Nhiếp ảnh gia tâm linh: Bức ảnh chụp ‘linh hồn’ cố Tổng thống Lincoln

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bức ảnh chụp vợ chồng cố Tổng thống Lincoln - khi Ngài Lincoln đã qua đời 7 năm trước đó - là bức ảnh tâm linh nổi tiếng nhất trên thế giới, và nhiếp ảnh gia William Mueller cũng được mệnh danh là “Nhiếp ảnh gia tâm linh” đầu tiên được ghi nhận.

Người phụ nữ trong ảnh là bà Mary Todd Lincoln, vợ của Tổng thống Abraham Lincoln, một trong những tổng thống vĩ đại nhất của lịch sử nước Mỹ. Bức ảnh được chụp vào năm 1872. Hình bóng “mờ trắng” sau lưng bà Lincoln - người ôm lấy vai bà từ phía sau là ai? Trông giống như Tổng thống Lincoln, nhưng ông đã bị ám sát vào năm 1865, tức là 7 năm trước đó.

Chuyện kỳ lạ này là như thế nào?

Bức ảnh này nằm trong Bộ sưu tập Quỹ tài chính Lincoln (Lincoln Financial Foundation Collection), và được giới thiệu trên trang web với chú thích: “Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia William Mueller chụp tại Boston năm 1872, ghi lại hình ảnh góa phụ Mary và linh hồn của chồng bà - Tổng thống Lincoln, người luôn bên cạnh bảo vệ và yêu thương bà. Đối với bà Mary, đây là minh chứng cho tình yêu vĩnh cửu của bà và người chồng quá cố”.

Bức ảnh vợ chồng cố Tổng thống Lincoln là bức ảnh tâm linh nổi tiếng nhất trên thế giới, và nhiếp ảnh gia William Mueller cũng được mệnh danh là “Nhiếp ảnh gia tâm linh” đầu tiên được ghi nhận.

Người chụp ảnh ‘linh hồn’ đầu tiên

Ông Mueller vốn là một thợ điêu khắc trang sức ở Boston, nhiếp ảnh chỉ là một trong những sở thích cá nhân của ông. Ông thường chụp lại hình ảnh của mình và gia đình để trau dồi thêm kỹ năng.

Lần đầu tiên khi nhìn thấy “bóng trắng mờ ảo” trên tấm hình, ông đã nghĩ là do mình chưa có kinh nghiệm và vô tình sử dụng phim bị hở sáng, nên vẫn còn những hình ảnh từ những lần chụp trước. Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ hơn, ông đã rất ngạc nhiên. Bởi “bóng trắng” này rất giống một người anh họ đã qua đời 12 năm trước của ông.

Sau đó, ông Mueller đã mang bức hình cho bạn bè và người thân của mình xem, ai nấy đều vô cùng kinh ngạc. Bức ảnh này lan truyền nhanh chóng, và tờ "Progressive Herald Weekly" ở New York đã đưa tin về câu chuyện này. Kể từ đó, Mueller cũng trở thành “người nổi tiếng” nhờ khả năng kỳ lạ: “Chụp lại hình ảnh của linh hồn”.

Vào đầu những năm 1860, nước Mỹ đang ở trong cuộc Nội chiến, chỉ riêng miền Bắc, ước tính có khoảng 10% nam thanh niên thiệt mạng trong chiến tranh, nhiều người đau buồn vì mất đi những người thân yêu.

Từ những năm 1850, ở Mỹ, chủ nghĩa tâm linh phát triển mạnh mẽ, rất nhiều người tin rằng linh hồn là bất tử và chỉ “trú tạm” trong cơ thể con người. Những người bị mất thân nhân trong chiến tranh đặt niềm tin vào các nhà ngoại cảm, hy vọng có một cách nào đó để họ “giao tiếp” được với những người thân đã mất.

Nhiếp ảnh là một công nghệ mới vào thời điểm đó, được bao phủ bởi sự bí ẩn, nhiều người tin rằng những bức ảnh có “liên quan gì đó” đến linh hồn con người. Do đó, khi ông Mueller mở một xưởng nhiếp ảnh thì công việc kinh doanh “chụp ảnh linh hồn” của ông trở nên phát đạt một cách tình cờ.

