Nỗi oan khuất thấu trời xanh hơn 20 năm và lời cảnh tỉnh không mấy người tin

Giúp NTDVN sửa lỗi

Xưa nay, mỗi khi con người làm việc trái với đạo Trời, thì nhân gian tất sẽ xuất hiện những dị tượng để cảnh báo. Thiên tai nhân họa, vốn để trừng trị những kẻ bất nhân bất nghĩa, có câu nói: “Thiện ác nếu không báo, càn khôn tất vị tư!”.

Vài năm gần đây, các hiện tượng kỳ lạ thường xuyên xuất hiện trên khắp Trung Quốc, như Bắc Kinh có hiện tượng “sấm sét giữa trời tuyết”, Hồ Bắc, Hà Nam và nhiều địa phương khác xảy ra thời tiết hiếm thấy như chớp, sấm sét, mưa, tuyết rơi và mưa đá. Những người hiểu biết đều cho rằng có rất nhiều huyền cơ ở trong đó, không thể không tìm hiểu.

Ngày 21/5/2023 Tuyết rơi giữa mùa hè ở vùng tây bắc Trung Quốc

Mới đây, ngày 21/5 ở thành phố Du Lâm, tỉnh Thiểm Tây phía tây bắc Trung Quốc, dù đã bước vào mùa hè nhưng lại đột nhiên có tuyết lớn, đây là điều đáng ngạc nhiên. Có người dân than thở: Đây là lần đầu tiên tôi tận mắt thấy tuyết bay vào mùa hè, nó không phải là một dấu hiệu tốt.

Một nông dân địa phương quay video và nói: "Hôm qua tôi mặc áo ngắn quần đùi, hôm nay tôi mặc quần bông áo bông. Hôm qua là mùa hè, còn hôm nay là mùa đông".

Ấn để xem Video.

Một đoạn video được tải trên mạng cho thấy tuyết rơi dày đặc trên bầu trời, mặt đất hoàn toàn trắng xóa, cánh đồng ngô bị tuyết bao phủ, cành cây to bị tuyết uốn cong. Các nông dân đã bất chấp gió và tuyết để ra đồng kiểm tra thiệt hại mùa màng.

Một nhóm khách du lịch đi xe tự lái cũng gặp phải tuyết rơi dày trên quốc lộ khi đi qua huyện Tĩnh Biên và huyện Chí Đan ở Du Lâm, họ chỉ mặc áo ngắn tay và quần áo chống nắng nên đã bị lạnh cóng.

Người Trung Quốc từ xa xưa đã tin vào sự hợp nhất giữa con người và tự nhiên (Thiên - nhân hợp nhất), thời tiết bất thường cho thấy xã hội đang có những oan tình, uẩn khúc gây bất bình, đây là điềm gở.

23 năm trước, Bắc Kinh cũng có tuyết rơi vào tháng Sáu

Vào 23 năm trước cũng xảy ra hiện tượng lạ trên bầu trời ở Bắc Kinh. Ngày 19 tháng 7 năm 1999, trước một ngày ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công. Một bài báo được đăng trên tờ: “Báo bưu điện Bắc Kinh buổi sáng” đưa tin rằng: vào khoảng 11 giờ sáng ngày 14 tháng 6, tại làng Ngụy Công, khu Hải Điến, Bắc Kinh, rất nhiều người đã chứng kiến ​​một trận “tuyết rơi tháng Sáu” hiếm hoi kéo dài khoảng 20 phút.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ và tập đoàn họ Giang đã phát động toàn diện cuộc bức hại Pháp Luân Công, thi hành chính sách diệt chủng như: “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể”, thậm chí tiến hành thủ đoạn đàn áp tàn nhẫn là “đánh chết thì là đánh chết, đánh chết tính là tự sát, không tra thân phận, trực tiếp hỏa táng”.

