Những ngôi nhà 30 năm ‘hạn sử dụng’: Sự thật đằng sau tòa nhà chọc trời Trung Quốc rung lắc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nói về sự rung chuyển của Tòa nhà SEG ở Thâm Quyến, điều tưởng chừng như đơn giản này lại phản ánh vấn đề "lớn lao": Các ngôi nhà được xây bằng cát biển vượt quá tiêu chuẩn (cho rẻ tiền) thay vì cát sông - chỉ có "hạn sử dụng" trong khoảng 30 năm. Tính đến nay chúng đã sắp "hết hạn sử dụng”, và làn sóng nhà sập cũng đang đến gần...

Vào khoảng 13h50 ngày 18/5, tòa nhà Saige, phố Huaqiangbei, quận Phủ Điền, Thâm Quyến rung chuyển khiến nhiều người dân kinh ngạc tháo chạy khỏi tòa nhà. Nhiều video trực tiếp cho thấy khi Tòa nhà SEG rung chuyển, cột thu lôi trên đỉnh lắc lư từ bên này sang bên kia.

Rất đông người dân đổ xô đi sơ tán khỏi tòa nhà. Khung cảnh hỗn loạn như có động đất ở Thâm Quyến.

Tòa nhà ‘chọc trời’ rung lắc, cảnh tượng hỗn loạn như ‘chạy trốn ngày tận thế’

Bên ngoài tòa nhà, nhiều người cũng đang dùng điện thoại di động để chụp ảnh tòa nhà liên tục rung lắc. Trong một thời gian, nhiều video và báo cáo về sự rung chuyển của Tòa nhà SEG đã lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội trong và ngoài nước.

Cư dân mạng lần lượt để lại tin nhắn trên Weibo, cho rằng cảnh tượng lúc đó chẳng khác gì "cuộc trốn chạy ngày tận thế".

Cô Xu, người đã được sơ tán khỏi Tòa nhà SEG, tiết lộ rằng cô đang làm việc trên tầng 51 của Tòa nhà SEG, Vào khoảng 12h15 ngày hôm đó, một số đồng nghiệp nói rằng có "rung lắc", nhưng chưa có dấu hiệu rõ ràng. Đến khoảng 13h05, ai cũng cảm nhận được các chiếc ghế rung chuyển. Vì vậy, cô và đồng nghiệp nhanh chóng chạy ra ngoài và phát hiện bên ngoài có nhiều người cũng đang “tẩu thoát”.

Thông thường, chấn động lớn như động đất mới có thể khiến người trong tòa nhà hốt hoảng bỏ chạy. Tuy nhiên, Cục Quản lý Khẩn cấp Thâm Quyến tuyên bố rằng không có động đất xảy ra vào ngày hôm đó.

Vậy có phải do gió quá mạnh làm rung chuyển tòa nhà không?

Cục khí tượng Thâm Quyến cũng cho biết thời điểm xảy ra sự cố gió chỉ cấp 5, không phải là gió mạnh. Vì vậy, vẫn không hiểu vì sao tòa nhà "chọc trời" này bỗng nhiên rung chuyển.

Một số chuyên gia cho rằng đó là hiện tượng cộng hưởng. Người ta ước tính rằng sự rung chuyển của tòa nhà có thể là do "hiện tượng cộng hưởng" của tòa nhà và tần số tự nhiên của ngoại lực - ám chỉ tốc độ gió hoặc các dự án lân cận. Nhưng ông chỉ ra rằng, tòa nhà hơn 50 tầng là “siêu cao”, trong quá trình thiết kế sẽ được trang bị hệ thống giảm chấn, dự tính tần suất tự nhiên của nhiều kịch bản, nên hiện tượng rung lắc lớn như vậy không nên xảy ra.

Theo thông tin được công khai, SEG Building là một tòa nhà chọc trời tọa lạc tại Huaqiangbei, Futian District, Thâm Quyến, do Công ty TNHH Tập đoàn SEG Thâm Quyến trực tiếp đầu tư và thi công. Tòa nhà cao 71 tầng với tổng chiều cao là 355,8 mét, diện tích xây dựng là 164.300 mét vuông, hiện là tòa nhà cao thứ 5 ở Thâm Quyến và là công trình bê tông ống thép cao nhất thế giới .

Nếu tòa nhà này sụp đổ, một nửa Huaqiangbei sẽ sụp đổ. Các phụ kiện điện tử và điện thoại di động trên Taobao và Pinduoduo sẽ hết hàng, đồng thời chuỗi cung ứng máy khai thác cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Hình ảnh tòa nhà SEG Plaza cao 300 mét ở Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, khi nó bắt đầu rung chuyển hồi ngày 18 tháng 5 năm 2021. (Ảnh: STR/AFP via Getty Images)

Chất lượng công trình chỉ khoảng 30 năm?

