Quy định bắt buộc về vaccine: Một câu hỏi lớn về mặt đạo đức

Giúp NTDVN sửa lỗi

Về mặt đạo đức

Các quy định bắt buộc về vaccine được áp dụng trên khắp Canada đang đưa đến các tranh cãi, xung đột và không rõ ràng về mặt pháp lý. Các quy định yêu cầu về y tế là sai trái về mặt đạo đức trong một nền dân chủ hợp hiến, và vấn đề đạo đức là (vấn đề) căn bản cho các chính sách mới gây chia rẽ này.

Những ai đang theo dõi vấn đề này có thể đã từng biết đến bà Julie Ponesse, một giáo sư về đạo đức học tại trường Đại học Huron University của Ontario, người đã bị cho nghỉ không lương sau khi từ chối tuân theo chính sách tiêm chủng bắt buộc của trường đại học này.

Bà đã xuất hiện trên một số podcast nói về lĩnh vực chuyên môn của mình và cách nó áp dụng cho các chính sách vaccine hiện hành. Chúng đáng để lắng nghe. Bà có tính cách quyết đoán và điềm đạm, và nhiệt tình ủng hộ khi nói đến quyền tự chủ cá nhân về thân thể.

Lập luận của bà là không chống lại việc tiêm chủng; (nhưng) liệu Canada, với tư cách là một quốc gia dân chủ hợp hiến có nên [quy định] bắt buộc về các can thiệp y tế hay không. Quyền thực thi chủ quyền thân thể [chính là yếu tố để] tách biệt một xã hội tự do tôn vinh cá nhân với một nhà nước chuyên chế mà mọi công dân đều là tài sản của chính phủ. Can thiệp y tế bắt buộc về cơ bản là một câu hỏi về đạo đức, một vấn đề cần được mọi người dân Canada quan tâm, bất kể tình trạng tiêm chủng (của họ) như thế nào.

Đối với tất cả các luật tạo nên một quốc gia, mặt đạo đức là phương tiện khách quan và đáng tin cậy nhất để định hướng thành công các chính sách. Tôn trọng cá nhân, quyền tự chủ của cá nhân, đạo đức cá nhân và năng lực hành vi cá nhân, v.v.. Nó là cốt lõi và linh hồn của phương pháp Socrates, và cho đến hiện tại là phương pháp khoa học hiện đại.

Một sự thiếu sót rõ ràng trong quy định bắt buộc về vaccine đã được diễn thuyết công khai. Một số có thể cho rằng đây là những thời điểm đặc biệt đòi hỏi những biện pháp đặc biệt, vì vậy việc xem xét bất kỳ quan điểm trái ngược nào sẽ chỉ làm trầm trọng thêm một vấn đề vốn đã khó. Thật vậy, đó dường như là sự đồng thuận giữa các chính trị gia và các phương tiện truyền thông đại chúng.

Để thuyết phục cho những mối hoài nghi này, yếu tố “nghĩ cho người khác” đã được xem là động cơ thúc đẩy trong trường hợp nếu có sai lầm, nhằm nỗ lực nhanh chóng "đưa (cuộc sống) chúng ta trở lại bình thường". Nhưng thuyết phục mọi người về tính hiệu quả và an toàn của can thiệp y tế là một việc, còn việc cưỡng chế lại là một việc hoàn toàn khác. Có nhiều người đã sử dụng vaccine chỉ vì nghĩa vụ hỗ trợ cộng đồng. Đây là một hành động được cho là đáng khâm phục và vị tha cần được ghi nhận. Những người khác thì bị dồn vào chân tường trước mối đe dọa mất việc làm. Đây là hai hành động khác nhau rõ ràng. Một người có lòng vị tha, [trong khi] người kia là kết quả của sự đe dọa.

Người biểu tình phản đối các quy định bắt buộc liên quan đến COVID-19 ở Vancouver vào ngày 20/11/2021. (Jeff Sandes / The Epoch Times)
Người biểu tình phản đối các quy định bắt buộc liên quan đến COVID-19 ở Vancouver vào ngày 20/11/2021. (Jeff Sandes / The Epoch Times)

Về mặt khoa học

Bất kỳ chính sách y tế công cộng nào mà không xem xét đến dữ liệu mới xuất hiện, không có nguồn dữ liệu đáng tin cậy, thì về lâu dài đều sẽ thất bại. Nếu chúng ta đã học được điều gì trong hai năm qua, thì đó là chúng ta cần phải nhanh nhẹn và cởi mở với thông tin mới khi một cuộc khủng hoảng có diễn biến phức tạp đang được điều hướng.

