Nhà văn Ý: Ai là người tiếp tay đưa virus Đảng Cộng sản Trung Quốc vào Ý?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giacomino Nicolazzo là một trong những nhà văn Ý được yêu thích nhất. Sinh ra và lớn lên ở miền Trung Pennsylvania (Hoa Kỳ), ông sống tại một ngôi làng nhỏ ở Lombardy - nơi ông viết những cuốn sách. Mới đây, ông đã đăng tải một bài viết về nguyên nhân thảm họa dịch viêm phổi Vũ Hán tại Ý dưới góc nhìn của ông.

Có phải chỉ có người Trung Quốc mới mang virus đến Ý?

Tại Montecalvo, Lombardy, Ý.

Khi tôi ngồi đây và tự cách ly bắt buộc, thì người ta thông báo rằng qua một đêm, 743 người đã tử vong và 5.249 ca nhiễm mới được xác nhận. Như vậy, tổng số ca nhiễm tính tới thời điểm này là 69.176 và số người chết là 6.820. Chúng tôi có thể thấy nhẹ nhõm đôi chút khi biết rằng 8.326 người đã phục hồi (số liệu thống kê tính đến ngày 24/3, 8:30 tối ở Ý).

Giờ đây, hầu hết những thị trấn ở Ý, từ thượng nguồn của dãy Alps đến bờ biển Sicily và Sardenia cổ xưa, không hoang vắng, thì cũng tiến gần tới dáng vẻ của thị trấn ma hơn là những trung tâm nhộn nhịp của du lịch, kinh doanh và đời sống như vài tuần trước đó.

Những cửa hàng và cửa tiệm phải đóng cửa. Nhà hàng và tiệm cà phê không còn phục vụ khách hàng. Những trường học, đại học, khu thể thao… thậm chí là bảo tàng và nhà hát… tất cả đều không còn hoạt động. Thậm chí thành phố Vatican cũng đóng cửa và tuần tra vũ trang giám sát sau những bức tường cao khoảng 6m để bảo vệ tòa nhà.

Những con đường và khu phố trống trơn thấy rõ. Bình thường, nơi đây sẽ ngập tràn những tay đua Ý đầy “điên dại" trong những chiếc xe ô tô nhỏ và xe tay ga (những âm thanh nghe như tiếng côn trùng quỷ quái) phóng bạt mạng từ nơi này đến nơi khác, như thể chạm đến giới hạn của lực ly tâm trên những đường vòng. Nhưng hiện giờ, tại các khu vực công cộng trong thị trấn và thành phố, bồ câu còn nhiều hơn cả con người.

Hiện giờ, tại các khu vực công cộng trong thị trấn và thành phố, bồ câu còn nhiều hơn cả con người. (Ảnh: Getty)
Hiện giờ, tại các khu vực công cộng trong thị trấn và thành phố, bồ câu còn nhiều hơn cả con người. (Ảnh: Getty)

Nhiều người trong chúng ta biết có người bị nhiễm bệnh và phục hồi. Một vài người trong chúng ta biết có người không thể qua khỏi, và giờ đã về với suối vàng. Nhưng tất cả mọi người đều biết có người đã bị ảnh hưởng bởi con quái vật siêu nhỏ này, bằng cách này hay cách khác.

60 triệu người đang bị phong toả. Nó giống như một cuộc chiến tranh. Chúng tôi bị cầm tù trong chính ngôi nhà của mình bằng một kẻ thù vô hình đã len lỏi trong đời sống của chúng tôi mà không nhận thức rõ. Như bạn sẽ thấy chỉ sau vài phút nữa, sẽ có những người biết những điều thế này đã xảy ra, hoặc ít nhất họ cũng nên biết.

Vậy thì lỗi tại ai? Với tất cả những sự điên rồ đang xoáy như những dòng nước lũ dưới chân chúng tôi, tôi chỉ cần tìm ra một câu trả lời để đổ tội. Và vì thế tôi dành rất nhiều thời gian rảnh (mà tôi bắt đầu có trong những ngày này) để đào sâu và nghiên cứu. Tôi thực sự sốc khi khám phá ra thảm hoạ này đã xảy đến như thế nào.

Tôi sẽ không làm bạn chán ngấy với một bài diễn thuyết về bệnh nhân số 0 lan truyền cho bệnh nhân số 1 và cách toán học được dùng để giải thích sự lây lan nhanh chóng của các ca nhiễm bệnh. Không, tôi định nói với bạn về cách thức virus lan truyền đến Ý mà tôi đã thấy.

Tất cả mọi thứ đều liên quan đến chế độ cộng sản. Hãy để tôi giải thích.