Liệu có nguyên nhân nào liên quan đến việc chất lượng tòa nhà không đạt tiêu chuẩn? Đặc biệt là trước thực tế rằng nhiều ngôi nhà ở Thâm Quyến được xây dựng bằng cát biển, thì điều này càng nguy hiểm hơn.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên vấn đề xảy ra với một tòa nhà ở Thâm Quyến. Nếu sự cố xảy ra một lần, thì có thể nói là tình cờ, còn nếu lặp lại nhiều lần, thì có thể có mối liên hệ logic nhân quả nào đó.

Vào tháng 8 năm 2019, một tòa chung cư 30 năm tuổi ở quận Luohu, Thâm Quyến đã bị sập. Do được sơ tán sớm nên không có thương vong, nhưng nó đang được “tìm kiếm nóng” trên mạng xã hội. Có thể là mọi người đang nghĩ rằng họ phải làm gì nếu ngôi nhà của họ sụp đổ sau 30 năm tuổi thọ của nó.

Hai vấn đề về nhà ở ở Thâm Quyến đã làm dấy lên mối quan tâm lớn, nguyên nhân chính là do mọi người đều mua nhà trong những năm qua, đặt tiền tiết kiệm cả đời vào căn nhà, nên chất lượng của căn nhà cũng sẽ ảnh hưởng đến thần kinh của mọi người.

Ngoài ra, vào tháng 10/2016, một ngôi nhà 6 tầng ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang bị sập khiến 22 người thiệt mạng và 6 người bị thương. Những ngôi nhà tự xây, cũ kỹ, kém chất lượng, nền móng yếu… gây ra mối lo ngại về chất lượng.

Việc xây dựng nhà ở thương mại quy mô lớn ở Trung Quốc bắt đầu từ những năm 1990, tính đến nay đã gần 30 năm. Trong những năm gần đây, nhiều vụ sập nhà ở thương mại đã xảy ra ở nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc, điều này chứng tỏ làn sóng nhà ở thương mại kém chất lượng đang lộ diện, việc sập nhà không chỉ liên quan đến tài sản của gia chủ mà còn ảnh hưởng đến an toàn tính mạng của cư dân.

Gần đây, một thống kê cho thấy tuổi thọ của công trình nhà ở của Trung Quốc thường là ngắn, với trung bình 35 năm.

Trung Quốc tiêu thụ hơn 40% lượng xi măng và thép của thế giới mỗi năm, và một công trình nhà ở chỉ có thể tồn tại trong 25-30 năm? Mức độ thiết kế và hiệu quả công việc này thực sự khiến người châu Âu và Mỹ phải kinh ngạc.

Tuổi thọ trung bình của các ngôi nhà ở Anh đã đạt 132 năm, và tuổi thọ trung bình của các tòa nhà ở Hoa Kỳ là 74 năm.

So sánh chất lượng nhà ở Âu Mỹ, người Trung Quốc xót xa thấy rằng mình cả đời dành dụm kiếm tiền mua nhà, nhưng hóa ra là “đi thuê nhà 30 năm”.

Điều đáng sợ hơn là tính mạng của người dân sẽ gặp nguy hiểm, giống như 22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ sập nhà ở Ôn Châu.

Những ngôi nhà ‘cát’

Xét cho cùng, điều quan trọng nhất trong xây nhà là vật liệu chắc chắn, thi công tỉ mỉ. Chúng ta nhìn vào một số tòa nhà cổ ở Châu Âu và Hoa Kỳ, chúng luôn có tuổi đời từ 200-300 năm.

Nhà 30 năm của Trung Quốc thật sự là một thảm họa. Chúng ta có thể xem qua tình hình thực tế xây nhà ở Thâm Quyến Haisha.

Vào ngày 14 tháng 3 năm 2013, Kênh tài chính CCTV lần đầu tiên đưa tin rằng có những vấn đề như vết nứt trên sàn và tường của một tòa nhà dân cư ở Thâm Quyến, và nước thấm vào tường trong những ngày mưa. Theo kết quả điều tra của chính quyền thành phố, gốc rễ của vấn đề là do lượng lớn cát biển được sử dụng trong xây dựng. Lượng ion clorua quá lớn trong cát biển sẽ ăn mòn nghiêm trọng các thanh thép trong tòa nhà và thậm chí là khiến chúng sụp đổ.

Theo "Ý kiến ​​về quản lý chặt chẽ cát biển trong xây dựng" ban hành tháng 9 năm 2004, cát biển phải được làm sạch và có thể được sử dụng để chế biến bê tông sau khi đáp ứng các yêu cầu. Đối với bê tông cốt thép, hàm lượng ion clorua trong cát biển không được vượt quá 0,06%.

Nếu phải sử dụng cát biển, nó phải được rửa sạch bằng nước ngọt và hàm lượng ion clorua của nó không được vượt quá 0,02%. Nếu cát biển được sử dụng để xây dựng không đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc, thì hàm lượng ion clorua quá mức sẽ ăn mòn nghiêm trọng các thanh thép trong tòa nhà và gây ra các mối nguy lớn về an toàn.

