Phong trào Đại Dịch thuật đã phá vỡ tuyên truyền đối ngoại của Trung Quốc như thế nào

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc đẩy mạnh tuyên truyền đối ngoại, chủ yếu dùng tiếng Anh để lừa bịp những người nước ngoài không biết tiếng Trung, đối nội sử dụng tiếng Trung để tẩy não người Trung Quốc, và tiếng Trung khó học khó hiểu, vô hình trung tạo thành một bức tường lửa tự nhiên. Thật bất ngờ, "Phong trào Đại Dịch thuật" đã phá tan bức tường đó, đã nối thông hai mặt trận tuyên truyền bên trong và bên ngoài, phá vỡ tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ.

Vào tháng 4 năm nay, "Phong trào Đại dịch thuật" đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông, nhưng lý do của việc này lại rất tình cờ.

Đầu tháng 3, Dương Hàm, 50 tuổi, cư dân Sydney, được một người bạn mời tham gia nhóm WeChat, nhóm này đang bàn luận sôi nổi về việc Nga xâm lược Ukraine, ủng hộ bạo lực Nga, chửi rủa Ukraine, lan truyền tin đồn và thuyết âm mưu của Nga. Ngạc nhiên hơn nữa, người ta còn hỏi anh về việc tìm các cửa hàng Nga ở Sydney, để họ đi mua thực phẩm Nga, để thể hiện sự ủng hộ đối với Moscow.

Dương Hàm cảm thấy đã quá thể rồi, anh nói với The Atlantic vào ngày 21 tháng 5: "Điều đó khiến tôi bị sốc, thật là thái quá. Bạn sống ở Sydney, và bạn muốn tài trợ cho người Nga, mua thức ăn của họ, để thể hiện sự ủng hộ của bạn đối với cuộc xâm lược của họ đối với một quốc gia khác"

Dương Hàm rất tức giận nên đã lên Twitter, sau khi xóa tên và ảnh của người đăng trên WeChat, anh đã chụp màn hình đoạn chat nhóm và dịch sang tiếng Anh.

Đây là một trong những câu chuyện về nguồn gốc của "Phong trào Đại Dịch thuật". Kể từ khi ra mắt vào tháng 3, tài khoản Twitter của "Phong trào Đại Dịch thuật" đã thu hút được hơn 150.000 người theo dõi. Nền tảng phi tập trung này đã trở thành chiến trường mới, mặc dù trang web bị chặn ở Trung Quốc, nhưng đã giành được sự ủng hộ rộng rãi.

Cuộc chiến Nga-Ukraine: ĐCSTQ tuyên truyền đối ngoại và đối nội khác nhau hoàn toàn

Hầu hết các bản dịch gốc của “Phong trào Đại Dịch thuật” đều tập trung vào chiến tranh.


"Phong trào Đại Dịch thuật" là một chiến dịch nhóm trực tuyến được phát động sau khi Nga xâm lược Ukraine, nhằm mục đích chuyển dịch dư luận trên các mạng tiếng Trung sang tiếng nước ngoài, và cho thế giới biết lập trường thực sự của ĐCSTQ. Hình ảnh hiển thị trang chính thức của "Phong trào Đại Dịch thuật" của Reddit. (Ảnh chụp màn hình trang web)

ĐCSTQ tuyên bố với thế giới bên ngoài rằng, Trung Quốc giữ trung lập trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Bạn sẽ không thấy tuyên truyền thân Nga trong tuyên truyền tiếng Anh chính thức của ĐCSTQ. Nhưng bên trong bức tường, ĐCSTQ đang kích động công chúng ủng hộ Nga, chê trách Ukraine, thù hận Hoa Kỳ. Nếu bạn nghĩ rằng những người tham gia là thiểu số hoang tưởng và chủ nghĩa dân tộc cực đoan thì bạn đã nhầm, thúc đẩy toàn bộ việc này chính là các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ, các học giả và quan chức.

Vào ngày 29 tháng 3, "Nhân dân nhật báo trực tuyến" của ĐCSTQ đã đăng bài viết của một nhà bình luận "Hoa Kỳ chịu trách nhiệm không thể tránh khỏi đối với cuộc khủng hoảng (Nga-Ukraine)", vu khống "Hoa Kỳ là kẻ khơi mào cuộc khủng hoảng Ukraine", và "là nguyên nhân và là tế bào ung thư của tất cả những xung đột này".

CCTV của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gọi Hoa Kỳ là "Voldemort”.

