Nhà tiên tri Edgar Cayce: Năng lực ‘nhìn xa vạn dặm, du hành vượt thời không’ và thuyết nhân quả đáng kinh ngạc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông có thể biết tất cả mọi thứ... ông có thể nói tình huống hiện tại của người đó, căn bệnh mắc phải, nguyên nhân gốc rễ của bệnh, và làm sao để chữa khỏi, dù cho người đó ở cách xa ngàn dặm. Người đàn ông “siêu phàm” này chính là Edgar Cayce - được mệnh danh là "nhà tiên tri của Hoa Kỳ" - đã dự đoán chính xác các sự kiện như khủng hoảng kinh tế năm 1929, Thế chiến thứ II, và cái chết bất ngờ của Tổng thống Hoa Kỳ...

Edgar Cayce nằm thẳng trên băng ghế, khoanh tay trước bụng, nhắm mắt lại tựa như đang ngủ. Trong giấc ngủ, ông không chỉ có thể nói chuyện với những người bên cạnh, mà còn có thể biết rất nhiều điều...

Edgar Cayce sinh ra tại một trang trại ở Kentucky (Mỹ) vào năm 1877, bỏ học từ năm lớp 8, không biết gì về y học và không bao giờ đọc sách giải phẫu. Tuy nhiên, ông lại có thể sử dụng các thuật ngữ giải phẫu và y học để chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị bằng liệu pháp thôi miên, hiệu quả rất khả quan. Một số lượng lớn các ví dụ sống động và kỳ diệu đã làm cho ông Cayce trở nên nổi tiếng.

Ông Cayce không chỉ có thể “nhìn xa ngàn dặm” mà thậm chí còn có thể “du hành” xuyên thời gian và không gian - để xem mối quan hệ giữa kiếp trước và kiếp này của con người. Ông tin rằng bất hạnh và đau khổ của con người trong cuộc sống này có mối quan hệ nhân quả chính xác với "nghiệp chướng" được tạo ra bởi những điều xấu đã làm trong kiếp trước. Do đó, nguồn gốc của bệnh tật hoặc bất hạnh trong kiếp này có thể được giải thích từ kiếp trước.

Chế giễu Cơ đốc nhân - Bị bại liệt trong 9 năm

Một người phụ nữ 45 tuổi đã nằm liệt suốt 9 năm vì bệnh bại liệt. Sau khi thử nhiều cách chữa trị khác nhau đều không có kết quả, bà đã tìm đến ông Cayce, mong ông giúp mình giải thích tiền kiếp. Thì ra, nguyên nhân khiến bà bị liệt ở kiếp này bắt nguồn từ thời trị vì của bạo chúa La Mã cổ đại Nero, khi bà còn là một thành viên của gia đình hoàng gia.

Theo Tacitus, nhà sử học nổi tiếng của La Mã: Vào ngày 19 tháng 7 năm 64 sau Công Nguyên, một đám cháy bùng lên ở thành phố La Mã, cháy trong 6 ngày và 6 đêm, thành phố có 14 quận và 10 huyện bị thiêu rụi. Vào thời điểm đó, cư dân thành Rome thường tin rằng hoàng đế Nero đã phóng hỏa. Để xóa tan sự nghi ngờ của mọi người đối với mình, Nero đã đẩy tội ác đốt phá cho những người theo đạo Cơ đốc và đàn áp họ một cách vô cùng dã man.

Trong đấu trường lớn của La Mã cổ đại, nhiều người theo đạo Cơ đốc bị buộc phải khoác lên mình những tấm da thú để khiến họ trông giống như dã thú, và sau đó một bầy chó săn được thả ra, cắn chết và xé xác họ.

Một số Cơ đốc nhân thời đó còn bị đối xử tàn nhẫn hơn. Nero ra lệnh cho thuộc hạ của mình bó cỏ khô xung quanh người một số Cơ đốc nhân, biến họ thành những ngọn “đuốc sống” và đốt cháy họ vào ban đêm để chiếu sáng cho những bữa tiệc được tổ chức trong vườn của ông ta. Nero đã khủng bố mạnh mẽ những Cơ đốc nhân trong suốt sự nghiệp cầm quyền 10 năm ngắn ngủi của mình.