Vụ cá cược của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Blake

Những bức ảnh chụp được "linh hồn" (Ảnh: cắt từ video)
Những bức ảnh chụp được "linh hồn" (Ảnh: cắt từ video)
Những bức ảnh chụp được "linh hồn" (Ảnh: cắt từ video)
Những bức ảnh chụp được "linh hồn" (Ảnh: cắt từ video)

Một ngày nọ, một trong những vị khách của Mueller đã đến thăm xưởng ảnh của nhiếp ảnh gia nổi tiếng địa phương - James Wallace Blake, mang theo một bức ảnh khiến Blake không thể rời mắt. Là nhiếp ảnh gia giỏi nhất và giàu kinh nghiệm nhất ở Boston, ông Blake đã xem xét kỹ bức hình và nhận thấy rằng - với 20 năm kinh nghiệm chụp ảnh của mình - ông không thể chụp được những bức ảnh giống như vậy. Trong khi đó, studio của nhiếp ảnh gia “nghiệp dư” Mueller chỉ mới mở cửa được mấy ngày.

Điều này đã khơi dậy sự tò mò của Blake. Ông đã nhờ cô trợ lý Horace Weston đến thăm dò xưởng ảnh của Mueller. Hai studio ảnh cách nhau không xa, chỉ vài dãy nhà. Sau khi Weston đến đó, cô ấy nói với Mueller rằng mình muốn chụp ảnh. Mueller niềm nở mời cô ngồi xuống, chào hỏi cô như những vị khách khác. Sau đó, một bức ảnh của cô Weston cùng với người cha đã mất... “đang đứng cạnh” cô đã được chụp lại.

Cô Weston ngạc nhiên đến nỗi quai hàm của cô như sắp rớt xuống. Bởi vì Mueller không hề biết cô là ai, càng không biết trước rằng cô sẽ đến chỉ để “thăm dò” khả năng của ông. Theo quan sát của cô Weston, toàn bộ quá trình chụp hoàn toàn theo quy trình bình thường, và không có điều gì bất thường.

Vì vậy, việc ông Mueller có thể chuẩn bị trước một bức ảnh của cha cô, rồi sử dụng kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng kép để ghép hình của hai người là gần như không thể. Vậy thì lời giải thích hợp lý nhất lúc này là, bức hình đã chụp lại hình ảnh linh hồn của cha cô.

Trên đường trở về, cô Weston đã cho mọi người thấy bức hình này và mô tả những gì đã xảy ra, tất cả mọi người đều cảm thấy khó tin.

Ngay cả nhiếp ảnh gia nổi tiếng Blake cũng không thể ngồi yên, ông quyết định sẽ đến đó để tự mình kiểm chứng. Ông yêu cầu cô trợ lý của mình đặt cược 50 đô la với Mueller, để Mueller chụp một bức ảnh và cho phép ông Blake giám sát toàn bộ quá trình, nếu Mueller vẫn chụp được “linh hồn” thì Blake xem như thua.

"Nhiếp ảnh gia linh hồn" William Mueller (Ảnh: cắt từ video)
"Nhiếp ảnh gia linh hồn" William Mueller (Ảnh: cắt từ video)

Mueller vui vẻ nói: “Hãy mời ông ấy đến đây!”

Như đã hẹn, khi Blake đến, Mueller đã mời ông kiểm tra máy ảnh, cuộn phim trước khi thực hiện thử nghiệm, cả 2 xác nhận rằng, không có điều gì bất thường cả.

Sau đó, Mueller chụp một bức ảnh, mọi thứ đều diễn ra bình thường như trong mô tả của cô Weston. Chụp xong, 2 nhiếp ảnh gia cùng vào phòng tối, Mueller đã mời Blake tự mình kiểm tra phim âm bản và rửa ảnh. Nhưng Blake xua tay, nói rằng: “Không cần, không có gì bất thường cả, anh hãy cứ làm như bình thường”.

Bức ảnh từ từ được kéo lên từ dung dịch tráng phim, và sau lưng của Blake là hình ảnh rõ ràng của một người đàn ông, đang đặt cánh tay lên vai của Blake.

“Chúa ơi, làm sao điều này có thể xảy ra được vậy?”, ông Blake kinh ngạc thốt lên.

Mặc dù Blake không nói người đàn ông trong ảnh là ai, liệu người ấy có phải là cha của ông, người đã qua đời năm ông 13 tuổi hay không, nhưng rõ ràng là Blake đã thua trong trận cá cược này.