Một chuyên gia chiến lược nổi tiếng khác của ĐCSTQ nói: “Trung Quốc (ĐCSTQ) nên duy trì lập trường và nguyên tắc cơ bản của mình bằng cách bề ngoài trung lập, và cung cấp hỗ trợ thực chất cho Nga; không nên chịu quá nhiều áp lực từ các ý kiến ​​chính trị và dư luận quốc tế”; “Chúng ta phải kiên quyết thuyết phục hòa bình và thúc đẩy các cuộc đàm phán, chiếm cứ điểm cao về mặt đạo nghĩa, ủng hộ và hợp tác một cách khéo léo với Nga”.

ĐCSTQ còn tiến hành các khóa học về tư tưởng và chính trị trong các trường học, hướng dẫn sinh viên ‘hiểu đúng’ về "tình hình Nga-Ukraine" hiện nay.

Các tình nguyện viên của "Phong trào Đại Dịch thuật" nói rằng, có hai cách diễn đạt khác nhau bên trong và bên ngoài ĐCSTQ, có thể khó hiểu đối với những người không hiểu tiếng Trung Quốc. Tuyên truyền đối ngoại, "Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) cố gắng nuôi dưỡng hình ảnh một chú gấu trúc khổng lồ dễ thương ở nước ngoài, truyền bá văn hóa truyền thống Trung Quốc một cách thân thiện, và chủ động kết bạn với thế giới."

“Ngược lại, những luận điệu tuyên truyền ở Trung Quốc ngày càng mang tính chủ nghĩa dân tộc cao hơn, chẳng hạn như ủng hộ Nga, hạ thấp Ukraine, uy hiếp Đài Loan, v.v. Đây mới là bộ mặt thật của Trung Quốc (ĐCSTQ).” - Tình nguyện viên nói: “Những ngày đó, chúng tôi nghĩ rằng, học ngoại ngữ là để hiểu nước ngoài, nhưng bây giờ tôi hiểu rằng chỉ khi biết ngoại ngữ, chúng ta mới có thể nhìn thấu Trung Quốc (ĐCSTQ)”.


Một nhóm cư dân mạng đã phát động "Phong trào Đại Dịch thuật" sau chiến tranh giữa Nga và Ukraine. (Ảnh chụp màn hình Twitter)

"Phong trào Đại Dịch thuật" đã trở thành một "người tố giác" để cho thế giới biết ý đồ thực sự của ĐCSTQ

Các tình nguyện viên nói với Business Insider rằng, (tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ là hòa bình), tuyên truyền đối nội của nó giống như một con buôn chiến tranh, và thậm chí còn thúc đẩy "chủ nghĩa phát xít". Mong muốn của "Phong trào Đại Dịch thuật" là trở thành một "người tố giác", để nói cho phần còn lại của thế giới biết "ý đồ" thực sự của ĐCSTQ.

Tuvia Gering, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Chiến lược và An ninh Jerusalem, bắt đầu dịch các bài đăng trên phương tiện truyền thông trực tuyến của Trung Quốc trên Twitter hơn một năm trước.

Ở mọi quốc gia, "bạn sẽ gặp những kẻ cố chấp và kẻ theo chủ nghĩa dân tộc, và những người nói những điều khủng khiếp" - Gering nói. Nhưng Trung Quốc thì khác: "Thứ nhất, không gian thông tin của Trung Quốc được quản lý rất chặt chẽ. Thứ hai, những người nói những điều tồi tệ khủng khiếp này là những giáo sư kỳ cựu, họ là đảng viên, một số là nhà hoạch định chính sách, một số là nhà chiến lược cấp cao".

Gering cho biết, không thể nghi ngờ tính xác thực chính thức của các video và tài liệu do Phong trào Đại Dịch thuật dịch. Sở thích riêng của Gering là theo dõi những gì một số học giả, chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nói và tweet. Ông nhận thấy rằng, các quan chức Trung Quốc quan tâm đến các thuyết âm mưu và nhanh chóng lan truyền thông tin sai lệch từ các phương tiện truyền thông nhà nước của Nga.

Gering đề cập đến một thông tin sai lệch của Nga rằng, người Mỹ đang vận hành các phòng thí nghiệm vũ khí sinh học ở Mông Cổ. Ông nói với The Atlantic rằng, gần như chắc chắn rằng, những lời nói này sẽ được Trung Quốc chấp nhận vào một thời điểm nào đó. Vài giờ sau, một tin nhắn từ Gering có nội dung: "Nói đúng rồi!", cùng với một liên kết đến dòng tweet mới nhất của anh ấy, cho thấy các quan chức Trung Quốc đang lặp lại những lời nói dối như con vẹt.


