Những cái chết đáng chú ý do virus Vũ Hán ở Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân Trung Quốc. Hàng chục nghìn người đã thiệt mạng, nhiều gia đình phải chịu cảnh sinh ly tử biệt. Trong đó, có những sự ra đi khiến chúng ta phải suy ngẫm...

Giám đốc bệnh viện: Lưu Trí Minh (Liu Zhiming)

Trước ngày 18 tháng 2, một quan chức y tế cấp cao của Trung Quốc nói rằng 1.716 nhân viên y tế đã bị nhiễm virus Vũ Hán và sáu người đã chết.

Vào thứ ba, bác sĩ Lưu Trí Minh đã được thêm vào danh sách.

Bác sĩ Lưu, 51 tuổi, là giám đốc của Bệnh viện Vũ Hán - một trong những bệnh viện đầu tiên là trung tâm của virus được phát hiện.

Cái chết của ông ban đầu được báo chí Trung Quốc đưa tin vào trước đó một ngày, nhưng các phương tiện truyền thông sau đó đã bác bỏ thông tin đó và nói rằng các bác sĩ đang cố gắng cứu ông.

Sáng hôm sau cái chết của ông mới chính thức được xác nhận. Ông là giám đốc bệnh viện đầu tiên chết vì virus, và không biết trước đó ông có tiền sử bệnh tật nào khiến tăng nguy cơ mắc bệnh hay không.

Bác sĩ Lưu - ông là giám đốc bệnh viện đầu tiên chết vì virus.
Bác sĩ Lưu - ông là giám đốc bệnh viện đầu tiên chết vì virus. (Ảnh: Wechat)

Vẫn chưa có nhiều thông tin về cuộc sống cá nhân của bác sĩ Lưu, nhưng một số người ca ngợi ông trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc như một anh hùng.

Bác sĩ tham gia mổ cướp nội tạng: Lâm Chính Bân (Lin Zhengbin)

Lâm Chính Bân qua đời hôm 11/2 ở Vũ Hán sau chưa đầy một tháng nhiễm chủng virus corona mới (Covid-19). Ông Lâm, 62 tuổi, làm việc tại bệnh viện Đồng Tế (Tongji) ở Vũ Hán. Ông được truyền thông Trung Quốc ca ngợi là bác sĩ danh tiếng với kinh nghiệm 30 năm về ghép thận.

Song Jianxin, đồng nghiệp của ông Lâm, chia sẻ với Health Times: “Ông ấy có sức khỏe tốt, không tiền sử bệnh tật. Chính vì vậy, không ai ngờ tình trạng của ông xấu đi nhanh và trở nên nghiêm trọng như vậy”.

Theo báo cáo năm 2014 của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), ông Lâm Chính Bân là một trong số nhiều nhân viên y tế Trung Quốc trực tiếp tham gia vào những ca cấy ghép bị nghi ngờ sử dụng nội tạng từ thu hoạch cưỡng bức.

Báo cáo công bố danh sách 268 nghi phạm, và cho biết ông Lâm đã tham gia các ca “mổ lấy nội tạng” của 65 người trong thời gian từ tháng 1/2000 tới tháng 8/2006. Hiện chưa có số liệu thống kê về các ca cấy ghép ông Lâm tham gia ngoài khoảng thời gian trên.

Ông Lâm Chính Bân là một trong số nhiều nhân viên y tế Trung Quốc trực tiếp tham gia vào những ca cấy ghép bị nghi ngờ sử dụng nội tạng từ thu hoạch cưỡng bức.
Ông Lâm Chính Bân là một trong số nhiều nhân viên y tế Trung Quốc trực tiếp tham gia vào những ca cấy ghép bị nghi ngờ sử dụng nội tạng từ thu hoạch cưỡng bức. (Ảnh tổng hợp)

Vào tháng 6/2019, một tòa án độc lập ở Anh Quốc đưa ra phán quyết kết luận rằng chính quyền Trung Quốc đang giết hại những người dân vô tội để lấy nội tạng phục vụ cho ngành cấy ghép tạng.

Đạo diễn phim: Thường Khải (Chang Kai)

Thường Khải là một đạo diễn tại Hubei Film Studios, đã chết vì virus cùng với cha, mẹ và chị gái của mình.

Cuốn nhật ký được ông ghi lại và được một người bạn công bố đã tiết lộ những điều mà người đàn ông 55 tuổi này phải trải qua trước khi chết.

Theo như trong nhật ký được đăng tải đầy đủ bởi trang tin tức Caixin, cha của ông đã bị sốt, ho và khó thở.

"Ông ấy đã được đưa đến nhiều bệnh viện để điều trị, nhưng được nói rằng không có giường nào có sẵn. Chúng tôi vô cùng thất vọng... và đã về nhà”.

Vài ngày sau, cha ông qua đời, sau đó là mẹ ông, người cũng đã "kiệt sức về thể chất và tinh thần".

"Virus tàn nhẫn cũng nuốt chửng vợ tôi và cơ thể tôi. Tôi đã đến nhiều bệnh viện khác nhau và cầu xin. Giường rất khó tìm ... chúng tôi chẳng là ai cả", ông nói trong nhật ký. "Chúng tôi đã bỏ lỡ cơ hội chữa khỏi và giờ hơi thở của tôi rất yếu”.

