Quốc gia có 78% dân số từ chối khoản trợ cấp mỗi tháng gần 80 triệu VND từ chính phủ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trên thế giới có một quốc gia mà người dân sống không phải lo nghĩ đến tiền bạc, thậm chí dù được chính phủ lên kế hoạch trợ cấp, gần 4/5 dân số vẫn phản đối và muốn được làm việc. Đây là một nước tư bản phát triển cao và là một trong những nước giàu nhất thế giới.

Đất nước này là Thụy Sĩ.

Quốc gia này có mức thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới, cùng với tỷ lệ thất nghiệp và thâm hụt tài chính rất thấp.

Tôn chỉ của Thuỵ Sĩ là: chăm sóc toàn diện từ khi sinh ra đến lúc chết đi, chính phủ chịu trách nhiệm về mọi thứ, bao gồm giáo dục và chăm sóc y tế, v.v.

Thụy Sĩ là một ví dụ điển hình của sự giàu có. Năm 2016, quốc gia này đứng đầu danh sách với thu nhập bình quân đầu người lên tới 6.848 USD mỗi tháng, tương đương gần 156 triệu VND.

Ngay cả với thu nhập cao như vậy, chính phủ Thuỵ Sĩ vẫn có kế hoạch chu cấp hàng tháng lần lượt 2500 franc Thụy Sĩ (hơn 63 triệu VND) và 625 franc Thụy Sĩ (gần 16 triệu VND) cho mỗi người lớn và trẻ vị thành niên.

Đây cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới có kế hoạch tài trợ vô điều kiện cho mọi công dân.

Trên thực tế, đối với kế hoạch trợ cấp phổ thông này, đã có khoảng 126.000 công dân Thụy Sĩ ký tên kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy hầu hết công dân Thụy Sĩ không thích "chiếc bánh trên trời rơi xuống" này, và khoảng 78% cử tri đã bỏ phiếu chống lại nó.

Họ cho rằng “quốc kế dân sinh” này là một “kế hoạch điên rồ dành cho những kẻ lười biếng”! Người dân Thụy Sĩ cho biết, ngay cả khi nhà nước cung cấp khoản đảm bảo thu nhập này, họ vẫn sẽ tiếp tục làm việc. Chỉ một số nhỏ 2% cho biết họ sẽ từ bỏ công việc khi có khoản tiền này.

Mặc dù có thể thấy người Thụy Sĩ rất coi trọng công việc, nhưng xét từ khía cạnh khác, điều đó cũng phản ánh sự thoải mái khi làm việc ở Thụy Sĩ, họ coi trọng quyền được nghỉ ngơi. "Chỉ làm việc sau khi nghỉ ngơi" là mục tiêu của họ.

Thụy Sĩ có nền kinh tế phát triển, trong số đó, Bahnhofstrasse ở Zurich là đại lộ mua sắm dài nhất Châu Âu và là khu vực mua sắm đắt đỏ nhất thế giới. Nơi đây có đủ mọi thứ từ các nhãn hiệu thời trang cao cấp đến giày dép, lông thú, đồ trang sức, đồ sứ và tất nhiên là cả đồng hồ Thụy Sĩ.

Thụy Sĩ có nền kinh tế phát triển, trong số đó, Bahnhofstrasse ở Zurich là đại lộ mua sắm dài nhất Châu Âu và là đại lộ mua sắm đắt đỏ nhất thế giới.
Thụy Sĩ có nền kinh tế phát triển, trong số đó, Bahnhofstrasse ở Zurich là đại lộ mua sắm dài nhất Châu Âu và là đại lộ mua sắm đắt đỏ nhất thế giới. (Wikipedia / CC BY-SA 4.0)

Ngoài ra còn có thành phố Lucerne ở phía trung bắc của Thụy Sĩ. Tiểu thuyết gia Alexandre Dumas nói rằng Lucerne là hòn ngọc đẹp nhất thế giới;

Nhà soạn nhạc Wilhelm Richard Wagner đã bị cuốn hút bởi nó;

Biểu tượng một thời của điện ảnh và thời trang Hollywood như diễn viên Audrey Hepburn thậm chí cũng định cư ở đây;

Chưa hết, nơi đây còn in dấu chân của nhà văn nổi tiếng Victor Hugo, người đã đến Lucerne nhiều lần, và ngôi nhà nhỏ mà ông từng ở vẫn còn nguyên vẹn.

Còn có Interlaken, một thị trấn ven hồ mang đậm hương vị Anh Quốc, nằm dưới chân núi Jungfrau, cũng là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Thụy Sĩ.

Còn có Interlaken, một thị trấn ven hồ mang đậm hương vị Anh Quốc, nằm dưới chân núi Jungfrau, cũng là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Thụy Sĩ.
Còn có Interlaken, một thị trấn ven hồ mang đậm hương vị Anh Quốc, nằm dưới chân núi Jungfrau, cũng là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Thụy Sĩ. (Wikimedia Commons)

Ở đây bạn có thể chèo thuyền trên hồ, hoặc đi cáp treo lên đỉnh của dãy Alps, từ đây, bạn có thể ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của núi Jungfrau.

Biên tập: Shi Fang

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang.com



BÀI CHỌN LỌC

Quốc gia có 78% dân số từ chối khoản trợ cấp mỗi tháng gần 80 triệu VND từ chính phủ