Bắt đầu vào khoảng năm 2014, Matteo Renzi, cựu thị trưởng bất tài của Firenze (Florence) đóng vai trò là người lãnh đạo đảng Dân chủ Partito (bản chất là Đảng Cộng sản Ý), bằng cách nào đó đã xoay sở để được bầu làm Thủ tướng Ý. Để cung cấp cho bạn một tham chiếu thích hợp, Matteo Renzi chủ trương cực tả, ông ấy hành động như Barack Obama (phe cánh tả) mà bề ngoài trông giống như Barry Goldwater (phe cánh hữu)!

Matteo Renzi chủ trương cực tả, ông ấy hành động như Barack Obama (phe cánh tả) mà bề ngoài trông giống như Barry Goldwater (phe cánh hữu)! (Ảnh: Getty)
Matteo Renzi chủ trương cực tả, ông ấy hành động như Barack Obama (phe cánh tả) mà bề ngoài trông giống như Barry Goldwater (phe cánh hữu)! (Ảnh: Getty)

Cùng lúc Renzi dẫn dắt nước Ý đến “sự quên lãng”, những điều kì lạ đã xảy ra với nền kinh tế Ý. Rất nhiều ngân hàng đã thất bại nhưng không đóng cửa. Tuổi nghỉ hưu tăng lên. Vì một vài lý do mà quỹ lương hưu thu hẹp hoặc biến mất. Thuế bán hàng quốc gia mà chúng tôi gọi là IVA (Thuế giá trị gia tăng) tăng từ 18% lên 20%, và sau đó là 21%, rồi 22%.

Và giữa tất cả những công việc tài chính này, người Trung Quốc ồ ạt mua lại bất động sản Ý và các doanh nghiệp phía Bắc.

Lý do tôi đề cập mối quan hệ giữa Renzi và người Trung Quốc là bởi, thật kỳ lạ, điều này cũng diễn ra tương tự với chính phủ Ý và chính quyền Trung Quốc. Chính Phủ Ý đã để mặc những người Trung Quốc tự do mua lại các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, viễn thông, công nghiệp và thời trang của nền kinh tế Ý, tất cả đều diễn ra ở Milano.

Nói ngắn gọn thì, Trung Quốc đã luồn lách các giao dịch thu mua, né tránh vi phạm luật pháp của Ý và các Hiệp định thương mại EU với Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, không ai ở trong hai quốc gia đó (dù là Obama ở Mỹ hay Cameron ở Anh) lên tiếng để bảo vệ đất nước họ. Thực tế là, rất nhiều thông tin đã bị che giấu khỏi công chúng của cả 3 đất nước.

Vào năm 2014, Trung Quốc truyền cho nền kinh tế Ý 5 tỉ euro thông qua mua bán các công ty có giá trị nhỏ hơn 100 triệu euro. Vào thời gian Renzi rời văn phòng (trong sự ô nhục) năm 2016, các thương vụ mua lại của Trung Quốc đã vượt qua 52 tỉ euro. Khi bụi lắng xuống, Trung Quốc đã sở hữu hơn 300 công ty, chiếm 27% các tập đoàn lớn của Ý.

Ngân hàng Trung Quốc hiện đang sở hữu 5 ngân hàng lớn của Ý, tất cả trong số đó đã được Renzi bí mật (và phạm pháp) hỗ trợ bằng cách sử dụng quỹ hưu trí ăn cắp được! Ngay sau đó, Sàn giao dịch Vốn Milano của Trung Quốc khai trương và rất nhiều tài sản của Ý đã trôi về Trung Quốc Đại lục.

Cho tới khi Matteo Renzi rời khỏi chức vụ, Trung Quốc đã sở hữu hơn 300 công ty, chiếm 27% các tập đoàn lớn của Ý. (Ảnh: Getty)
Cho tới khi Matteo Renzi rời khỏi chức vụ, Trung Quốc đã sở hữu hơn 300 công ty, chiếm 27% các tập đoàn lớn của Ý. (Ảnh: Getty)

Các cơ quan nhà nước Trung Quốc đã làm chủ tập đoàn viễn thông lớn của Ý cũng như các chi nhánh chính của nó (ENI và ENEL). Khi gia nhập thị trường viễn thông, Huawei đã thành lập một cơ sở tại Segrate, ngoại ô thành phố Milano. Nó đã ra mắt trung tâm nghiên cứu đầu tiên ở đó; và tập trung nghiên cứu về vi sóng, kết quả, cho ra đời một công nghệ nguy hiểm mà chúng ta gọi là 5G...