Hiện nay xác minh được ít nhất 4.300 học viên đã bị bức hại đến chết, khó mà hình dung nổi một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn vô cùng bi thảm bởi đủ mọi hình thức tàn khốc chưa từng thấy trong các trại lao động và nhà tù ở Đại Lục; thậm chí họ còn bị mổ cướp nội tạng sống, bị bán kiếm lời và hỏa thiêu xác xóa dấu dích. Tội ác này vẫn kéo dài tới ngày hôm nay.

Tội ác và nỗi oan khuất khiến Trời xanh “nổi giận”

Ngày 13 tháng 2 năm 2023, The Epoch Times nhận được thông tin rằng Bàng Huân, người dẫn chương trình của Đài phát thanh nhân dân tỉnh Tứ Xuyên và là một học viên Pháp Luân Công, bị bức hại đến chết ở tuổi 30 trong Nhà tù Lạc Sơn, Tứ Xuyên.

Một người trong cuộc tiết lộ với phóng viên của The Epoch Times rằng Bàng Huân qua đời vào ngày 2 tháng 12 năm 2022. Anh bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt giữ phi pháp vào ngày 27 tháng 7 năm 2020.

Đoạn video cho thấy, Bàng Huân có những vết bầm tím khắp người do bị điện giật, bị trói và bị đánh đập, đồng thời anh cũng bị đại tiện không tự chủ.

Một người trong cuộc nói với phóng viên The Epoch Times: "Thi thể của Bàng Huân giống như trong video, khắp người đều có vết thương. Lúc đầu, họ chỉ cho người nhà nhìn thấy khuôn mặt của anh ấy. Sau đó, người nhà kéo cả cơ thể ra để xem, thấy vết thương khắp thi thể. Những người đã nhìn thấy thi thể của anh ấy là bố mẹ, và dì của anh ấy".

Một người bạn của bàng Huân cho biết: "Anh ấy là người tốt bụng và đáng yêu nhất mà tôi từng gặp. Anh ấy nghĩa khí với bạn bè và ngây thơ như trẻ con".

Tin tức về cái chết của Bàng Huân làm dấy lên sự phẫn nộ của cư dân mạng:

Tung Qi @Titonos88 nói: "Tôi cũng không theo Pháp Luân Công, nhưng mọi học viên Pháp Luân Công mà tôi gặp trong trại giam đều rất thân thiện và rất tốt với mọi người. Họ ngồi thiền hàng ngày, và trình độ học vấn của họ nhìn chung cao hơn những người bị giam giữ khác, rất nhiều người là nghiên cứu sinh, còn có cả tiến sĩ".

Civeng @_Civeng_ nói: "Quá thê thảm, con người như cỏ rác. Ai dám chắc bi kịch như thế này sẽ không xảy ra với bạn và tôi, nghĩ đến thôi cũng phát khiếp".

Nạn mổ cướp nội tạng sống từ tù nhân lương tâm mà phần lớn là các học viên Pháp Luân Công do chính quyền ĐCSTQ, Công an và quân đội hậu thuẫn, bàn tay vấy máu đã có thể vươn tới những nạn nhân đáng thương khác:

Hồ Hâm Vũ 15 tuổi, cao 1m73, mất tích khi đang học lớp 10 tại trường THPT Trí Viễn, huyện Diên Sơn, thành phố Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc từ giữa tháng 10/2022. (Ảnh chụp màn hình)

Ngày 14/10/2022, một thiếu niên 15 tuổi ở Trung Quốc tên là Hồ Hâm Vũ (Hu Xinyu) đã mất tích một cách bí ẩn khi đi bộ trên con đường chính trong khuôn viên trường học, nơi có lắp đặt 119 camera. Sau 106 ngày, ngày 29/1/2023, chính quyền mới thông báo đã tìm thấy thi thể của cậu ở cách trường học không xa. CNN đặt câu hỏi tại sao ở một quốc gia đâu đâu cũng thấy camera, Hồ Hâm Vũ (cũng như hàng ngàn đứa trẻ khác) lại có thể đột nhiên “bốc hơi” như vậy?

