Những thói quen sai lầm khiến cơ thể mệt mỏi ngày hôm sau

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu ngáp liên tục tại bàn làm việc lúc nửa buổi hoặc buồn ngủ nhiều hơn bình thường, hãy xem lại thói quen sinh hoạt của mình, có thể bạn đang cạn kiệt năng lượng bởi sự phóng túng của bản thân.

Ăn không đúng giờ giấc

Câu ngạn ngữ 'sáng ăn như một vị vua, trưa ăn như một hoàng tử và ăn tối như một người ăn xin' hoàn toàn có cơ sở khoa học". Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Bữa sáng khởi động quá trình trao đổi chất, giúp bạn đốt cháy calo suốt cả ngày. Khi thức dậy, lượng đường trong cơ thể thường ở mức thấp. Nếu chúng ta không ăn sáng, cơ thể sẽ không nhận được nhiên liệu vì vậy, chúng ta sẽ cảm thấy cơ bắp mệt mỏi và trí não không tập trung.

Bữa ăn không chỉ giúp bạn nạp dinh dưỡng cho cơ thể, mà còn giúp bạn tái tạo năng lượng để làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều người do công việc quá bận rộn không thể ăn đúng bữa, thường xuyên bỏ bữa.

Thói quen ăn không đúng giờ, bỏ bữa khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải. Đáng lo ngại hơn, đây lại chính là lý do khiến bạn mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

Một bữa ăn muộn, đặc biệt rất muộn vào ban đêm có thể làm giảm lượng đường trong máu, giảm khả năng nhận được năng lượng tối ưu từ các bữa ăn ngày hôm sau, bởi vẫn còn cảm giác no và không muốn ăn.

Tốt nhất nên ăn nhiều vào đầu ngày hơn cuối ngày để có nhiều năng lượng hơn trong suốt cả ngày.

Thường uống nước tăng lực

Theo các nghiên cứu, nước tăng lực có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của tim và não, gây viêm nhiễm, tăng huyết áp. Bởi vì, đồ uống chứa hàm lượng caffein cao dễ dẫn đến việc tiêu thụ quá liều. Do đó, nước tăng lực ẩn chứa nhiều rủi ro hơn cà phê và trà. Thứ nguy hiểm nhất là bột caffein, dùng để bổ sung năng lượng khi tập thể dục và giảm cân. Một thìa bột này có thể chứa lượng caffein tương đương với hơn 50 tách cà phê.

Ăn quá nhanh

Đây là một trong các thói quen ăn uống không tốt. Nhiều người cho rằng, ăn nhanh để tiết kiệm được thời gian, để giải quyết các công việc khác. Tuy nhiên, ăn nhanh khiến cho dạ dày của bạn phải làm việc nhiều hơn, gặp nhiều áp lực hơn. Ăn nhanh kết hợp với ăn quá no cũng gây đầy bụng và không hề tốt cho sức khỏe của bạn.

Ít vận động

Nếu bạn sống một lối sống ít vận động và một chế độ ăn nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn chắc chắn sẽ luôn uể oải, mệt mỏi.

Hãy đặt mục tiêu tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày, chẳng hạn đi bộ nhanh, đạp xe hoặc bơi lội. Thêm vào đó, một chế độ ăn giàu thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến có thể giúp cung cấp năng lượng bền vững suốt cả ngày, cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn.

Vừa ăn, vừa làm việc, xem điện thoại

Thói quen vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa làm việc, vừa ăn vừa sử dụng điện thoại là thói quen diễn ra thường xuyên với cả người lớn và trẻ em. Thói quen này sẽ khiến não bộ của bạn không thể tập trung thực hiện chức năng và làm ảnh hưởng rất nhiều đến cơ quan tiêu hóa.

Thông thường, vừa ăn vừa làm việc rất dễ dẫn đến phản ứng đau tức bụng ngay sau khi ăn và ảnh hưởng lâu dài sẽ gây ra bệnh đau dạ dày.

Tố Như (sưu tầm)



BÀI CHỌN LỌC

Những thói quen sai lầm khiến cơ thể mệt mỏi ngày hôm sau