Trung Quốc cũng đang sở hữu quyền kiểm soát Fiat-Chrysler, Prysmian và Terna. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng khi bạn đặt một bộ bánh vỏ xe Pirelli trên xe của bạn, lợi nhuận sẽ được chuyển đến Trung Quốc. ChemChina, một công ty công nghiệp hóa chất khổng lồ Trung Quốc, cũng đã mua công ty này!

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là du thuyền Ferretti, một trong những nhà sản xuất du thuyền uy tín nhất châu Âu. Đáng kinh ngạc là, nó từ lâu đã không thuộc quyền sở hữu của gia đình Ferretti.

Nhưng lĩnh vực mà các công ty Trung Quốc đầu tư nhiều nhất lại là ngành thời trang siêu lợi nhuận của Ý. Các thương hiệu Pinco Pallino, Miss Sixty, Sergio Tacchini, Roberta di Camerino và Mariella Burani đã bị mua lại 100%.

Nhà thiết kế Salvatore Ferragamo bán 16% và Caruso bán 35%. Trường hợp nổi tiếng nhất là Krizia đã bị mua lại năm 2014 bởi Công ty Thời trang Marisfrolg của Thâm Quyến, một trong những ông lớn ngành thời trang về sản phẩm may sẵn cao cấp của châu Á.

Trong tất cả các thương vụ mua bán này, chính phủ của Renzi đã cho phép Trung Quốc can thiệp vô giới hạn và vô điều kiện đến Ý và thị trường tài chính, nhiều người đã xuất nhập cảnh mà không cần qua kiểm tra hải quan.

Theo đúng nghĩa đen, hàng chục ngàn người Trung Quốc đã đến Milano (bất hợp pháp) và quay trở lại mang theo tiền, công nghệ và bí mật của công ty.

Theo đúng nghĩa đen, hàng chục ngàn người Trung Quốc đã đến Milano (bất hợp pháp) và quay trở lại mang theo tiền, công nghệ và bí mật của công ty. (Ảnh: Getty)
Theo đúng nghĩa đen, hàng chục ngàn người Trung Quốc đã đến Milano (bất hợp pháp) và quay trở lại mang theo tiền, công nghệ và bí mật của công ty. (Ảnh: Getty)

Hàng ngàn người khác cũng xâm nhập sau đó biến mất trong bóng tối ở Milan và các thành phố sản xuất khác của Lombardy, chỉ xuất hiện ở các cửa hàng may bất hợp pháp, sản xuất quần áo hàng hiệu và dán lên nhãn hiệu “Made In Italy". Tất cả với sự chấp thuận ngầm của chính phủ Renzi.

Tất cả điều trên xảy ra cho đến khi có một sự thay đổi trong đảng cầm quyền ở Ý, những nhà máy thời trang thuê nhân công giá rẻ và sự ra vào bất hợp pháp của các công dân Trung Quốc bị dừng lại. Matteo Salvini, đại diện cho đảng Lega Nord, đã đóng cảng Ý để chặn những người nhập cư; và bắt đầu tháo gỡ một cách có hệ thống những nhà máy giá rẻ này cũng như trục xuất những người ở Ý bất hợp pháp.

Nhưng quyền lực của ông thật ngắn ngủi. Ý là một quốc gia cộng sản. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành DNA của đất nước. Họ đã tìm ra cách lật đổ Salvini, sau đó đảng cộng sản, dưới sự chỉ đạo của Giuseppe Conte đã tái mở cửa các cảng. Ngay lập tức hàng nghìn dân tị nạn bất hợp pháp, không có giấy tờ từ Trung Đông và Đông Phi tiếp tục đổ về nước Ý.

Trung Quốc lại một lần nữa được thâm nhập vào Ý, theo các điều khoản cũ và do đó, hàng ngàn người Trung Quốc, phần lớn từ Vũ Hán, bắt đầu đến Milano.

Vào tháng 12 năm ngoái, dấu vết đầu tiên của virus corona đã được phát hiện ở Lombardy - trong một khu phố của Trung Quốc. Các quan chức cấp cao y tế cho rằng, virus được mang đến Ý từ Trung Quốc.

Vào cuối tháng 1 năm 2020, chính phủ bắt đầu báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh. Giữa tháng 2, virus lây lan nghiêm trọng, làm quá tải các bệnh viện và cơ sở xét nghiệm y tế của Lombardy. Hiện chúng đang trong tình trạng sụp đổ.