Câu chuyện về bức ảnh linh hồn của Tổng thống Lincoln

Câu chuyện tâm linh thú vị này được ghi lại trong cuốn sách có tựa đề: "The Appariistss" do Peter Manseau - Giám đốc Chi nhánh Lịch sử Tôn giáo của Bảo tàng Lịch sử Hoa Kỳ, xuất bản vào năm 2017. Cuốn sách này ghi lại câu chuyện sinh động đằng sau bức ảnh nổi tiếng về linh hồn của người lập quốc vĩ đại Lincoln.

Cuốn sách "The Appariistss" do Peter Manseau - Giám đốc Chi nhánh Lịch sử Tôn giáo của Bảo tàng Lịch sử Hoa Kỳ ghi chép lại câu chuyện sinh động về bức ảnh ‘linh hồn’ cố Tổng thống Lincoln (Ảnh: cắt từ video)
Cuốn sách "The Appariistss" do Peter Manseau - Giám đốc Chi nhánh Lịch sử Tôn giáo của Bảo tàng Lịch sử Hoa Kỳ ghi chép lại câu chuyện sinh động về bức ảnh ‘linh hồn’ cố Tổng thống Lincoln (Ảnh: cắt từ video)

Kể từ khi được Blake - nhiếp ảnh gia hàng đầu ở Boston khẳng định “tài năng kỳ lạ”, ông Mueller - “nhiếp ảnh gia linh hồn” - ngày càng có nhiều khách hàng. Họ đến studio của ông để chụp những bức ảnh linh hồn của người thân họ.

Tuy nhiên, cùng với sự nổi tiếng của Mueller - những tin đồn thất thiệt cũng kéo theo sau đó. Những người không tin rằng con người có linh hồn, bắt đầu buộc tội Mueller là lừa đảo và sử dụng nỗi đau của người dân để kiếm tiền bất chính. Năm 1869, những người này đã kiện Mueller ra tòa với lý do lừa đảo.

Vụ án do Thẩm phán Joseph Dowling chủ trì. Xuyên suốt phiên tòa, luật sư hai bên tranh luận sôi nổi trước tòa và cũng có rất nhiều người ủng hộ quan điểm 2 bên cùng theo dõi vụ kiện này.

Điểm tranh luận lớn nhất là: “Liệu linh hồn có thực sự tồn tại?”

Thẩm phán Dowling đã đích thân đến xưởng ảnh của Mueller để kiểm tra và không phát hiện ra hành vi gian lận nào. Một số khách hàng của Mueller cũng đã đứng ra làm chứng cho ông, trong đó nhiều người có địa vị xã hội cao như: chủ ngân hàng, thẩm phán… được tín nhiệm trong cộng đồng. Cuối cùng, thẩm phán phán quyết rằng, nhiếp ảnh gia Mueller không giả mạo, và cáo buộc gian lận không đủ chứng cứ buộc tội.

Mặc dù Mueller lấy lại được sự “trong sạch” của mình, nhưng ông cũng không thể đưa được bằng chứng thuyết phục để chứng minh rằng: “Linh hồn thực sự có tồn tại!”.

Bởi vì những linh hồn đó đến và đi một cách tự do, do đó, trước khi chụp ảnh, cả ông Mueller và khách hàng đều không biết liệu sẽ có linh hồn hay “ai đó” xuất hiện trong các bức hình hay không. Và ông càng không thể gọi các linh hồn đó ra toà và làm chứng cho mình.

Do đó, cuộc tranh cãi ở tòa về việc “có linh hồn tồn tại hay không” vẫn chưa đi đến hồi kết.

Vậy nhưng, gia đình Tổng thống Lincoln hiển nhiên tin tưởng vào tài chụp ảnh của Mueller. Bởi vì, 3 năm sau phiên toà đó, họ đã nhờ Mueller chụp một bức ảnh gia đình, đặc biệt là có “bóng dáng” của ngài Tổng thống đã qua đời. Con cháu của cựu Tổng thống đã lưu giữ bức ảnh cho đến tận bây giờ, và họ không tránh né từ “linh hồn của Tổng thống Lincoln” mỗi khi giới thiệu bức ảnh này.

Liệu linh hồn có thực sự tồn tại?

Trong hơn 100 năm qua, mặc dù không có nhiếp ảnh gia nào có khả năng chụp được linh hồn như Mueller, nhưng những bức ảnh có “linh hồn” vô tình được chụp lại vẫn liên tiếp xuất hiện trên thế giới theo dòng thời gian và theo nhiều cách khác nhau.