Quy mô của chiến dịch tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ là chưa từng có. Bức ảnh chụp các khẩu hiệu tuyên truyền trên các bảng quảng cáo điện tử ở Bắc Kinh giữa khói mù mịt. (Hình ảnh GREG BAKER / AFP / Getty)

Phong trào Đại Dịch thuật khiến ĐCSTQ ‘nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì’

Mặc dù tất cả những gì tình nguyện viên này làm chỉ là dịch các bài đăng đã được kiểm duyệt của Trung Quốc, họ vẫn khiến ĐCSTQ tức giận. Lý do rất đơn giản, việc tuyên truyền đối ngoại được đóng gói kỹ lưỡng của ĐCSTQ đã bị chính việc tuyên truyền đối nội của nó vạch trần.

Kể từ giữa tháng 3, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ như Global Times, The Paper, và Mạng lưới quan sát, đã bôi nhọ và chỉ trích "Phong trào Đại Dịch thuật" vì cái gọi là 'xúc phạm Trung Quốc', và 'thế lực nước ngoài' đứng đằng sau.

Vào ngày 31 tháng 3, phương tiện truyền thông "Nhân dân Nhật báo" của ĐCSTQ cũng cáo buộc "Phong trào Đại Dịch thuật" là "sự phỉ báng nhân dân Trung Quốc bởi các thế lực nước ngoài", và là một hành vi của kẻ trộm cắp vặt.

Jason Wu, Phó giáo sư khoa học chính trị Đại học Indiana, người chuyên nghiên cứu về hệ tư tưởng và dư luận Trung Quốc, nói với NBC News rằng, cuộc phản công của giới truyền thông đảng xuất phát từ nỗi sợ mất kiểm soát thông tin. Thời thời gian dài, tuyên truyền đối nội và đối ngoại của ĐCSTQ đã hiển thị các nội dung khác nhau cho công chúng, và Phong trào Đại Dịch thuật đã phá tan ranh giới này, tạo ra một cuộc khủng hoảng về quan hệ công chúng đối với ĐCSTQ.

Jason Wu nói rằng điều này (Phong trào Đại Dịch thuật) cho phép những người không thường đọc tiếng Trung Quốc hiểu nội dung các phương tiện truyền thông chính thức (ĐCSTQ) đang tuyên truyền trong nước, khiến ĐCSTQ khó nói: "Được rồi, chúng tôi thực sự trung lập”. Nó cũng khiến những thông tin mà ĐCSTQ cung cấp cho khán giả trong nước, cái mà ĐCSTQ không muốn cho phần còn lại của thế giới biết, trở nên không thực.

Lưu Thanh đã viết trong bài bình luận của Đài Á Châu Tự Do: "Để lừa dối thế giới, ĐCSTQ đã chi hàng chục tỷ đô la mỗi năm chỉ riêng cho hoạt động tuyên truyền đối ngoại lớn của mình; trong khi một phong trào Đại Dịch thuật đã khiến ĐCSTQ ‘nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì’, so với số tiền hàng chục tỷ đô la mà ĐCSTQ chi tiêu hàng năm, nó có hiệu quả tác động ngược rõ rệt hơn".

Chuyên mục Góc nhìn Trung Quốc của Đài Á Châu Tự do viết: "Phong trào Đại dịch đã đem tuyên truyền vốn nhắm vào trong nước của Trung Quốc phơi bày trước cộng đồng quốc tế, và khiến thế giới biết về sự giả tạo trong tuyên truyền quốc tế của chế độ Bắc Kinh, khiến lời nói dối bị chết khi ra ánh sáng".

Hoàng Tử Nhân, một nhà báo tự do, nói với Epoch Times rằng, bất cứ điều gì ĐCSTQ không thích đều quy kết cho các thế lực nước ngoài.

Cô chất vấn ĐCSTQ: "Tin tức và video của chính các người, chúng tôi chỉ dịch lại, sao lại gọi nó là hành vi của kẻ trộm cắp vặt? Làm thế nào nó trở thành thế lực nước ngoài? Đây là lan truyền. ĐCSTQ các người xóa tất cả các bài đăng trực tuyến mà các người không thích, và phong tỏa tài khoản của các cư dân mạng. Đó không chỉ là hành vi trộm cắp vặt, mà là hành vi của kẻ cướp".

"Chúng tôi đang làm công việc dịch thuật, và không có cách nào để xóa bình luận của người khác, và không có cách nào để chặn tài khoản của người khác. Chúng tôi chỉ đang thực hiện một số công việc dịch thuật, sao lại gọi là kẻ ăn cắp vặt? Nếu các người có gan làm, tại sao các người lại sợ người khác tuyên truyền cho các người?” - Hoàng Tử Nhân nói.

Đại Minh
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Phong trào Đại Dịch thuật đã phá vỡ tuyên truyền đối ngoại của Trung Quốc như thế nào