Thường Khải là một đạo diễn tại Hubei Film Studios, đã chết vì virus cùng với cha, mẹ và chị gái của mình.
Thường Khải là một đạo diễn tại Hubei Film Studios, đã chết vì virus cùng với cha, mẹ và chị gái của mình. (Ảnh sưu tầm)

Thường Khải và vợ sau đó được đưa vào bệnh viện, nhưng theo báo cáo của địa phương, tình trạng của ông đã xấu đi quá nhiều.

Ông qua đời vào ngày 14 tháng 2, người vợ vẫn chiến đấu với bệnh tật. Ông đã bỏ lại một đứa con trai, người đang học ở Anh.

Một số lời cuối cùng trong nhật ký của ông: "Tôi là một đứa con hiếu thảo với cha tôi và một người cha có trách nhiệm với con trai tôi. Một người chồng yêu quý vợ tôi và một người đàn ông chân thành trong cuộc sống này. Gửi những người thân yêu của tôi - vĩnh biệt”.

Họa sĩ: Liu Shouxiang

Giáo sư Liu Shouxiang là một họa sĩ nổi tiếng ở Hồ Bắc, được biết đến với những bức tranh màu nước.

Theo trang tin tức Jippy News, ông qua đời vào ngày 13 tháng 2 ở tuổi 62.

Ông Liu sinh ra ở Vũ Hán năm 1958. Ông tiếp tục đào tạo tại Học viện Mỹ thuật Hồ Bắc, nơi ông ở lại để giảng dạy, cuối cùng trở thành giáo sư.

Theo tờ Jiemian News đã viết, ông được biết đến với phong cách màu nước đặc biệt của mình. Các tác phẩm của ông đã được trưng bày trong một số bảo tàng nghệ thuật và phòng trưng bày lớn nhất trong nước.

Cái chết của ông đã được nhiều người thương tiếc trên trang mạng xã hội Weibo, một người nói rằng đó là cái chết của một "tài năng" vĩ đại.

Giáo sư Liu được biết đến với phong cách vẽ màu nước riêng biệt
Giáo sư Liu được biết đến với phong cách vẽ màu nước riêng biệt. (Ảnh chụp video)

"Phải mất hàng thập kỷ để đào tạo một tài năng và chỉ một vài ngày để kết thúc cuộc sống đó", một người bình luận.

"Có bao nhiêu tài năng đã bị virus này lấy đi? Chi phí chữa trị cho virus là rất lớn nhưng liệu giá trị của những con người này có thể được đo lường?", một ý kiến khác cho hay.

Nhà khoa học: Duẩn Trịnh Thành

Người đàn ông 86 tuổi này là một cựu học giả tại Học viện Kỹ thuật Trung Quốc và là trưởng khoa tại Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Quốc gia về Sản xuất Kỹ thuật số.

Sinh năm 1934 tại Giang Tô, ông tiếp tục tốt nghiệp với bằng Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong và sau đó ở lại trường để giảng dạy.

Theo trang tin Global Times, ông nghiên cứu phát triển con dao Gamma toàn thân đầu tiên trên thế giới vào năm 1996 - một loại xạ trị dùng để điều trị khối u. Điều này mang lại cho ông một giải thưởng quốc gia vào năm 2005.

Ông được các sinh viên gọi là "người điên y tế" vì ông không bao giờ từ bỏ bất cứ điều gì. Giáo sư Duẩn mất vào ngày 15 tháng 2.

Lực sĩ thể hình: Qiu Jun

Ông Qiu Jun, 72 tuổi được biết đến là một người cuồng tập thể hình.
Ông Qiu Jun, 72 tuổi được biết đến là một người cuồng tập thể hình. (Ảnh chụp video)

Ông Qiu Jun cũng là một người đến từ Vũ Hán. Ông được chú ý vào năm ngoái khi những bức ảnh về cơ thể săn chắc của ông ở độ tuổi 72 được lan truyền.

Theo tờ Phoenix News, ông bắt đầu tập thể hình sau khi nghỉ hưu, sau đó trở thành huấn luyện viên và tham gia các cuộc thi thể hình.

Là một người rất yêu bộ môn này và chăm chỉ tới mức được ví như một tín đồ của thể hình, ông có kế hoạch tham gia một cuộc thi thể hình vào cuối tháng 6 này.

Nhưng virus Vũ Hán đã khiến ông không bao giờ thực hiện được dự định đó của mình nữa. Ông bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh vào ngày 23 tháng 1 và được đưa vào bệnh viện sau khi có xét nghiệm dương tính.

Ông đã mất vài ngày sau đó vào ngày 6 tháng 2. Con trai ông đã gửi tin nhắn này cho người thân và bạn bè, thông báo cho họ về cái chết của cha mình: “Người cha không bao giờ bị bệnh của tôi cũng không thể thoát khỏi thảm họa dịch bệnh này”.

Có những người chúng ta cho rằng họ sẽ không dễ dàng bị bệnh tật xâm nhập, vì họ biết cách vận hành và chăm sóc sức khỏe cho mình, nhưng họ lại qua đời vì virus. Virus có phải sẽ luôn thất bại trước những nhà khoa học, bác sĩ hay vận động viên? Dịch bệnh này có lẽ sẽ khiến chúng ta nhìn nhận lại về tự nhiên và tạo hóa. Ẩn đằng sau một cơ thể khỏe mạnh và một vận mệnh tốt đẹp có phải chỉ có khoa học và những biện pháp bề mặt, hay còn một quy luật cuộc sống khác chi phối nhân loại?

Từ Tịnh
Tham khảo BBC



BÀI CHỌN LỌC

Những cái chết đáng chú ý do virus Vũ Hán ở Trung Quốc