Ví dụ, ngày 12/12/1921, tờ "Thần Báo" của Thượng Hải đã đăng một bản tin, nói rằng trong những bức ảnh chụp buổi lễ nhậm chức Tổng tư lệnh Quân đội Tứ Xuyên của tướng Lưu Tương, có thể thấy “bóng dáng” của cố tư lệnh quân đội Triệu Hựu Tân.

Triệu Hựu Tân bắt đầu đi theo ông Tôn Trung Sơn khi ông đang học ở Nhật Bản vào năm 1905. Trong thời kỳ hỗn chiến quân phiệt, ông đã trấn thủ Vân Nam và Tứ Xuyên cho Chính phủ quốc dân. Nhưng không may, ông bị giết ở Lô Châu, Tứ Xuyên vào tháng 10 năm 1920. Về sau ông được truy tặng là "Đô đốc quân", tước vị "Quận công Ngô úy", và ông cũng được coi là một danh tướng.

Vì đã quá lâu nên tờ báo năm 1921 này không còn nữa. Tuy nhiên, báo chí thời đó tôn trọng sự thật, không như tin tức giả mạo bây giờ. Vào thời ấy không một phóng viên nào dám đùa cợt về một vị tướng đã hy sinh vì đất nước. Nếu không có chứng cứ xác thực, "Thần Báo" hẳn là không dám viết công khai như thế.

Năm 2010, một đoạn video ghi lại hình ảnh một “linh hồn” bay lượn xung quanh một đám lửa đang cháy, đã gây chấn động sau khi được phát sóng trên các bản tin truyền hình lớn ở Ấn Độ.

Camera đã quay được cảnh “một linh hồn” bên ngọn lửa (Ảnh: cắt từ video)
Camera đã quay được cảnh “một linh hồn” bên ngọn lửa (Ảnh: cắt từ video)

Sau đó, đoạn video này được đăng tải tiếp lên YouTube bởi phương tiện truyền thông trực tuyến Gulte với tiêu đề "Burning Corpse-Soul Captured by Camera" (tạm dịch: Camera đã quay được cảnh “một linh hồn” bên ngọn lửa), và nó nhanh chóng thu hút sự thích thú cũng như các cuộc thảo luận sôi nổi của cộng đồng mạng.

Cũng giống như hơn một trăm năm trước, có hai phía đồng tình và không đồng tình về việc “có hay không sự tồn tại của linh hồn”. Sau 100 năm, một cuộc “tái tranh luận” lại nổ ra. Trên thực tế, chúng ta không nên bị cuốn vào những vấn đề cụ thể. Chúng ta hãy mở rộng tầm mắt và xem xét. Có lẽ điều này sẽ dễ lý giải hơn.

Ví dụ, trong thế giới công nghệ, chúng ta đều có một “bản thân” khác, chúng ta có tên và họ, chúng ta có khí chất và tính cách, chúng ta có thể mua đồ, giao lưu và ca hát. Thậm chí, chúng ta còn có rất nhiều bạn tốt để kết nối mỗi ngày, phải không?

Tuy nhiên, tất cả điều này lại được điều khiển phía sau bàn phím máy tính. Thế giới công nghệ này được gọi là “cộng đồng” mạng, và những người thường xuyên sống trong thế giới ấy được gọi là “cư dân” mạng. Đây chẳng phải là một thế giới khác hay sao? Chẳng qua nó được gọi bằng cái tên khác là “Thế giới ảo” mà thôi.

Nếu một ngày, chúng ta cảm thấy mệt mỏi với sự phồn hoa giả tạo của thế giới ảo, chúng ta quyết tâm tắt điện thoại di động, “đóng cửa” máy tính, sống thật với chính mình và tìm niềm vui sống giữa thiên nhiên. Điều gì sẽ xảy ra với “cái tôi” trực tuyến? Không còn cập nhật thông tin, không còn tương tác, không còn hoạt động nào khác, lặng lẽ “chết” trong một “cộng đồng ảo”, phải không? Vậy thì, đối với “cái tôi” trong thế giới ảo, con người thật đằng sau bàn phím có phải là một sự tồn tại giống như linh hồn không?

Bạn nghĩ sao về điều này? Câu chuyện về “bức ảnh linh hồn” sẽ dừng lại ở đây, tương lai có thể sẽ còn có tranh luận. Nhưng bạn có nghĩ rằng có tồn tại linh hồn trên thế giới này không? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn là gì dưới bài viết này nhé!

Thiên Cầm

Theo The Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Nhiếp ảnh gia tâm linh: Bức ảnh chụp ‘linh hồn’ cố Tổng thống Lincoln