Phương pháp mới giúp người mù có thể ‘nhìn thấy’ mọi thứ bằng tai của họ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi một người bị mù, suy nghĩ của bộ não sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Các nhà khoa học đã phát triển một chương trình máy tính có thể biến đổi kích thước và hình dạng của mọi vật thể thành một loại âm nhạc.

Sau một số khóa đào tạo, người mù có thể đánh giá hình ảnh hiện lên trong tâm trí của họ khi nghe những bản nhạc này. Do đó, sử dụng thính giác để đánh giá hình dạng là một ý tưởng hết sức độc đáo, có thể mang lại tia sáng cho người mù.

Theo Zhongshi Electronic News, nhân vật tham gia là một nữ sinh 24 tuổi, Geronimo. Người phụ trách chính cuộc thử nghiệm là Tiến sĩ Li đến từ Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng có trụ sở tại Boston (Hoa Kỳ).

Tiến sĩ Li đã dùng một tấm vải dày, mờ đục để bịt mắt nữ sinh trong suốt 100 giờ, kéo dài liên tục năm ngày. Sau đó, cô được yêu cầu trải nghiệm cảm giác của một người bị mù. Geronimo bắt đầu học đi bằng gậy, cô nhận thấy thính giác của mình đã được cải thiện, có thể nghe thấy tiếng bước chân nhẹ nhàng của mọi người và có thể đoán được ai là người đến phòng mình thông qua tiếng bước chân. Sau khi mất thị giác, thính giác trở thành phương tiện duy nhất mà Geronimo có thể phát hiện ra các chuyển động bên ngoài.

Tham gia cuộc thử nghiệm này, Geronimo sẽ được nhận ba bữa ăn đến phòng hàng ngày, mặc dù bổ dưỡng nhưng mùi vị lại hết sức nhàm chán, bản thân cô cũng không có lựa chọn nào khác. Đêm trước khi tham gia nghiên cứu, cô đã đi ăn món cay yêu thích của mình, 5 ngày sau - thời điểm hoàn thành thí nghiệm, Geronimo muốn đi “xả hơi” và ăn lại món đó, nhưng lạ thay, cô cảm thấy chán ăn và khó nuốt.

Một trong những khóa học quan trọng nhất đối với Geronimo là học chữ nổi Braille cho người mù, đây là một hệ thống văn bản có dấu chấm nổi được tạo ra bởi Louis Braille (người Pháp) dành cho người mù. Cô đã ngày đêm chuyên tâm nghiên cứu và luyện tập bằng ngón trỏ của bàn tay phải. Vào ngày thứ ba, Geronimo bắt đầu đọc các bài đọc bằng chữ nổi Braille một cách dễ dàng. Ngón trỏ của bàn tay phải trở nên đặc biệt nhạy cảm, và cô có thể phân biệt được những cảm giác dù rất nhỏ.

Một trong những giả thuyết của Tiến sĩ Li là những người mù bẩm sinh sử dụng "vỏ não thị giác" để cảm nhận xúc giác từ các ngón tay, đó là "thị - xúc giác". Điều ông muốn biết là: Điều gì sẽ xảy ra với mạng lưới thần kinh khi một người bình thường đột nhiên bị mất thị lực? Liệu "vỏ não thị giác" ban đầu dành riêng cho thị giác có được chuyển đổi thành mạng lưới thần kinh xúc giác không?

Tiến sĩ Li cũng muốn biết: Nữ sinh này đã sử dụng phần dây thần kinh não nào khi học chữ nổi? Vào ngày thứ tư, ông Li đã sử dụng "phương pháp sốc từ tính" để tạm thời làm gián đoạn chức năng "vỏ não thị giác" của nữ sinh, sau đó yêu cầu cô "đọc" chữ nổi Braille.

Các nhà khoa học đã cùng nhau thiết kế một thiết bị di động cho phép người mù "nhìn thấy" kích thước của mọi thứ, độ cao của các tòa nhà và vòng cung của cầu cạn để di chuyển tự do.
Các nhà khoa học đã cùng nhau thiết kế một thiết bị di động cho phép người mù "nhìn thấy" kích thước của mọi thứ, độ cao của các tòa nhà và vòng cung của cầu cạn để di chuyển tự do. (zoetnet Flickr - CC BY 2.0)

Điều này đã khẳng định lý luận của Tiến sĩ Li Angen: vỏ não thị giác của người mù sẽ tham gia và hỗ trợ các giác quan xúc giác. Geronimo có thể thích nghi với môi trường và tổ chức lại một mạng lưới thần kinh mới để khắc phục những thiếu sót của cô trong bốn ngày. Sau khi tấm vải bịt mắt được tháo ra và Geronimo có thể nhìn thấy ánh sáng, vỏ não thị giác của cô ấy trở lại hoạt động bình thường, đồng thời các giác quan đặc biệt mà cô học được trong giai đoạn "mù lòa" không còn nữa. Một trải nghiệm thú vị: Khi Geronimo nhìn thấy ánh sáng màu đỏ mờ nhạt, cô gần như ngất xỉu và cảm thấy mất phương hướng.

Các nhà khoa học đã cùng nhau thiết kế một thiết bị di động cho phép người mù "nhìn thấy" kích thước của mọi thứ, độ cao của các tòa nhà và vòng cung của cầu cạn để di chuyển tự do. Nhưng nó không hữu ích cho những người bị mù bẩm sinh, bởi vì họ chưa bao giờ trải nghiệm nhận thức tưởng tượng về "chiều sâu".

Để triển khai ý tưởng này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng những người mù hoặc bị bịt mắt để thực hiện các thí nghiệm giải mã và phân tích các hình ảnh phức tạp bằng âm thanh, sau đó tập hợp chúng lại thành một hình ảnh đầy đủ trong tưởng tượng. Ý tưởng công nghệ cao này không phải là một điều mới, chương trình chuyển đổi giống như máy chơi đàn piano, sử dụng một chuỗi các lỗ được đục trên giấy để tạo ra âm nhạc, khi vòng cung quay sẽ có âm thanh.

Chương trình máy tính sẽ quét từ trái sang phải và quét các đơn vị mẫu của màn hình để vẽ phác thảo hình ảnh, giống như một nhạc sĩ đang đọc bản nhạc. Đường chéo từ góc dưới bên trái đến góc trên bên phải có thể nghe như âm thanh thác đổ, đường ngang là nốt liên tục đơn điệu, đường dọc là nốt nhịp đột ngột.

Một khiếm khuyết đáng tiếc là hệ thống thị giác của con người có 3 triệu tế bào thần kinh, trong khi thính giác chỉ có 30.000 tế bào (chênh lệch gấp trăm lần). Do đó, sự chuyển đổi từ hình ảnh sang nốt nhạc chỉ có thể đại diện cho một phần trăm. Chỉ có thể đưa ra một phác thảo, không phải là một chỉ dẫn chi tiết.

Bất chấp những hạn chế, người mù vẫn có thể sử dụng nó để làm nhiều việc mà không gặp trở ngại lớn. Kết quả thử nghiệm: Với khoảng một giờ đào tạo, hầu hết những người tham gia (bao gồm cả người mù và người bị bịt mắt) đều có thể học cách nghe nhạc để “nhìn thấy” những hình ảnh trước mặt. Máy tính thậm chí còn cho phép bạn thu hẹp trường nhìn và tập trung vào một phần nhỏ của hình ảnh để "quan sát" chi tiết, giống như dùng mắt để điều chỉnh tiêu điểm và quan sát các vật thể.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Phương pháp mới giúp người mù có thể ‘nhìn thấy’ mọi thứ bằng tai của họ