Bằng chứng là hiệu quả của vaccine đang giảm dần ở Anh và Israel, cả hai nước đều đang trong quá trình triển khai vaccine của họ. Gần đây, tạp chí y khoa The Lancet đã công bố một nghiên cứu cho thấy, những người được tiêm chủng đầy đủ bị nhiễm COVID-19 đã lây truyền sang cho những người khác trong gia đình của họ với tỷ lệ tương tự như những người không tiêm chủng. Người được chủng ngừa cũng có tải lượng virus tương đương trong đường hô hấp trên của họ, dẫn đến việc nhiễm bệnh có khả năng lây truyền như nhau.

Bản thân các loại vaccine là không phải [miễn dịch] khử trùng, có nghĩa là chúng có thể [giúp] người nhận ngăn cản việc bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nhưng không ngăn chặn được việc [cơ thể bị] nhiễm bệnh hoặc lây truyền [sang cho người khác]. Đây là một sự khác biệt quan trọng, vì nó đi đúng vào trọng tâm của vấn đề quy định bắt buộc tiêm [vaccine]. Nếu vaccine không ngăn chặn sự lây lan của COVID, thì logic nào khiến chúng trở nên bắt buộc? Nếu bạn biết về sự mạnh mẽ của khả năng miễn dịch tự nhiên thông thường đã được chứng minh, thì điều đó càng khó để biện hộ hơn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính rằng 146 triệu người Mỹ đã từng bị nhiễm bệnh trước đó và do đó họ có khả năng miễn dịch tự nhiên.

Nhiều nhà khoa học có uy tín đã đưa ra những lo ngại về mặt y tế và đạo đức xung quanh các chính sách tiêm chủng được bao trùm, nhà virus học người Canada - ông Byram Bridle cũng nằm trong số đó. Họ đã phải đối mặt với áp lực to lớn [buộc phải] giữ im lặng về bất cứ điều gì đi ngược lại với bảng thông tin chính thức rằng “tiêm chủng 100% là cách duy nhất để chấm dứt đại dịch”. Hậu quả của việc lên tiếng đã nghiêm trọng đến mức các bác sĩ và nhà khoa học có cùng chí hướng đã chọn cách im lặng vì họ sợ mất việc, thậm chí là kế sinh nhai của chính mình.

Làm thế nào mà điều này lại xảy ra ở đất nước tự do của chúng ta?

Vấn đề không phải là liệu các mối lo ngại của những nhà khoa học này có đúng hay không, mà là họ không được phép công bố chúng. Tranh luận những ý kiến ​​bất đồng này của họ thì chắc chắn sẽ gây tranh cãi và ồn ào, nhưng hoàn toàn cần thiết để khôi phục niềm tin vào hệ thống y tế công cộng của chúng ta. Thông thường, các cơ quan y tế đã biểu đạt sự đồng thuận của chính họ như là khoa học cố định, thay vì tôn vinh tinh thần của phương pháp khoa học thông qua tranh luận chân thành với các chuyên gia có trình độ.

Trong hai tuần để ngăn tỷ lệ nhiễm virus bằng hai mũi tiêm vaccine nếu không bạn sẽ bị mất việc. Người dân Canada cần nhận ra rằng các quy định đang diễn ra ở đây thâm sâu hơn nhiều so với một liều vaccine. Đó là về quyền tự do dân sự, vấn đề đạo đức và khuôn khổ hiến pháp tạo thành “xương sống” của xã hội và pháp lý của đất nước này.

Là một quốc gia, chúng ta cần có ân sủng và lòng trắc ẩn để nhận ra rằng đại dịch này đã gây khó khăn cho tất cả mọi người. Tất cả chúng ta đã hy sinh rất nhiều và phải đối mặt với những quyết định bất khả thi không bao giờ có thể tưởng tượng được trong hai năm trước. Và chúng ta không đơn độc. Toàn bộ Trái đất chìm trong cùng một cuộc chiến giống nhau. Bây giờ là thời điểm cho một câu hỏi của nhân loại, một câu hỏi vượt qua mọi biên giới, chính trị và ý thức hệ. Nếu chúng ta có thể nhìn thấy nó như vậy, thì đây có thể trở thành một tia hy vọng trong đám mây đen dai dẳng của COVID.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân ​​của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam).

Giới thiệu về tác giả:

Nhà báo Ryan Moffatt của chuyên mục Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh là một nhà báo có trụ sở tại Vancouver.

Thanh Tâm
Theo The Epoch Times

 



BÀI CHỌN LỌC

Quy định bắt buộc về vaccine: Một câu hỏi lớn về mặt đạo đức