Vào cuối tháng 1 năm 2020, chính phủ bắt đầu báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh. Giữa tháng 2, virus lây lan nghiêm trọng, làm quá tải các bệnh viện và cơ sở xét nghiệm y tế của Lombardy. (Ảnh: Getty)
Vào cuối tháng 1 năm 2020, chính phủ bắt đầu báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh. Giữa tháng 2, virus lây lan nghiêm trọng, làm quá tải các bệnh viện và cơ sở xét nghiệm y tế của Lombardy. (Ảnh: Getty)

Chính trị gia cực tả đã bán đứng và phản bội người dân Ý với các chính sách mở cửa biên giới và chương trình công bằng xã hội. Một trong những lý do hệ thống chăm sóc y tế sụp đổ nhanh chóng là bởi vì chính phủ Renzi (và giờ đây tiếp tục núp dưới tên gọi chính phủ Conte) đã lợi dụng các quỹ vốn dùng để duy trì hệ thống y tế, để trả cho hàng vạn người dân nhập cư đến Ý, chống lại ý chí của người dân.

Nếu bạn còn nhớ trận động đất khủng khiếp xảy ra, vùi lấp các làng mạc xung quanh Amatricia, trên những ngọn núi phía Đông của Rome vào năm 2015, bạn cũng sẽ nhớ thế giới đã cứu trợ bằng cách gửi hàng triệu đô-la cho những ai bị ảnh hưởng.

Nhưng có một luật ở Ý ngăn chặn việc ủng hộ tư nhân cho các tổ chức từ thiện của Ý. Tất cả tiền và các khoản đóng góp phải được chuyển cho một cơ quan chính phủ, từ đó họ sẽ phân phối các khoản tiền khi cần thiết. Nhưng cơ quan đó là ổ tham nhũng giống như tất cả những nơi khác.

Hầu hết các khoản tiền này chưa bao giờ đến tay các nạn nhân miền núi. Chính phủ Renzi tiếp tục dùng phần lớn số tiền quỹ để trả chi phí nhập cư và tị nạn ngày càng tăng.

Khi nền kinh tế trở nên tồi tệ hơn bởi gánh nặng nhập cư trái phép, cộng thêm chi tiêu và sự bất tài của chính phủ; thất nghiệp tăng vọt... đặc biệt là ở những người trẻ. Tỉ lệ thất nghiệp của nam và nữ dưới 35 tuổi cán mốc gần 40%.

Cảnh sát chống bạo động đã đụng độ với những người biểu tình của phong trào No Tav (chống lại tuyến đường sắt TAV tốc độ cao của Torino) ở Torino, một trong những cuộc biểu tình chống lại nạn thất nghiệp vào ngày 01/05/2019. (Ảnh: Getty)
Cảnh sát chống bạo động đã đụng độ với những người biểu tình của phong trào No Tav (chống lại tuyến đường sắt TAV tốc độ cao của Torino) ở Torino, một trong những cuộc biểu tình chống lại nạn thất nghiệp vào ngày 01/05/2019. (Ảnh: Getty)

Vậy nên, chính phủ chuyển càng ngày càng nhiều tiền vốn được dành cho y tế, để trả cho cái gọi là “thu nhập đảm bảo". Cho dù bạn làm việc hay không, bạn đều được trả tiền ở đây, đặc biệt là nếu bạn thuộc dạng trợ cấp tàn phế (PD)! Chính phủ đơn giản là cứ tăng thuế lên những ai làm việc.

Hãy để tôi cho bạn một ví dụ về mức độ điên rồ mà thuế ở Ý đã tăng lên. Nếu bạn sống trong một tòa nhà có ban công hay nhiều ban công - và bất cứ ban công nào đổ bóng trên mặt đất, bạn sẽ phải trả thuế “bóng tối công cộng"! Tôi chẳng biết nói gì hơn!

Điều tôi cố gắng muốn nói ở đây là không chỉ Trung Quốc mang virus đến Ý (và phần còn lại của thế giới) mà những chính trị gia cực tả và các chính sách của họ đã trợ giúp điều này.

Hi vọng đây sẽ giống như lời cảnh báo tới người Mỹ rằng khi họ nỗ lực loại bỏ virus Trung Quốc, họ cũng nên nỗ lực hết sức để loại bỏ chính quyền và những chính trị gia phá vỡ Hiến pháp và phớt lờ luật pháp quốc gia. Thật rõ ràng và đơn giản.

Chú thích: The Epoch Times tuyên bố trong một bài xã luận ngày 18/3 rằng virus Corona Vũ Hán cần được gọi là virus ĐCSTQ, bởi vì tên gọi này sẽ “buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm vì đã coi thường mạng sống nhân loại và từ đó gây ra đại dịch toàn cầu”.

Minh Anh
Tác giả: Giacomino Nicolazzo
Theo Front Page Mag



BÀI CHỌN LỌC

Nhà văn Ý: Ai là người tiếp tay đưa virus Đảng Cộng sản Trung Quốc vào Ý?