Phụ nữ xưa vì thiên hạ thuận theo đạo ‘trợ giúp chồng’ như thế nào

Giúp NTDVN sửa lỗi

‘Trợ giúp chồng dạy con’ là một câu thành ngữ cổ. ‘Trợ giúp chồng dạy con’ là thước đo đạo đức của phụ nữ thời xưa, cũng là lời khen ngợi đối với người vợ đức hạnh. Câu này có nguồn gốc từ "Xuân Thu" và "Luận ngữ - Quý thị".

Trong xã hội cổ đại, đó là tiêu chuẩn để đo lường xem người phụ nữ có phải là ‘người vợ, người mẹ tốt’ hay không, và có thể ‘cùng chồng dạy con’ hay không. Nhiều phụ nữ thời xưa, dưới ảnh hưởng của bầu không khí xã hội và bầu không khí giáo dục thời bấy giờ, đã có thể giúp chồng dạy con, để chồng hoàn thành nhiệm vụ cao cả phục vụ đất nước, thành sự nghiệp lớn, chứ không phải suốt ngày sống trong tình cảm riêng tư.

‘Trợ giúp chồng dạy con’, chính là giúp chồng hoàn thành đại sự. Có một câu chuyện như vậy, kể rằng người xưa thuận theo đạo ‘Trợ giúp chồng dạy con’ như thế nào, đã khai sáng cho người đời sau tìm ra phương pháp giáo dục quay về truyền thống.

Khương Hậu tháo trâm chịu tội

Khương Hậu tháo trâm chịu tội, nói về hoàng hậu của triều đại Tây Chu, dùng cách tự trách tội mình, đã khuyên nhủ thành công nhà vua không tham lam sắc dục của hậu cung.

Từ xa xưa, hoàng hậu là mẫu nghi thiên hạ, là tấm gương cho tất cả phụ nữ trong thiên hạ. Vì vậy, chỉ có đức hạnh và trí tuệ rất cao mới có thể một đời hiền hậu, và hoàn thành trọng trách này. Khương Hậu là vương hậu của Chu Tuyên Vương nhà Tây Chu, con gái của Quốc quân nước Tề. Bởi vì phó mẫu phụ trách giáo dưỡng bà là người tinh thông đức nghĩa, lễ giáo nghiêm khắc, nên đã nuôi dạy bà để trở thành một người phụ nữ tài đức song toàn.

Chu Tuyên Vương là con trai của Chu Lệ Vương, bởi vì khi Chu Lệ Vương tại vị là người trọng lợi khinh đức, tranh giành lợi ích với dân, thi hành bạo chính, làm cho dân chúng không còn đường sống, dẫn đến ‘quốc dân bạo động’. Chu Lệ Vương phải chạy ra nước khác sống lưu vong cho đến lúc mất, từ đó vương triều sụp đổ.

Sau khi Chu Tuyên Vương lên ngôi, ngay từ đầu đã nhận được sự ủng hộ của nhóm Triệu Công, ông rất chăm lo chính sự, dốc sức xây dựng đất nước, đã xuất hiện cục diện hưng thịnh. Được một thời gian, ông lại dần dần lười biếng, thường xuyên lui vào hậu cung, trở nên an nhàn, hưởng lạc, đồng thời bỏ bê, trễ nải việc triều chính.

Thấy Tuyên Vương mê luyến nữ sắc, khiến các quan đại thần đều bất mãn, Khương Hậu lo lắng không thôi. Nếu để lặp lại những sai lầm của Chu Lệ Vương, nhà Chu sẽ đi đến diệt vong. Hạ Kiệt vì yêu Muội Hỉ mà chết, Thương Trụ cũng vì Đát Kỷ mà chết. Biết rằng mình phải có trách nhiệm khuyên can, bà đã hành động một cách quyết đoán và khôn ngoan.

Một buổi sáng, mặt trời đã lên ba sào (mặt trời đã lên rất cao), thấy vua Tuyên Vương vẫn chưa dậy lâm triều lo việc chính sự, Khương Hậu không chút do dự cởi bỏ hết các trang sức lộng lẫy như trâm cài tóc, hoa tai… quỳ gối ở ngõ Vĩnh Hạng ở hậu cung, biểu thị tội lỗi của mình và muốn nghe quân vương xử lý, hy vọng điều này sẽ làm cho Tuyên Vương tỉnh ngộ.

Khương Hậu tháo trâm chịu tội. (Tranh Ung Chính thập nhị mỹ nhân đồ - phạm vi công cộng)

Bà đã nhờ phó mẫu phụ trách việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của quân vương và hậu phi truyền lời với Tuyên Vương rằng, chính sự thiếu tài năng và đức độ của bà đã khiến Chu Tuyên Vương trở nên dâm loạn, khiến quân vương bỏ bê triều chính. Sự háo sắc của nhà vua chắc chắn sẽ dẫn đến sự xa hoa phô trương, về lâu dài sẽ khiến thiên hạ đại loạn. Bà cho rằng những tai họa này đầu tiên là do bản thân bà thất đức mà tạo thành, vì vậy thỉnh Tuyên Vương giáng tội.

Chu Tuyên Vương nghe xong đột nhiên bừng tỉnh, vô cùng cảm động, vội vàng đáp: Là tại quả nhân không có đạo đức, đây thật sự là lỗi của ta, không phải lỗi của nàng. Vua Tuyên Vương dứt lời vội vàng đứng dậy, chạy đến ngõ Vĩnh Hạng đón Khương Hậu. Từ đó, Tuyên Vương tỉnh ngộ thay đổi, sáng sáng thượng triều không còn mê trầm chốn hậu cung. Vì vậy, sự nghiệp trung hưng của Tuyên Vương gắn liền với hiền đức của Khương Hậu.

Cảm ngộ

Việc Khương Hậu tháo trâm chịu tội có nội hàm rất sâu sắc, vì thiên hạ người phụ nữ cần trợ giúp chồng như thế nào, bà đã thể hiện một tấm gương vô cùng hiền đức.

Một là để nói với những người phụ nữ rằng, trách nhiệm của người vợ là phải can đảm thuyết phục chồng quay lại con đường đúng đắn, nếu cứ thế phóng túng, cứ thế mà thuận theo cái sai của chồng là mất đạo đức.

Hai là đừng quên tuân thủ nghiêm khắc lễ nghĩa của người phụ nữ, khi khuyên can chồng phải cung kính, nhã nhặn, có thái độ khuyên nhủ chồng phù hợp với lễ nghĩa của người vợ, dám nói ra nhưng lại ôn nhu dịu dàng, nhân hậu.

Thứ ba là không trốn tránh trách nhiệm của mình, hiểu rằng sự sa sút của chồng cũng là trách nhiệm của mình, cần phải dũng cảm kiểm điểm lại bản thân và dám chịu trách nhiệm.

Đây chính là lý do khiến Khương Hậu đoan trang, đức độ, và khiến Tuyên Vương cảm động. Đó là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho cuộc sống vợ chồng hiện đại.

Ngược lại, trong cuộc sống hiện nay, một số quan chức tham nhũng ngoài đời thường bị vợ lôi vào vòng tội lỗi. Nếu so sánh, suy nghĩ sâu sắc mới biết giáo dục đạo đức truyền thống quan trọng như thế nào.

Đức Nhã
Theo Mục San - soundofhope



BÀI CHỌN LỌC

Phụ nữ xưa vì thiên hạ thuận theo đạo ‘trợ giúp chồng’ như thế nào