Dalen, kể từ đó thì “​​​mọi thứ đều im lặng ở tất cả mọi nơi”. Ông Peter van Dalen là một chính trị gia Hà Lan làm việc trong Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu và là đồng chủ tịch của Liên nhóm Nghị viện về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng và Sự khoan dung Tôn giáo của Nghị viện.

Tại một hội nghị về thu hoạch nội tạng tại Câu lạc bộ Báo chí Brussels Europe, ​​ông Dalen nói với những người tham dự rằng: căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của những hành động tàn bạo mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gây ra, việc thiếu hành động như vậy là không thể chấp nhận được. Ông tuyên bố rằng ông đang chiến đấu một “trận chiến khó khăn” để đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của châu Âu.

Vào tháng 6/2019, Tòa án độc lập ở London về Trung Quốc đưa ra kết luận rằng chính quyền Trung Quốc đã và đang giết hại những tù nhân lương tâm để lấy nội tạng của họ, và hành vi được nhà nước hậu thuẫn này đã diễn ra "trên quy mô lớn" trong suốt thời gian đó.

Ông Van Dalen cho biết một phiên điều trần về vấn đề này có thể diễn ra trong những tháng tới.

Ông nói: “Chúng tôi không muốn tấn công Trung Quốc về những vấn đề nhạy cảm như thu hoạch nội tạng, nhưng tôi thực sự nghĩ chúng ta nên làm như vậy, vì thu hoạch nội tạng thực sự là một cuộc tấn công thẳng thừng vào các quyền cơ bản của con người”.

Theo ông Dalen, một yếu tố chính góp phần vào sự im lặng của châu Âu là mối quan hệ kinh tế chặt chẽ của châu Âu với Trung Quốc.

Ông nói: “Người ta nói quá nhiều về thương mại, về tiền bạc, và không [nói] đủ về nhân quyền và những quyền của người thiểu số”.

Vào tháng 5, Nghị viện Châu Âu đã phong tỏa một thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc​​ sau khi Bắc Kinh đưa ra các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với các chính trị gia Châu Âu liên quan đến cuộc đàn áp Tân Cương.

Ông Van Dalen tin rằng thỏa thuận đầu tư nên được hoãn lại chừng nào nhà cầm quyền này vẫn chưa ngừng những hành vi vi phạm nhân quyền của mình.

Ông nói: “​​​​Chúng ta nên sử dụng việc này như một gậy cảnh tỉnh, để nói rõ với Trung Quốc rằng việc vi phạm nhân quyền là điều hệ trọng”.

​​ ​​​​   Một phụ nữ điều chỉnh các biểu ngữ ủng hộ Pháp Luân Công (một môn tu luyện tinh thần bị cấm ở Trung Quốc đại lục) tại Tung Chung Hồng Kông, một khu vực phổ biến với khách du lịch từ đại lục, hôm 25/04/2019. (Anthony Wallace / AFP via Getty Images)
​​ ​​​​ Một phụ nữ điều chỉnh các biểu ngữ ủng hộ Pháp Luân Công (một môn tu luyện tinh thần bị cấm ở Trung Quốc đại lục) tại Tung Chung Hồng Kông, một khu vực phổ biến với khách du lịch từ đại lục, hôm 25/04/2019. (Anthony Wallace / AFP via Getty Images)

Các quốc gia đứng ‘tại một bước ngoặt quyết định’

Theo Tòa án độc lập ở London về Trung Quốc, nhóm nạn nhân chính của nạn mổ cướp nội tạng ở Bắc Kinh là những học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần dựa trên ba nguyên lý cốt lõi là Chân, Thiện và Nhẫn, cùng với các bài tập thiền định.

Theo ước tính vào thời điểm đó, đến năm 1999, khoảng cứ 13 người Trung Quốc thì có 1 người tập Pháp Luân Công, trước khi chính quyền ĐCSTQ bắt đầu một chiến dịch đàn áp trên toàn quốc nhằm mục đích dập tắt đức tin vào môn tu luyện tinh thần này.

Là biên tập viên về xuất bản của kênh truyền thông EU Today có trụ sở tại London và là một trong những người tổ chức sự kiện, ông Gary Cartwright cho biết ông không muốn tin vào điều đó khi lần đầu tiên nghe về nạn cưỡng bức cấy ghép nội tạng của Bắc Kinh.

Ông chia sẻ với The Epoch Times rằng: “Khi tôi bắt đầu thực hiện nghiên cứu của mình, không quá lời khi nói rằng đôi khi tôi phải đóng máy tính của mình lại, bỏ ra ngoài và hít thở thật sâu”.

Ông gọi những hành động của chính quyền này là “một trong những chính sách vô nhân đạo nhất mà tôi đã từng chứng kiến”.

Ông Cartwright cho biết ông cảm thấy tội lỗi khi tình trạng cưỡng bức như vậy đang diễn ra “trước mắt chúng ta” trong thế kỷ 21.

Tương tự như chính trị gia người Hà Lan, ông Cartwright tin rằng các nước phương Tây cần phải đánh giá lại các ưu tiên của mình khi đối mặt với sự coi thường nhân quyền rõ ràng của nhà cầm quyền này.

Ông Cartwright nói: “Hơn 70 năm sau nỗi kinh hoàng của Chiến tranh Thế Giới lần thứ hai, chúng ta được bảo rằng những điều này không bao giờ có thể xảy ra nữa. Và chúng ta thấy nó đang diễn ra trước mắt mình”.

Ông Andy Vermaut, một ký giả và nhà ủng hộ nhân quyền (người đã trình bày tại hội nghị) nhấn mạnh về sự thiếu quan tâm của công chúng đối với thực tiễn kinh hoàng này.

Ông Vermaunt chia sẻ với The Epoch Times sau hội nghị: “Mọi người đều nói về những nạn tàn sát. Mọi người đều nói về những vụ diệt chủng ở Rwandan. Nhưng không có đủ sự chú ý cho việc này”.

Ông Cartwright, cũng như ông van Dalen, tin rằng các nước phương Tây cần đánh giá lại các ưu tiên của mình khi đối mặt với sự coi thường nhân quyền rõ ràng của Bắc Kinh.

Ông Cartwright hỏi: “Căn cứ vào những gì chúng ta biết đang xảy ra ở Trung Quốc, tại sao Liên minh Âu Châu lại giao thương với nhà cầm quyền này?”.

Ông Harold King (phó giám đốc nhóm các Bác sĩ y đức Chống lại việc Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng (DAFOH)) cho biết, hoạt động thu hoạch nội tạng được nhà nước hậu thuẫn nhắm vào các học viên Pháp Luân Công và các tín ngưỡng thiểu số khác, đang thử thách lối sống của nhân loại.

Ông King nói tại hội nghị rằng những hành động này “đe dọa các nền dân chủ ở khắp mọi nơi, vì nó vi phạm các nguyên tắc phổ biến về cách mà các xã hội cần có để hoạt động thành công. Châu Âu và thực sự là mọi quốc gia trên thế giới đang đứng tại một bước ngoặt, bước ngoặt quyết định chính tương lai của họ”.

Thanh Tâm
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nhà lập pháp EU kêu gọi châu Âu sử dụng thương mại buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm về hoạt động thu hoạch nội tạng