Những cơn ác mộng có thể khiến bạn chết trong giấc ngủ? Nỗi kinh hoàng ban đêm có thể 'chiếm hữu linh hồn'?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cơ quan nghiên cứu về những cơn ác mộng đã đề xuất những trải nghiệm như vậy để kiểm tra sức chịu đựng của tâm trí con người. Nếu tâm trí yếu ớt, những cơn ác mộng có thể xảy ra với tác động lớn hơn và thậm chí có thể vượt ra ngoài trạng thái giấc mơ.

Tiến sĩ Patrick McNamara, nhà thần kinh học và bác sĩ tâm thần tại Trường Y Đại học Boston, quan sát những cơn ác mộng trong bối cảnh lâm sàng hiện đại, bao gồm lịch sử của các hiện tượng giấc mơ từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Nghiên cứu của ông còn kết nối chúng trong bối cảnh của cái được gọi là “linh hồn ác”.

Chiếm hữu linh hồn

Ngày nay và trong suốt lịch sử, một số người thường xuyên gặp ác mộng đã bộc lộ các triệu chứng của bệnh tâm thần khi thức dậy. Thậm chí họ còn cho thấy điều mà một số người coi là sự chiếm hữu linh hồn.

Tiến sĩ McNamara dường như khá thản nhiên khi nói về chủ đề nghe có vẻ ma quái này.

Trong một cuộc phỏng vấn với ấn phẩm Bostonia dành cho cựu sinh viên của Đại học Boston, Tiến sĩ McNamara nói: “Những cơn ác mộng thường liên quan đến các nhân vật siêu nhiên tấn công hoặc nhắm vào người mơ theo một cách nào đó. Ý tôi là quái vật, sinh vật, ác quỷ, linh hồn, động vật khác thường và những thứ tương tự”.

Ông nói tiếp: “Bản thân sẽ thoát ra mà không bị tổn thương nếu từ chối nhìn hoặc nói chuyện hoặc bằng mọi cách giao chiến với con quái vật. Khi bản thân giao chiến với quái vật, tất cả các loại tác động xấu sẽ xảy ra sau đó, bao gồm ký ức từ các nền văn hóa trước đây, sự chiếm hữu của ma quỷ hoặc linh hồn”.

“Có một thực tế lâm sàng thú vị là, ngay cả ngày nay, hầu hết các trường hợp bị ‘nhập hồn’ không tự nguyện trên khắp thế giới xảy ra chỉ sau một đêm. Người đó thức dậy và bị quỷ ám.” Đồng thời ông cho biết thêm rằng việc quỷ ám phổ biến hơn nhiều so với hầu hết mọi người nghĩ: “Đó là một trải nghiệm phổ quát của con người."

Những đứa trẻ thường xuyên gặp ác mộng có nguy cơ mắc các cơn loạn thần kinh cao gấp 3 lần ở tuổi thiếu niên. (Ảnh: unsplash)
Những đứa trẻ thường xuyên gặp ác mộng có nguy cơ mắc các cơn loạn thần kinh cao gấp 3 lần ở tuổi thiếu niên. (Ảnh: unsplash)

Tiến sĩ McNamara nói: “Bị một bóng ma tấn công trong lúc ngủ, sức mạnh cái tôi của người mơ bị thử thách. Khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, vượt qua những khó khăn này có thể xây dựng tinh thần dũng cảm”.

Ông ấy nói, ác mộng thường xảy ra nhiều hơn đối với những người có “ranh giới mỏng manh”, tức là những người nhạy cảm với ấn tượng giác quan và những người có đầu óc sáng tạo.

Những người từng trải qua chấn thương cũng thường gặp ác mộng. Như các nghiên cứu về sự chiếm hữu linh hồn hiện đại đã gợi ý, nạn nhân chấn thương đôi khi rút ý thức khỏi bản thể vật chất của họ như một cơ chế đối phó; do đó, họ ‘mở cửa’ khả năng kiểm soát từ các dạng ý thức khác.

Tiến sĩ McNamara đã nghiên cứu những cơn ác mộng trong hơn một thập kỷ trước khi viết cuốn sách “Khoa học và Giải pháp cho những hình ảnh đáng sợ khi ngủ” vào năm 2008.

Bệnh tâm thần

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu tại Đại học Warwick, Anh, đã liên kết những cơn ác mộng kinh niên thời thơ ấu với bệnh tâm thần sau này trong cuộc đời.

“Nếu một người chết trong giấc mơ thì liệu người đó có thể chết trong đời thực không?” (Ảnh: unsplash)
“Nếu một người chết trong giấc mơ thì liệu người đó có thể chết trong đời thực không?” (Ảnh: unsplash)

Điều này không ngụ ý một mối quan hệ nhân quả; có thể đơn giản là những người dễ gặp ác mộng có nhiều khả năng mắc bệnh tâm thần hơn. Những đứa trẻ thường xuyên gặp ác mộng có nguy cơ mắc các cơn loạn thần kinh cao gấp 3 lần ở tuổi thiếu niên.