"Một số tín đồ Cơ đốc bị bịt kín bằng da thú và để mãnh thú cắn chết, một số người khác bị trói chặt vào cây Thánh giá và bị đốt lên làm ngọn đuốc trong đêm".
"Một số tín đồ Cơ đốc bị bịt kín bằng da thú và để mãnh thú cắn chết, một số người khác bị trói chặt vào cây Thánh giá và bị đốt lên làm ngọn đuốc trong đêm". (Wikipedia)

Bây giờ chúng ta hãy quay trở lại với người phụ nữ đã đến gặp ông Cayce. Bà ấy đã làm gì mà khiến cho cuộc đời hiện tại của mình bất hạnh như vậy?

Sau khi “soi kiếp”, ông Cayce phát hiện ra rằng trong kiếp sống đó, người phụ nữ này, với tư cách là một thành viên của gia đình hoàng gia, không những không khuyên nhủ Nero mà còn đến xem màn biểu diễn đẫm máu ở đấu trường. Thay vì thể hiện sự cảm thông với những người bị thương và tàn tật, bà ấy lại cười lớn. Báo cáo giải thích của ông Cayce viết: "Linh hồn này cười nhạo những người bị tàn tật trong đấu trường. Kìa! Điều tương tự đã trở lại với chính nó!".

Vui sướng trước sự đau khổ của người khác, cô gái bị què

Trong một trường hợp khác, kiếp trước nhân vật chính từng là một quý tộc dưới triều vua Nero, thích chứng kiến ​​những người theo đạo Cơ đốc bị bức hại trong đấu trường. Đặc biệt, khi nhìn thấy cảnh tượng một thiếu phụ bị móng vuốt sư tử cào rách một bên hông, cô gái đã phá lên cười một cách khoái trá. Người quý tộc này vui sướng trước sự đau khổ của những tín đồ ngoan đạo - đã đầu thai thành một cô gái trong kiếp này, và bị què vì bệnh lao xương.

Bức tranh "Lời cầu nguyện cuối cùng của các Thánh tử đạo Cơ Đốc" (The Christian Martyrs ’Last Prayer) của họa sĩ Jean-Léon Gérôme, Bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Walters, Baltimore, Hoa Kỳ. (Phạm vi công cộng)
Bức tranh "Lời cầu nguyện cuối cùng của các Thánh tử đạo Cơ Đốc" (The Christian Martyrs ’Last Prayer) của họa sĩ Jean-Léon Gérôme, Bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Walters, Baltimore, Hoa Kỳ. (Phạm vi công cộng)

Ngoài ra còn có một cậu bé bị thương trong một vụ tai nạn xe hơi khi mới 16 tuổi. Cậu đã hoàn toàn mất tri giác từ đốt sống thứ 5 trở xuống và chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Khi cậu 23 tuổi, mẹ cậu đã nhờ ông Cayce giải thích cuộc đời của con trai mình. Ông cho biết điều này bắt nguồn từ thời kỳ đầu của Cơ đốc giáo, khi đó cậu là một người lính La Mã với tính cách kiêu ngạo và thái độ hả hê trước những thống khổ mà người theo đạo Cơ đốc đang phải chịu đựng.

Trong báo cáo giải thích của mình, ông Cayce nói: "Anh ta cảm thấy khoái trá khi nhìn thấy những người theo đạo Cơ đốc phải chịu đau đớn. Anh ta ở trong đấu trường, và nhìn những người đã chiến đấu với anh ta trong trận chiến bây giờ đang phải chiến đấu với những con thú. Linh hồn này đã chứng kiến ​​rất nhiều sự tra tấn và đau khổ, nhưng lại thờ ơ bỏ qua và không quan tâm. Vì vậy, trong đời này, anh ta cần phải thấy mình bị hành hạ và đau khổ, mục đích là: anh ta đã chế nhạo người khác như thế nào, thì anh ta phải gánh chịu như thế ấy, coi như là một sự đền bù".