Việc chính quyền không hành động trước các vụ mất tích này đã dẫn đến nhiều suy đoán về đường dây buôn bán nội tạng phía sau. Cha của Tiêu Bằng Phi (Xiao Pengfei), một sinh viên mất tích của Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán, cho biết đặc điểm chung của hàng chục người mất tích là họ đều khoảng 20 tuổi, cao khoảng 1,8m và đều “bốc hơi” gần sông Trường Giang. Gia đình các sinh viên mất tích đã cùng lập một nhóm trao đổi thông tin, "có phụ huynh trong nhóm đã nghĩ đến điều này, có thể lũ trẻ đã bị móc hết nội tạng, sau đó thi thể đã bị xử lý".

Gần đây, tối 23/5, bệnh viện Đồng Tế thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung xác nhận Long Tinh Vũ đã "chết não". Ngày hôm sau, trái tim, gan, hai quả thận và cặp giác mạc của anh đã được hiến tặng.

Long Tinh Vũ, (Long Xingyu) năm nay 24 tuổi, sinh viên cao học chuyên ngành tài nguyên địa chất và công trình địa chất tại Đại học Địa chất Trung Quốc (Vũ Hán), là thành viên trong đội bóng chuyền của trường, tử vong một cách kỳ lạ sau khi bị bong gân chân và còn “hiến tặng nội tạng”.

Tin tức Long Tinh Vũ qua đời vì bong gân đầu gối và còn hiến tặng nội tạng đã thu hút sự chú ý của thế giới bên ngoài. Có cư dân mạng chế giễu rằng, một khi chỉ số sinh học phù hợp để ghép tạng thì dù chỉ bị ngã nhẹ một cái cũng có thể gây "chết não" trong bệnh viện.

Bé gái 6 tuổi trở thành trẻ mồ côi trong cuộc bức hại Pháp Luân Công

Đây không phải là trường hợp điển hình hoặc thiểu số, con số trẻ mồ côi Pháp Luân Công tại Trung Quốc nếu không bị chính quyền ĐCSTQ ngăn cấm và che dấu thì có thể sẽ khiến cả thế giới rùng mình. Bé gái Lily (tên hóa danh vì cuộc đàn áp Pháp Luân Công vẫn đang tiếp diễn tại Trung Quốc) 6 tuổi, đã trở thành trẻ mồ côi khi cha cháu mới qua đời tháng 4 năm 2023. Mẹ của Lily, bà Chu Tú Mẫn cũng đã mất từ tháng 7 năm 2022.

Ngày 9 tháng 4 năm 2023, ông Vương Vũ Đông, 51 tuổi sống tại Thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ - Tỉnh Hắc Long Giang Trung Quốc đã ra đi trong một giấc ngủ. Dù cô con gái nhỏ có cố lay gọi cha mình trong tuyệt vọng thế nào, ông ấy cũng không bao giờ tỉnh dậy nữa.

Ông Vương Vũ Đông. (Ảnh: Minghui.org)

Ông Vương Vũ Đông làm nghề đầu bếp và là trọng tài cờ vua xuất sắc. Sau khi chính quyền cộng sản Trung Quốc ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, ông đã 2 lần bị kết án với tổng cộng 13 năm tù.

Khi ông Vương bị kết án tù lần đầu tiên vào năm 2001 (ở tuổi 29), do sức ép từ trên xuống, thẩm phán đã thay đổi bản án ban đầu của ông từ thời hạn 5 năm lên thành 10 năm. Ở trong Nhà tù Cáp Nhĩ Tân và Nhà tù Đại Khánh, ông Vương bị biệt giam trong 131 ngày và bị xích dưới đất trong 25 ngày. Lính canh cũng tấn công tình dục bằng cách bóp tinh hoàn, bức thực và móc xương đòn của ông. Một tù nhân bảo với ông: “Nếu bọn tôi có đánh ông chết, bọn tôi cũng sẽ viết trong giấy chứng tử của ông là chết một cách tự nhiên”.

