Phó giáo sư ĐH Fordham: Trọng đức mới có thể vượt qua hoạn nạn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi đọc bài viết “Vì sao có nhân loại”, Phó giáo sư William Baumgarth cho biết ông càng thêm trân quý ý nghĩa của sinh mệnh. Ông chia sẻ: “Người tốt muốn vượt qua hoạn nạn thì cách duy nhất là trở thành một người tốt hơn nữa”.

Nhà sáng lập Pháp Luân Công công bố bài viết
‘Vì sao có nhân loại’ -
(Xem ở đây)

Ngày 27/1 vừa qua, ông William Baumgarth, phó giáo sư khoa Chính trị học thuộc Đại học Fordham, New York (Mỹ), đã chia sẻ với Epoch Times về bài văn Vì sao có nhân loại của Đại sư Lý Hồng Chí.

Ông Baumgarth cho biết, phần viết về sự khởi đầu và chu kỳ sáng tạo vũ trụ khiến ông nhớ đến một chủ đề phổ biến trong triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại. Plato trong cuốn sách “Timaeus” cũng như các triết gia thuộc trường phái Khắc kỷ (Stoics) đều cho rằng, vũ trụ trải qua quá trình phát triển, sau đó đến giai đoạn bùng cháy và phục sinh. “Những lý luận này rất sáng tạo, có tư tưởng, nhưng lại chưa đủ sức thuyết phục về mặt tri thức” - ông Baumgarth nói.

“Càng thuyết phục hơn nữa khi Đại sư Lý Hồng Chí giải thích vì sao chúng ta lại ở trong cảnh giới vũ trụ tồi tệ như hiện nay. Điều này gợi nhớ đến “Thần thoại Er” (Myth of Er) ở cuối sách “Republic” của Plato. Đại sư Lý Hồng Chí đã chỉ ra tính trọng yếu của việc nâng tầm tri thức, đề cao mỹ đức và chấp nhận vận mệnh của bản thân. Tình trạng hiện nay dường như thực sự báo trước về sự hủy diệt sắp xảy ra. Rất có thể, đạo đức cao thượng và chấp nhận vận mệnh là con đường duy nhất chúng ta có thể đi” - ông Baumgarth nói.

Với học vị tiến sĩ từ Đại học Harvard, ông Baumgarth hiện là Phó chủ tịch quản lý khoa Kinh tế học tại Đại học Fordham. Ông từng giữ chức vụ Trưởng khoa Chính trị học, và Chủ nhiệm lâm thời khoa Cổ điển học, Giám đốc Chương trình Danh dự Rose Hill, đồng thời đảm nhận nhiều chức vụ khác tại Đại học Fordham, New York.

Trong sự nghiệp của mình, ông Baumgarth nghiên cứu về các lĩnh vực triết học chính trị cổ điển, trung cổ, hiện đại và đương đại, đã xuất bản nhiều bài luận văn về triết học gia và nhà Thần học thời trung cổ Thomas Aquinas, nhà khoa học chính trị và triết gia Niccolò Machiavelli, và nhà triết học Anh, nhà kinh tế học và chính trị học Friedrich von Hayek.

Ông Baumgarth chia sẻ cảm nhận sau khi đọc bài văn Vì sao có nhân loại của Đại sư Lý Hồng Chí: “Sinh mệnh có ý nghĩa, đây là điều đầu tiên tôi tâm đắc. Thứ hai, ý nghĩa sinh mệnh của bạn là kết quả từ những quyết định bạn đưa ra. Quyết định sai lầm sẽ dẫn đến tình huống tồi tệ, nhưng thay vì tức giận, buồn bã hay chán nản, bạn nên chấp nhận những gì đã xảy ra và tiến về phía trước”.

Ông Baumgarth cho rằng Đại sư Lý Hồng Chí có hiểu biết sâu sắc về thế giới và nhân loại. “Khi nói về nhân loại, thông điệp đầu tiên ông ấy đưa ra là: Đừng cảm thấy tiêu cực về vị trí hiện tại của bạn. Thứ hai, cần tu đức, tu thân, dưỡng tính. Cách duy nhất để người tốt vượt qua hoạn nạn chính là trở thành một người tốt hơn nữa. Nhân loại hiện đang trong trạng thái bại hoại, có lẽ chúng ta đang trên bờ hủy diệt, tôi không rõ chúng ta cách hủy diệt bao xa”.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, được Đại sư Lý Hồng Chí truyền rộng ra công chúng vào năm 1992. Pháp Luân Công lấy đặc tính vũ trụ Chân - Thiện - Nhẫn làm nguyên tắc chỉ đạo, và dạy các học viên bắt đầu từ làm người tốt, trở thành một người tốt hơn nữa và trở về chân tính của mình.

Vào tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ bắt đầu cuộc bức hại tàn khốc đối với các học viên Pháp Luân Công, cho đến nay cuộc bức hại vẫn tiếp diễn chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong hơn 20 năm phản bức hại, các học viên Pháp Luân Công đã giúp bộ môn tu luyện này được phổ truyền khắp thế giới, đến nay hơn 100 quốc gia khắp các châu lục đều có người tu luyện Pháp Luân Công.

Theo Liên Thư Hoa - Epoch Times
Minh Tâm biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Phó giáo sư ĐH Fordham: Trọng đức mới có thể vượt qua hoạn nạn