Lạm dụng quyền lực trong kiếp trước - Kiếp này nghèo đói và vô gia cư

Trường hợp sau đây là một ví dụ về sự lạm dụng quyền lực trong cuộc đàn áp các Cơ đốc nhân La Mã.

Romus lúc đó là một võ sĩ, anh ta dường như thuộc tầng lớp rất cao, giúp anh ta có thể sử dụng quyền lực của mình để thu lợi bất chính. Báo cáo của ông Cayce không nói rõ anh ta đã dùng những phương cách nào, không biết là anh ta đã biển thủ công quỹ hay dọa nạt kẻ khác để làm tiền; nhưng nói chung là anh ta đã dùng phương tiện bất chính để mưu lợi, thu được rất nhiều của cải vật chất.

Vậy tình huống của Romus trong cuộc đời này là gì? Romus bị nhiều đau khổ, nghèo đói, lầm than, không nhà cửa… tình trạng này bám theo anh ta suốt đời. Nghề thợ may không đủ sinh lợi để nuôi một vợ và năm con, anh ta phải nhờ vào sự giúp đỡ của cha mẹ mới có thể sống sót qua ngày một cách tạm bợ và bấp bênh ở một khu phố nghèo nàn tại London.

Ông Cayce giải thích rằng, kẻ lạm dụng quyền hành đã phải chịu những quả báo tương ứng với hành vi xấu của mình trong quá khứ. Trong quá khứ, anh ta bóc lột người khác và khiến mọi người phải chịu cảnh nghèo khổ, sự đau khổ này đã được “sao chép lại” vào bản thân anh ta trong đời này.

Người ta nói rằng con người không phải là hiền nhân, việc con người ta mắc sai lầm khi còn sống là điều không thể tránh khỏi. Vậy phải chăng chúng ta luôn làm điều sai trái, bị trừng phạt, làm điều sai trái lần nữa và lại bị trừng phạt trong luân hồi?

Vậy mục đích của đời người là gì?

Trên thực tế nó không phải như thế này. Ông Cayce cho rằng hình phạt chỉ là một phương tiện, mục đích là để giáo dục và chuộc lỗi, giúp linh hồn có cơ hội quay trở về và đáp ứng các tiêu chuẩn của sinh mệnh trong vũ trụ. Nếu một người có thể tự nhìn lại và sửa chữa bản thân mình trong khi chịu đựng đau khổ, thì mục đích trừng phạt đã đạt được, hình phạt thêm có thể không cần thiết và bệnh sẽ được thuyên giảm.

Gỡ nút thắt trong tim - Phục hồi chứng đái dầm mãn tính

Trường hợp được chữa khỏi thành công sau đây là một cách giải thích tốt cho quan điểm của ông Cayce.

Bệnh nhân là một cậu bé 11 tuổi, mắc chứng đái dầm mãn tính từ năm 2 tuổi, hầu như đêm nào cậu bé cũng đái dầm. Cha mẹ cậu đã đưa cậu đến gặp nhiều bác sĩ nổi tiếng nhưng vẫn không chữa khỏi được cho cậu. Ông Cayce là hy vọng cuối cùng của họ.

Sau khi “đọc” tiền kiếp của cậu bé, ông Cayce biết được rằng cậu bé từng là một linh mục Thanh giáo ở thế kỷ 16 và 17. Công việc của cậu lúc đó là trị tội những mụ đồng bóng, phù thủy bằng cách trói họ trên những chiếc ghế đẩu, rồi cầm chân ghế chổng ngược đầu để nhấn chìm họ xuống ao nước lạnh. Những tội lỗi mà cậu đã phạm ở kiếp trước đã dẫn đến chứng đái dầm ở kiếp này.