Bà Chu vợ ông Vương là một cựu công nhân của nhà máy sản xuất chăn. Bà đã bị Tòa án quận Dương Minh kết án 7 năm tù vào năm 2002. “Tội” của bà ấy là tham gia cùng với các học viên khác trong việc chèn sóng truyền hình cáp để phát thông tin sự thật, vạch trần tuyên truyền ngụy tạo chứng cứ giả của chính quyền ĐCSTQ. Mục đích của ĐCSTQ là lấy cớ hợp pháp bức hại đàn áp môn tu luyện Phật Gia Pháp Luân Công.

Ở trong Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang, bà Chu bị tra tấn bằng hình thức sốc điện, cấm ngủ và đóng băng. Khi được trả tự do vào ngày 9 tháng 5 năm 2009, bà nói rằng bà không ngờ mình có thể sống sót sau 7 năm chịu cực hình ở nơi địa ngục trần gian đó.

Trong kiếp nạn sự sống vẫn hồi sinh

Ngày 21 tháng 3 năm 2017, cả hai vợ chồng lại bị bắt khi đang ở nhà của một học viên khác là bà Lưu Minh Anh tại Tề Tề Cáp Nhĩ. Cảnh sát nhốt họ trong các phòng riêng để thẩm vấn. Cảnh sát còng tay ông Vương ra sau lưng và kéo còng tay lên để làm đau khớp vai của ông. Họ chọc vào xương sườn, dùng giày tát vào mặt, trùm đầu ông bằng một chiếc túi nhựa rồi xả đầy khói thuốc lá vô bên trong túi. Cảnh sát còn cố tình để ông Vương nghe tiếng các cảnh sát khác đánh đập vợ ông ở phòng bên cạnh.

Cha ông Vương đã qua đời vì sức khoẻ chuyển biến xấu không lâu sau khi con trai và con dâu bị bắt.

Ngày 14 tháng 12 năm 2017, ông Vương bị đưa ra xét xử tại Tòa án quận Long Sa và bị kết án 3 năm tù. Ông đã kháng cáo, nhưng Tòa án Trung cấp thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ đã ra phán quyết giữ nguyên bản án ban đầu của ông.

Ở trong Nhà tù Thái Lai và Nhà tù Phùng Đồn, ông bị sốc điện, xịt nước cay, biệt giam và bị xích dưới đất. Thị lực của ông suy giảm nhanh chóng, ông bị đột quỵ và bệnh tim nặng, hôn mê suốt 3 ngày sau khi đã cấp cứu. Bác sĩ cho biết ông bị mất hơn 70% tế bào não.

Tái hiện cảnh tra tấn: Bức thực. (Ảnh: minghui.org)

Bà Chu bị đưa đến một trại tạm giam, và bà đã tuyệt thực để phản đối bức hại. Bà bị đánh đập, quăng xuống đất, cấm ngủ và bị bức thực. Các lính canh trộn thuốc tâm thần vào thức ăn của bà khiến mặt bà bị sưng vù, lưỡi tê bì và luôn khát nước.

Trong suốt gần 5 tháng bị tra tấn và bức thực từ ngày 21 tháng 3 năm 2017 đến tháng 8 năm 2017, cả lính canh và bà Chu đều bị sốc khi biết bà có thai. Họ đã thả bà ngay sau đó. Thật thần kỳ khi bà vẫn giữ được thai nhi trong khoảng thời gian bị tra tấn tàn khốc và hạ sinh thành công bé Lily vào ngày 8 tháng 12 năm 2017.

Con gái ông Vương ngay sau khi chào đời. (Ảnh: Minghui.org)

Chỉ sau sáu ngày bé Lily ra đời, cha của cô bé là ông Vương Vũ Đông đã bị kết án 3 năm tù vì đức tin vào Pháp Luân Công. Bà Chu vừa phải một mình vật lộn để chăm sóc Lily vừa phải né tránh sự sách nhiễu của cảnh sát.

Khi ông Vương được trả tự do vào tháng 3 năm 2020, ông nói năng cũng như phản ứng rất chậm chạp do di chứng của cơn đột quỵ. Không lâu sau, mẹ ông cũng ngã bệnh và nằm liệt giường.