Khi xem xét tác động lâu dài của những cơn ác mộng đối với tâm trí, một câu hỏi khác đã được đặt ra: “Nếu một người chết trong giấc mơ thì liệu người đó có thể chết trong đời thực không?”

Bạn có thể thực sự chết nếu bị giết trong một giấc mơ?

Hiện tượng đó gọi là “hội chứng đột tử về đêm không rõ nguyên nhân” (SUNDS) đã dẫn đến tiên đoán rằng những triệu chứng như vậy có thể liên quan đến cơn ác mộng. Điều này đã không được kiểm tra nghiêm ngặt và hẳn vẫn chưa có câu trả lời chính thức.

“Hội chứng đột tử về đêm không rõ nguyên nhân” phổ biến nhất ở nam giới trẻ tuổi và thường xảy ra khi họ ngủ với bụng no, ngoài ra còn kèm theo các nguyên nhân sinh lý khác.

Một hiện tượng khác liên quan đến cái chết trong giấc ngủ là chứng mất ngủ giả tự sát - mọi người tự sát trong giấc ngủ của họ. Một bài báo năm 2003 trên Tạp chí Khoa học Pháp y giải thích: “Những hành vi phức tạp phát sinh trong thời gian ngủ có thể dẫn đến hậu quả bạo lực hoặc gây thương tích, thậm chí tử vong. Những người chết có thể bị coi là tự sát nhầm.”

“Những hành vi phức tạp phát sinh trong thời gian ngủ có thể dẫn đến hậu quả bạo lực hoặc gây thương tích, thậm chí tử vong.” (Ảnh: Tero Vesalainen/ Shutterstock)
“Những hành vi phức tạp phát sinh trong thời gian ngủ có thể dẫn đến hậu quả bạo lực hoặc gây thương tích, thậm chí tử vong.” (Ảnh: Tero Vesalainen/ Shutterstock)

Một số người cho rằng đây là điều đã xảy ra với nghệ sĩ hiện đại Tobias Wong, người được cho là đã treo cổ tự tử ở New York vào năm 2010.

Doree Shafrir của Buzzfeed, người bày tỏ quan điểm đó, đã viết một bài báo về trải nghiệm cá nhân của cô ấy với chứng sợ hãi ban đêm. Nỗi kinh hoàng ban đêm khác với ác mộng ở chỗ đối tượng có thể biểu hiện cử động cơ thể nhiều hơn hoặc la hét trong thời gian đầu, và có thể không nhớ các giai đoạn trong giấc mơ đã kích hoạt phản ứng. Shafrir viết: “Tôi chợt nghĩ rằng mình thực sự có thể dọa chết mình”.

“Giả thuyết phổ biến về cái chết của Tobias Wong là anh ấy đã treo cổ tự tử khi trải qua một cơn kinh hoàng ban đêm. Tôi tưởng tượng rằng có điều gì đó trong tâm trí anh ấy nói với anh ấy rằng treo cổ tự tử là cách duy nhất để thoát khỏi bất cứ ai, hay bất cứ thứ gì đang đuổi theo anh ấy; giống như tôi đã nghĩ rằng cách duy nhất để tự cứu mình là nhảy ra khỏi cửa sổ hoặc đập vỡ một tấm kính.”

Điều khó khăn trong việc thiết lập mối liên hệ rõ ràng giữa ác mộng và cái chết là tiếp cận tâm trí của một người. Người ta khó có thể báo cáo nếu một người chết vì ác mộng.

Làm thế nào chống lại cơn ác mộng: Biến điều đáng sợ thành bình thường

Một hình thức trị liệu giúp những người mắc chứng ác mộng kinh niên vượt qua chúng là biến điều đáng sợ thành điều bình thường. Khi thức dậy, một người xác định hình ảnh đáng sợ tái diễn trong những cơn ác mộng và sau đó tưởng tượng lại chúng theo cách giảm nhẹ sự đáng sợ, đôi khi vẽ chúng ra giấy để thấy chúng rõ ràng hơn.

Những người hâm mộ “Harry Potter” có thể nhớ lại cảnh Neville Longbottom hình dung ra Giáo sư Snape đáng sợ mặc quần áo của bà mình, điều này đã xua tan nỗi sợ hãi do nhân vật hư cấu gieo rắc một cách hiệu quả.

Sao Mai

Theo Tara MacIsaac - The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Những cơn ác mộng có thể khiến bạn chết trong giấc ngủ? Nỗi kinh hoàng ban đêm có thể 'chiếm hữu linh hồn'?