Theo gợi ý của ông Cayce, khi cậu bé chuẩn bị đi ngủ vào ban đêm, mẹ cậu đã lặp lại những câu nói tương tự bên tai cậu, điều này hơi giống với "gợi ý" trong thuật thôi miên. Những câu này là:Con là một người hiền lành tốt bụng. Con sẽ làm cho nhiều người được sung sướng. Con sẽ giúp đỡ tất cả những người con gặp trên đường đời của con. Con rất hiền lương và tốt bụng”.

Thật ngạc nhiên, cậu bé đã ngừng làm ướt giường đêm đó. Những đêm sau đó, mẹ cậu đều kiên trì làm như vậy. Vài tháng sau, đứa trẻ đã hoàn toàn bình thường, và kể từ đó, cậu trở thành một người bộc trực và được yêu mến, rất nhiệt thành với việc công ích và hết mực khoan dung với người khác.

Ở đây, lời “mách nước” của người mẹ đã chạm đến ký ức kiếp trước của đứa trẻ, giúp cậu bé cởi bỏ nút thắt, trao cho cậu niềm tin để trở thành một người bao dung và nhân hậu. Khi trở thành một con người tốt hơn, cậu đã có thể chuộc lại tội lỗi và nghiệp chướng của mình trong kiếp trước trong khi giúp đỡ người khác và làm việc thiện.

Thuyết luân hồi mang tính đột phá của Cayce

Những câu chuyện này nghe thì rất hay, nhưng cũng rất khó tin.

Thực ra, khi ông Cayce lần đầu tiên diễn giải thông tin kiếp trước, ông cũng khá bối rối, vì là một người sùng đạo Cơ đốc, ông chưa bao giờ đọc được những câu chuyện về luân hồi tái sinh ở trong Kinh thánh.

Trên thực tế, trong “Kinh thánh” có những câu nói về luân hồi, nhưng chúng tối nghĩa hơn và không dễ phát hiện, chẳng hạn “Kẻ bắt người sẽ bị người bắt, kẻ giết người bằng dao sẽ bị giết bằng dao". Hồng y Messier, một người cùng thời với Cayce, đã từng tuyên bố rằng quy luật luân hồi không mâu thuẫn với học thuyết chính của Cơ đốc giáo.

Cuối cùng, Cayce đã vượt qua giới hạn của niềm tin tôn giáo và chấp nhận siêu năng lực của mình để giải thích tiền kiếp. Sau đó, ông không chỉ nâng cao khả năng chữa bệnh mà còn có những hiểu biết độc đáo về triết học, lịch sử, nền văn minh cổ đại, Kinh thánh và chiêm tinh học, và cuối cùng trở thành bậc thầy của thế hệ.

Hơn nữa, khả năng tiên đoán của ông rất phi thường, ông đã dự đoán chính xác các sự kiện như khủng hoảng kinh tế năm 1929, Thế chiến thứ hai, và cái chết bất ngờ của Tổng thống Hoa Kỳ, và ông được gọi là "nhà tiên tri của Hoa Kỳ".

Hãy cùng nhìn lại những gì chúng ta được học ở trường từ khi còn nhỏ. "Giáo trình" nói rằng "con người tiến hóa từ khỉ", giáo viên sẽ dạy theo cách đó, và chúng ta sẽ học theo cách đó. Không ai quan tâm lịch sử thực sự phát triển như thế nào.

Còn khi chúng ta lớn lên, các báo cáo mà chúng ta thấy trên các phương tiện truyền thông “chính thống” đều được kiểm duyệt, sau đó được chỉnh sửa và xử lý. Thông tin mà chúng ta nhận được có thể rất khác so với sự thật, nhưng không ai đi sâu tìm hiểu về nó.

Vì vậy, khi chúng ta đang nói "Tôi không tin", hãy suy nghĩ kỹ về điều đó. Những điều ta chưa từng tiếp xúc liệu có phải là không hề tồn tại?

Thanh Hương

Theo aboluowang.com



BÀI CHỌN LỌC

Nhà tiên tri Edgar Cayce: Năng lực ‘nhìn xa vạn dặm, du hành vượt thời không’ và thuyết nhân quả đáng kinh ngạc