Trong thời gian ông Vương ngồi tù, bà Chu và con gái phải sống cảnh nay đây mai đó rất túng quẫn để trốn tránh cảnh sát. Ngay cả khi ông Vương được thả, bà ấy cũng không thể trở về nhà vì lo sợ cảnh sát có thể tiến hành sách nhiễu gia đình bà lần nữa.

Vào năm 2021 cảnh sát mở cuộc truy lùng bà Chu ở Tề Tề Cáp Nhĩ, bà đành gửi con gái về nhà sống với cha, trong khi bản thân bà vẫn phải lưu lạc khắp nơi.

Rất khó khăn khi ông Vương phải cật lực để chăm sóc cho cả con gái lẫn mẹ của ông. Sau khi mẹ ông qua đời vào năm 2022, cảnh sát không ngừng đến sách nhiễu và lệnh cho ông phải dọn đi nơi khác, vì hễ có một học viên Pháp Luân Công trong quận họ quản lý thì đồng nghĩa với việc họ sẽ không hoàn thành chỉ tiêu công việc. Khi nhìn thấy các bài viết trên Minh Huệ(*) phơi bày về cuộc bức hại gia đình ông Vương, cảnh sát đã tăng cường sách nhiễu vì nghi ngờ ông là tác giả của các bài viết đó.

Một ngày nọ ông trở về nhà và nhìn thấy rất nhiều mẩu thuốc lá vứt trong thùng rác, điều này đã mang đến cho ông Vương áp lực tinh thần rất lớn. Vì ông không hút thuốc nên ông biết cảnh sát đã đến đây.

Cơn ác mộng tồi tệ nhất đã tới khi có người gọi điện cho ông báo bà Chu đã qua đời vào tháng 7 năm 2022.

Mặc dù ông luôn nỗ lực hết mình để dành trọn tình yêu thương và chăm sóc cho con gái kể từ khi cô bé chào đời. Tuy nhiên, chưa ngày nào cháu được sống yên bình mà không phải lo sợ và áp lực trước cuộc bức hại. Tổn thương về thể chất lẫn tinh thần mà ông Vương phải chịu đựng trong ngần ấy năm đã vượt quá giới hạn chịu đựng của ông.

Buổi sáng ngày 9 tháng 4 năm 2023, ông Vương đã không bao giờ tỉnh dậy nữa bỏ lại bé Lily mới 6 tuổi một mình bơ vơ.

Đây chỉ là một câu chuyện trong muôn vàn thảm cảnh bi thương mà ĐCSTQ đã đàn áp người dân của chính họ. Nỗi bi thương này vẫn đang hiện hữu ở từng ngôi làng, góc phố… những đứa trẻ mồ côi Pháp Luân Công không có tuổi thơ tươi đẹp và tiếng khóc xé lòng bơ vơ không nơi nương tựa. Niềm tin vào Chân Thiện Nhẫn có gì sai? làm người tốt có gì sai? Câu hỏi nhức nhối này khiến nhiều người dân Trung Quốc không thể trả lời.

Những thảm cảnh oan khuất này… oán khí ngút trời này đã khiến ông Trời nổi giận. Nỗi oan khuất bi thương của hàng triệu “nàng Đậu Nga" và còn hơn thế tích tụ hơn 23 năm cũng đã đến lúc kẻ hành ác phải bồi hoàn.

Văn hoá truyền thống lâu đời không chỉ ở Trung Quốc mà được lưu tồn trong nhiều nền văn hoá Đông - Tây đều có chung một lời giáo huấn để lại cho hậu thế. “Thiện ác hữu báo”, ngày nay người ta không còn tin vào điều đó nữa. Dù thượng Thiên đã “gửi" rất nhiều thông điệp cho Nhân loại nói chung và Trung Quốc nói riêng, những dị tượng bất thường trái với quy luật… mưa không thuận, gió không hoà… Cảm ứng giữa Thiên nhân hợp nhất đang triển hiện: Tâm địa độc ác sẽ khiến Thượng Thiên nổi giận. Trước khi trừng phạt những kẻ ác Thượng Thiên vẫn từ bi cho cơ hội bằng cách triển hiện những dị tượng bất thường. Sức người nhỏ bé trước thiên tai nhân họa, khi đại kiếp đến chỉ có sự che chở của Thần mới có thể giúp con người vượt qua.

