Những người trí tuệ cảm xúc cao không nói 6 điều này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ba năm học nói, cả đời học im lặng. Trên đời này, nói nhiều thì phiền phức, nói càng ít càng tốt.

Nói những gì có giá trị, nhưng không nói những gì không cần thiết. Những người có trí tuệ cảm xúc cao không bao giờ nói 6 điều này.

1. Không nói quá thẳng

Chân thành đối xử với người khác và nói lời chân thật. Những lời nói thẳng thắn, nên uyển chuyển khi nói, thay vì nói những lời lạnh lùng, hãy nói những lời ấm lòng, coi trọng lòng tự trọng của người khác, đặt lòng tự trọng của người khác lên trên hết.

Để thuyết phục mọi người, bạn không thể cứ trực tiếp chỉ ra lỗi của người khác mà trước tiên bạn phải khẳng định họ, nếu họ vui vẻ thì những kiến nghị sau đó của bạn sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn.

Nói là một nghệ thuật, chúng ta phải chú ý đến phương cách. Cho dù lời nói có giá trị như thế nào thì nó cũng cần được người khác nghe lọt tai thì mới khởi tác dụng.

Tôn trọng đối phương, quan tâm đến cảm xúc của người khác và biết cách uyển chuyển là cách nói chuyện đúng đắn.

Những lời nói thẳng thắn, nên uyển chuyển khi nói, thay vì nói những lời lạnh lùng, hãy nói những lời ấm lòng. (Ảnh: pexels)
Những lời nói thẳng thắn, nên uyển chuyển khi nói, thay vì nói những lời lạnh lùng, hãy nói những lời ấm lòng. (Ảnh: pexels)

2. Không nói chuyện phiếm

Trong “Thái Căn Đàm” - cuốn sách đối nhân xử thế của cổ nhân có câu: Người đến nói chuyện thị phi, ắt là kẻ gây chuyện thị phi.

Miệng nói thị phi (đúng sai) quá nhiều, nội tâm sẽ vẩn đục. Nếu cá nhân nói xấu ai đó hay nói về tình trạng không tốt của họ, thì người đó cũng có thể nói những điều tương tự về bạn trước mặt người khác. Với loại người này, bạn sẽ suốt ngày vướng bận chuyện đúng sai, tâm hồn không yên được.

3. Không nói lời oán trách

Cuộc sống vốn không dễ dàng, ai cũng đang tiến về phía trước. Oán trách người khác sẽ không giải quyết được bất kỳ vấn đề gì, chỉ có thể phát tán năng lượng tiêu cực.

Không bao giờ là quá muộn để hàn gắn, và việc oán trời trách người thật vô nghĩa và lãng phí thời gian. Bạn càng phàn nàn, bạn càng có ít bạn bè. Đừng là người truyền năng lượng tiêu cực, khi gặp sự cố, trước hết hãy tìm nguyên nhân ở chính mình.

Trong cuộc sống này, than phiền một ngày chi bằng hãy nỗ lực một ngày. Nếu bạn có đủ sức để phàn nàn, tốt hơn hết nên nghĩ biện pháp và tìm cách giải quyết vấn đề.

Ba năm học nói, cả đời học im lặng. (Ảnh: pexels)
Ba năm học nói, cả đời học im lặng. (Ảnh: pexels)

4. Không nói điều ngông

Ngoài người có người, ngoài trời có trời. Người ta có thể kiêu hãnh không chịu khuất phục, nhưng không nên kiêu ngạo. Bởi người kiêu ngạo tầm nhìn hạn hẹp, không biết trời cao đất rộng.

Biển chứa hàng trăm con sông mà trở nên bao la. Núi tập hợp đất đá mà trở nên hùng vĩ. Khiêm tốn một chút, giọng điệu thấp hơn một chút, suy cho cùng chẳng có hại gì.

5. Không nói những điều vô nghĩa

Lời nói ra như nước đổ đi, không lấy lại được. Trong cuộc sống, chúng ta phải có mục đích và không nói những điều vô nghĩa. Điều người nói có thể không ấn tượng gì, nhưng có thể đã tác động rất tiêu cực đến người nghe. Về lâu dài, sẽ không có ai tương tác với bạn. Người nói lời vô nghĩa thì không thể tin được.

Nếu một người thường xuyên nói những điều vô nghĩa thì không ai muốn tin tưởng người đó, nếu một người đánh mất lòng tin thì người đó cũng mất đi nền tảng vị thế. Nếu bạn nói rõ ràng và làm mọi việc rõ ràng, đó mới là người đáng tin cậy, và những người khác sẽ muốn kết bạn với bạn.

Lời nói ra như nước đổ đi, không lấy lại được. (Ảnh: pexels)
Lời nói ra như nước đổ đi, không lấy lại được. (Ảnh: pexels)

6. Không nói điều ác

Như người xưa có câu: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”.

Mỗi khi một người nói những lời gây tổn thương, người đó đang tạo nghiệp cho chính mình. Đôi khi chỉ một lời nói khích lệ có thể khiến một người tìm được con đường đi tiếp. Nhưng đôi khi cũng chỉ vì một lời nói “không thiện ý” cũng khiến người khác đi vào ngõ cụt.

Khi chúng ta nhìn thấy một người chỉ “thao thao bất tuyệt” về khuyết điểm của người khác, có lẽ trong lòng chúng ta cảm thấy xem thường, thậm chí không thèm nhìn với nửa ánh mắt? Còn khi chúng ta thấy một người rất khách quan và thiện ý đưa ra một đánh giá tốt cho một người nào đó, có lẽ chúng ta cũng muốn kết bạn với họ?

Cổ nhân nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”, bản tính của một người chẳng phải như tâm của Thiên sứ sao? Khi chúng ta dùng thiện ý để đối đãi với người khác, họ nhất định sẽ xem chúng ta là một Thiên sứ để đối đãi, cũng sẽ dùng thiện ý để đối đãi lại với chúng ta. Như vậy, chẳng phải chúng ta cũng gặp được Thiên sứ rồi sao?

Nói là một nghệ thuật và là sự tu dưỡng bản thân của mỗi người. Mỗi lời bạn nói sẽ quyết định tầm cao của cuộc đời bạn.

Bách Diệp

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Những người trí tuệ cảm xúc cao không nói 6 điều này