Phát hiện hóa thạch khổng lồ của loài săn mồi mới tuyệt chủng cách đây khoảng 500 triệu năm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà khoa học vừa khai quật được một phần hoá thạch khổng lồ của một loài chân đốt được cho là đã bị tuyệt chủng cách đây khoảng nửa tỷ năm trên dãy núi Rocky (thuộc Canada).

Theo nghiên cứu thì hóa thạch này là của loài mới được phát hiện, đã sống trong đại dương vào thời kỷ Cambri (541 - 485 triệu năm trước).

Theo các nhà khoa học, loài này có tên là Titanokorys gainesi, chúng có lớp vỏ bảo vệ đầu rất đặc biệt và nó lớn hơn nhiều so với các loài cùng thời.

Tổng chiều dài ước tính của Titanokorys là khoảng nửa mét. Nó được xem là khổng lồ so với các loài khác cùng thời Cambri sống trong đại dương - nhiều loài chỉ lớn bằng ngón tay út.

Epoch Times PhotoTiến sĩ Jean-Bernard Caron, người phụ trách cổ sinh vật không xương sống tại bảo tàng Hoàng gia Ontario cùng mẫu hóa thạch của Titanokorys tại khu khai thác đá trong công viên quốc gia Kootenay. (Ảnh: SWNS)

Epoch Times PhotoBức ảnh chụp cận cho thấy rõ phần mai của Titanokorys gainesi. (Ảnh: SWNS)

Các nhà nghiên cứu cho biết, theo quan điểm của thuyết tiến hoá, loài này thuộc nhóm động vật không xương sống nguyên thuỷ - hay động vật chân đốt, được gọi là radiodont.

Đại diện có tính biểu tượng nhất của nhóm động vật này chính là loài ăn thịt Anomalocaris, được cho là dài đến 1 mét.

Titanokorys có cặp mắt đa diện, miệng răng cưa hình quả dứa và cặp càng đầy gai ở phía dưới phần đầu để bắt mồi. Trên thân có nhiều cánh hay là màng bơi để bơi trong nước, các chuyên gia cho biết.

Epoch Times PhotoLớp mai của Titanokorys gainesi (dưới) cùng với hai tấm cứng đối xứng (trên) bao phủ đầu từ mặt dưới. (Ảnh: SWNS)

Theo một nghiên cứu mới cho thấy, trong nhóm ngành động vật này, một số loài cũng có lớp mai cứng để bảo vệ đầu, tuy nhiên Titanokorys là loài lớn nhất từng được biết đến.

Theo tiến sĩ Jean-Bernard Caron, người phụ trách cổ sinh vật không xương sống của viện bảo tàng Hoàng gia Ontario cho biết: “Kích thước của loài động vật này khiến người ta kinh ngạc, đây là loài động vật lớn nhất từ kỷ Cambri từng được biết”.

Epoch Times PhotoTrên ngọn núi của vườn quốc gia Kootenay (Canada), một nhóm nghiên cứu thực địa của viện bảo tàng Hoàng gia Ontario đã khai thác một phiến đá hoá thạch của Titanokorys gainesi. (Ảnh: SWNS)

Joe Moysiuk, đồng tác giả nghiên cứu hoá thạch và là tiến sĩ nghiên cứu sinh thái học - sinh học tiến hoá tại đại học Toronto (Canada) cho biết: “Titanokorys là một phần của nhóm radiodont, gọi là hurdiid, được đặc trưng bởi cái đầu dài được bảo vệ bởi lớp mai ba mảnh, có nhiều hình dạng khác nhau”.

“Đầu của nó dài so với phần thân nên loài động vật này thực sự lớn hơn phần đầu bơi một chút”

Tất cả các hóa thạch trong nghiên cứu này được nhóm của bảo tàng Hoàng gia Ontario thu thập quanh hẻm núi Canyon, phía bắc công viên quốc gia Kootenay.

Các mẫu vật đầu tiên đã được tìm thấy cách đây chưa đầy một thập kỷ, và khu vực này - dải đá Burgess Shale - có rất nhiều hoá thạch của động vật sống cách đây khoảng 508 triệu năm (thuộc kỷ Cambri).

Epoch Times PhotoMột hình ảnh phục dựng của Titanokorys gainesi (Ảnh: SWNS)

Khám phá này cũng bao gồm một loài nhỏ hơn và phong phú hơn Titanokorys, được đặt tên là Cambroraster falcatus vì trông nó khá giống với chiếc phi thuyền Millennium Falcon trong bộ phim khoa học viễn tưởng Chiến Tranh Các Vì Sao.

Theo các tác giả nghiên cứu mới nhất cho biết rằng có thể hai loài sinh vật này đã cạnh tranh các con mồi (cùng sống tại tầng đáy đại dương).

Tiến sĩ Caron, cũng là phó giáo sư ngành sinh thái học, tiến hoá sinh học và khoa học Trái Đất tại đại học Toronto và cố vấn Moysiuk bổ sung rằng: “Những loài động vật bí ẩn này chắc chắn có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái đáy biển trong kỷ Cambri”.

“Những cái chi ở phía trước trông giống như những cái cào nhiều lớp và hoạt động hiệu quả trong việc bắt mồi và đưa thức ăn vào miệng. Còn cái mai lưng khổng lồ có thể hoạt động như một cái cày”.

Epoch Times PhotoHình ảnh mô phỏng Titanokorys từ phía trước. (Ảnh: SWNS)

Khu vực hoá thạch Burgess Shale thuộc công viên Quốc gia Yoho và Kootenay, do Parks Canada quản lý.

Parks Canada tổ chức những hoạt động đi bộ đường dài được hướng dẫn chuyên nghiệp, giới thiệu các hoạt động của những nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu góp phần mở rộng kiến thức hiểu biết về giai đoạn quan trọng trong lịch sử của Trái Đất.

Dải Burgess Shale được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1980 vì những giá trị phổ quát tuyệt vời của nơi này và cũng là một phần của Di sản Thế giới Công viên Núi Rocky.

Việc phát hiện ra Titanokorys đã được mô tả trong CBC “Bản chất của Vạn vật”, tại chương “Những động vật đầu tiên”.

Các mẫu vật liên quan này sẽ được trưng bày tại các trung tâm triển lãm bảo tàng Hoàng gia Ontario, triển lãm Willner Madge, Dawn of Life vào tháng 12.

Phát hiện trên đã được công bố vào ngày 8 tháng 9 trên Tạp chí Khoa học Mở của Hiệp hội Hoàng gia.

Du Du
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện hóa thạch khổng lồ của loài săn mồi mới tuyệt chủng cách đây khoảng 500 triệu năm