Nội dung câu chuyện “Tuyết tháng 6” nỗi oan nàng Đậu Nga trong văn hoá truyền thống Trung Hoa:

Khi Đậu Nga hàm oan bị giải đến pháp trường, trước lúc hành hình, tên tham quan hỏi Đậu Nga rằng cô còn có lời nào muốn nói nữa không?

Đậu Nga trả lời: “Xin hãy ban cho tôi một mảnh lụa trắng dài ba thước treo lên một cây sào cao trăm thước, nếu như tôi bị oan, một giọt máu nóng cũng sẽ không rơi xuống đất mà sẽ bắn lên trên dải lụa trắng kia; nếu như tôi bị oan, đầu rơi xuống đất, trời liền sẽ có tuyết rơi lả tả; nếu như tôi bị oan, sau khi tôi chết trời sẽ hạn hán trong suốt 3 năm liền”.

Tham quan đó lắc đầu lia lịa, chế giễu: “Thật là ngu muội! Hoang đường!”, lòng nghĩ thầm: “Mùa hè Tháng 6 oi bức như thế này sao lại có tuyết rơi được chứ? Xưa nay, người ta chỉ thấy máu chảy xuống đất, ta lại muốn xem thử máu sao lại có thể bay lên trên được?”.

Thế là ông lệnh cho người ta lấy một dải lụa trắng dài ba thước treo lên cây sào cao.

Có câu nói: “Thiện ác nếu không báo, càn khôn tất vị tư!”

Tên đao phủ vừa vung đao xuống, một dòng máu nóng của Đậu Nga giống như kỳ tích đã bắn lên dải lụa trắng treo ở giữa không trung, ngay cả một giọt cũng không rơi xuống đất. Khi đầu của Đậu Nga bị chặt đứt, quả nhiên gió lớn nổi lên, tuyết bay khắp trời.

Trước đó không lâu, mọi người còn ướt đẫm mồ hôi, vậy mà giờ đây chỉ trong nháy mắt, người nào người nấy ôm đầu rụt cổ chạy về nhà, miệng không ngừng nói là “chuyện lạ, chuyện lạ”.

Sau khi Đậu Nga chết, quả thật là trời đã hạn hán 3 năm, không trồng trọt thu hoạch được gì. Người dân vùng đó đều biết rằng ông trời đang lên tiếng bất bình thay cho Đậu Nga vậy.

Mấy năm sau, phụ thân của Đậu Nga thi đậu bảng vàng, trở thành quan lớn. Khi trở về quê nhà, ông đã phúc thẩm lại vụ án của Đậu Nga, xử trảm Trương Lư Nhi và tên tham quan, rửa sạch nỗi oan khuất cho con gái.

Bà con trong làng lũ lượt kéo đến viếng thăm phụ thân nàng, nói: “Từ đầu chúng tôi đã biết Đậu Nga bị oan, chỉ tiếc là chúng tôi đều sợ quyền thế của tên tham quan đó, nên chỉ dám hận chứ không dám nói ra, nhưng mà chúng tôi lại không hề hãm hại Đậu Nga, cớ sao lại phải chịu nạn hạn hán trong suốt 3 năm này chứ?”.

Phụ thân của Đậu Nga đáp: “Các ông đã biết rõ Đậu Nga là bị oan, vậy mà lại không dám nói một lời công đạo, đó gọi là bất nghĩa. Còn có những người tin tưởng tham quan, cho rằng Đậu Nga thật sự là hung thủ giết người, rồi miệt thị những người lương thiện, đó gọi là bất nhân. Trời cao có mắt, không có tai bay vạ gió, thiên tai nhân họa chính là để trừng trị những kẻ bất nhân bất nghĩa vậy!”.

Tuệ Chân (Tổng hợp)

Nguồn: minghui.org



BÀI CHỌN LỌC

Nỗi oan khuất thấu trời xanh hơn 20 năm và lời cảnh tỉnh không mấy người tin