Nhà nghiên cứu triết học Hy Lạp cổ đại: Chân lý của Chúa cảm động trái tim tôi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhà nghiên cứu trường phái triết học Hy Lạp cổ đại "Chủ nghĩa Khắc kỷ" (Stoicism) và là tác giả của cuốn "Luận đức hạnh" (On Virture), Tiến sĩ Kelly Kinkade, giám đốc của một tổ chức phi lợi nhuận, đã bị sốc và ngạc nhiên thú vị sau khi đọc bài viết “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp.

Chân lý đến từ Chúa 'cảm động trái tim tôi'

"Bài viết của Đại sư Lý thực sự đã cảm động trái tim tôi" - Trong một cuộc phỏng vấn với NTD vài ngày trước, ông đã lặp lại những gì ông đã nói trong phản hồi của mình với The Epoch Times, đó là, với tư cách là một người Khắc kỷ, ông đã tìm thấy trong bài viết của Đại sư Lý có rất nhiều luận thuật tương đồng với tư tưởng triết học của ông, "Thể nghiệm này là sự thống nhất sâu sắc giữa thế giới quan của phương Đông và phương Tây, sự thống nhất này chỉ có thể là chân lý đến từ Chúa".

Ông Kindade nói, ông thấy trong bài viết của Đại sư Lý có 4 đức tính của con người mà Chủ nghĩa khắc kỷ nhấn: chính nghĩa, tiết chế, trí tuệ và dũng cảm.

Ông viết: “Là một người theo trường phái Khắc kỷ, tôi rất ngạc nhiên khi thấy trong bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích lũy công đức. Đại sư Lý nói về kết quả cuối cùng của một hệ thống tín ngưỡng, tức là hành vi lý tưởng cuối cùng ảnh hưởng đến thế giới này như thế nào".

Ông Kindade cho biết, đức tin của ông cũng nói lên khía cạnh này. Do đó, những lời của Đại sư Lý đã cộng hưởng với ông.

"Ví dụ, Đại sư Lý đã viết, 'nhất định phải làm điều tốt, đừng làm điều xấu', cần phải tin vào Chúa, cần phải thành kính, còn phải có những phẩm đức lý tưởng như chân thành, từ bi và nhẫn nại" - ông Kindade nói - "Tất cả những điều này đều mang lại lợi ích cho cá nhân, làm cho các cá nhân hạnh phúc, khiến họ trở thành những công dân tốt hơn. Khi chúng ta sống theo những nguyên tắc này, chúng ta sẽ tạo phúc cho toàn xã hội".

Một số khía cạnh của bài viết đã gây chấn động cho ông

Ông Kindade cũng nói về một số khía cạnh trong bài viết của Đại sư Lý khiến ông chấn động. Một là về tiêu nghiệp. Đại sư Lý đã nói trong bài viết: "Khổ có thể tiêu tội nghiệp, đó là nhất định; trong thống khổ và mâu thuẫn, người còn có thể bảo trì thiện lương thì sẽ tích công đức, từ đó sinh mệnh đạt được thăng hoa" (Vì sao có nhân loại)

Ông Kindade nói rằng, điều này rất giống với tín ngưỡng của ông.

Ông nói: "Cách chúng ta đối phó với nỗi thống khổ trong cuộc sống có thể dẫn đến những kết quả tốt hơn so với việc chúng ta không trải qua thống khổ. Đó là một quan niệm mạnh mẽ trong bất kỳ thế giới quan nào".

Ông Kindade đánh giá cao điều đó, bởi vì nỗi thống khổ là không thể tránh khỏi, "thống khổ không có nghĩa là bạn đang làm điều gì đó sai, nó có thể có nghĩa là bạn đang làm điều gì đó đúng đắn trong cuộc sống của mình".

Một điều khác khiến ông bị chấn động là sự giải thích của Đại sư Lý về việc các vị Thần tạo ra con người. Bài viết cho rằng, con người tuy có vẻ ngoài khác nhau nhưng sinh mệnh nội tại đều có chung những giá trị. Ông Kindade tin rằng, bài viết của Đại sư Lý khẳng định niềm tin của ông rằng, nhân loại là một đại gia đình, và các giá trị chung sẽ kết nối tất cả mọi người lại với nhau.

Ông nói: "Như đã đề cập trong bài viết, thật đáng kinh ngạc khi con người chúng ta có những giá trị chung này. Mọi người từ các nền văn hóa khác nhau và các dân tộc khác nhau, đều có thể kết nối với nhau. Đó chính là lý do tại sao chúng ta cảm thấy một cuộc tấn công vào tín ngưỡng chính là một cuộc tấn công vào lý trí, một cuộc tấn công vào Thần tính".

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ là một cuộc tấn công vào chính nhân loại

Ông Kindade nói: "Ví dụ, cuộc bức hại cực đoan của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công đã gây ra rất nhiều tổn hại cho quốc gia, bởi vì nó là một cuộc đàn áp đối với lý trí. Tại sao cuộc đàn áp này lại gây chấn động thế giới văn minh đến vậy, bởi vì tất cả chúng ta là một gia đình, và điều này là một cuộc tấn công vào chính nhân loại".

Ông Kindade nói rằng, sau khi đọc bài viết của Đại sư Lý, ông đã hiểu tại sao có hàng trăm triệu người tu luyện Pháp Luân Công trên thế giới.

Ông nói: “Bởi vì bài viết nêu rõ một thế giới quan mạch lạc, thế giới quan này mang lại lợi ích cho toàn xã hội, Pháp Luân Công không gây ra mối đe dọa nào đối với bất kỳ chính phủ hợp pháp nào”.

Đồng thời, bài viết cũng khiến hình ảnh của các học viên Pháp Luân Công trở nên sống động trong mắt ông Kindade.

Ông nói: "Bài viết này đã giới thiệu tôi với những người thân yêu đã bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công. Trước đây, tôi chỉ biết những người này qua tên và mô tả về sự tra tấn mà họ phải chịu đựng. Bài viết này đã giải thích niềm tin cá nhân của họ. Do đó, đối với tôi mà nói, bài viết này khiến những người này trở nên càng thực tế hơn, và khiến tôi càng phẫn nộ hơn trước sự bất công mà họ phải chịu đựng".

Ông Kindade nói rằng, những tư tưởng sâu sắc của Đại sư Lý là "vô giá" đối với ông. Sau khi đọc bài viết, ông cảm thấy "đủ đầy""khôi phục niềm tin đối với nhân loại", khiến ông càng tin chắc rằng "ánh sáng mạnh hơn bóng tối", "thế lực hắc ám chắc chắn sẽ thất bại".

Theo Tiffany Meier, Thi Bình - Epochtimes

Thanh Hà biên dịch



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Nhà nghiên cứu triết học Hy Lạp cổ đại: Chân lý của Chúa cảm động trái tim tôi