Các công trình xây dựng tại làng Ludan ở Thâm Quyến gần như mục nát sau 23 năm hoàn thành. Từ năm 2005 đến năm 2011, có nhiều dự án khu dân cư ở Thâm Quyến bị phanh phui là sử dụng cát biển trái phép để xây nhà.

Năm 2013, dự án cải tạo làng cổ Dachong Village do Tập đoàn Tài nguyên Trung Quốc xây dựng, là dự án cải tạo đô thị lớn nhất ở tỉnh Quảng Đông, và phần lớn cát được sử dụng trong dự án là cát biển. Đồng thời, lộ ra rằng các dự án quy mô lớn như Trung tâm tài chính Bình An ở Thâm Quyến và Dự án tàu điện ngầm Thâm Quyến đều sử dụng cát biển để xây nhà.

Ngoài Thâm Quyến, tình trạng dùng cát biển xây nhà diễn ra phổ biến khắp vùng đồng bằng sông Châu Giang, chẳng hạn như tháng 12/2012, 4 dự án bất động sản đang được xây dựng gồm World Expo Garden ở Phật Sơn, Bán đảo Đông Lihai và Ánh dương, International Plaza, bị nghi ngờ sử dụng cát biển vượt quá tiêu chuẩn.

Thay cát sông bằng cát biển cho ‘rẻ’

Trước đây, cát sông được sử dụng với số lượng lớn, những năm gần đây, cát sông được khai thác ngày càng ít, chi phí vận chuyển cũng cao, nên hiện nay không chỉ ở Thâm Quyến mà nhiều nơi tại Trung Quốc đều phổ biến sử dụng cát biển để trộn bê tông, có thể “tiết kiệm” ít nhất một nửa chi phí.

Vì lòng tham của những kẻ trục lợi và sự giám sát không chặt chẽ, những công trình nguy hiểm như thế này hiện hữu khắp nơi ở Trung Quốc. Trong 20 năm nữa, Thâm Quyến có thể đầy những tòa nhà nguy hiểm, và nhiều ngôi nhà bằng cát biển có thể ăn mòn các thanh thép trong 7-10 năm, khiến những ngôi nhà có nguy cơ sụp đổ.

Thử nghĩ xem, ngay cả những đô thị quốc tế như Thâm Quyến, nơi có giá nhà ở cao nhất Trung Quốc, cũng đang sử dụng cát biển để xây nhà, thì hiện tượng xây nhà bằng cát biển chắc chắn chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong ngành nhà đất.

Gần đây, có hai video về chất lượng của ngôi nhà. Một người chủ đã đào tận đáy ngôi nhà mới mua của mình và thấy rằng có rất ít thanh thép trong đó, hầu như không có; video còn lại là về một ngôi nhà bị nứt chia thành hai nửa, và một nửa đổ thẳng xuống đất.

Chúng hoàn toàn là những cái hộp xi măng. Người dân Trung Quốc đang gặp rủi ro không chỉ về tiền bạc, mà còn về mạng sống.

Bảo hiểm nhà ở?

Nhiều công ty bảo hiểm đã tung ra một loại hình bảo hiểm chất lượng khu dân cư cách đây vài năm. Tuy nhiên, họ chỉ dám nhận bảo hiểm cho rất ít bất động sản. Bảo hiểm chất lượng khu dân cư của công ty bảo hiểm chỉ có giá trị trong 10 năm đầu tiên, tức là khi ngôi nhà còn tương đối mới, và họ sẽ không bảo hiểm sau 10 năm.

Tại sao họ không dám cung cấp bảo hiểm cho chủ nhà trong thời hạn sử dụng hợp lý của thiết kế ngôi nhà, chẳng hạn trong vòng 70 năm?

Có phải các công ty bảo hiểm đã ngầm công nhận rằng chất lượng ngôi nhà chỉ được đảm bảo trong vòng 10 năm; sau 10 năm, khả năng xảy ra các vấn đề lớn sẽ tăng lên.

Ngày nay, có nhiều công nhân nhập cư trở thành công nhân xây dựng mà không được đào tạo đầy đủ. Ngoài ra cơ chế giám sát thi công vốn đã không hoàn hảo và vô ích, nên việc kiểm soát không được chú trọng, và việc gian lận trong ngành xây dựng đã trở nên phổ biến.

Cũng có một thực tế là các tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng nhà ở chưa được cập nhật, một số chỉ tiêu chỉ bằng một nửa theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến các trường hợp sập nhà ngày càng nhiều. Vì vậy, trên thực tế quyền sử dụng nhà ở của người Trung Quốc chỉ là 30 năm, thậm chí ngắn hơn.

Nhà ở thương mại đã bắt đầu xuất hiện tại Trung Quốc vào những năm 1990, tính đến nay đã đến thời hạn 30 năm, và chúng sắp “hết hạn sử dụng”, làn sóng nhà sập cũng đang đến gần...

Thanh Vân

Theo aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Những ngôi nhà 30 năm ‘hạn sử dụng’: Sự thật đằng sau tòa nhà chọc trời Trung Quốc rung lắc