Sau Cách mạng Giấy trắng, các Tiểu phấn hồng gửi thư sám hối: Tôi quỳ gối đã quá lâu rồi

Giúp NTDVN sửa lỗi

La Quan Thông tiết lộ trên Twitter rằng, trong những ngày gần đây, anh đã nhận được "thư sám hối" từ rất nhiều người Trung Quốc.

Kể từ Chủ nhật, ngày 27 tháng 11, các cuộc biểu tình công khai quy mô lớn đã nổ ra trên khắp Trung Quốc, rất đông sinh viên và người dân đã cầm giấy trắng để phản đối, tự phát tưởng niệm vụ hỏa hoạn do phòng chống dịch bệnh quá mức gây ra vào ngày 24 tháng 11 ở Urumqi, Tân Cương. Họ hô vang những khẩu hiệu như dỡ phong tỏa, khôi phục công việc, khôi phục sản xuất, thậm chí cả dân chủ và tự do, gây chấn động thế giới.

Đây được coi là cuộc biểu tình chống chính phủ Trung Quốc lớn nhất kể từ sau sự kiện đàn áp Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989. Tờ giấy trắng được mọi người giơ lên, sau một đêm đã trở thành biểu tượng của phong trào này.

Thiên Đạo tuần hoàn. Năm 2019, để bảo vệ quyền tự do của Hồng Kông , 1 triệu công dân Hồng Kông đã tuần hành phản đối "Luật dẫn độ", đây là cuộc biểu tình công khai lớn nhất ở Hồng Kông sau khi phong trào dân chủ Bắc Kinh nổ ra vào năm 1989. Vào thời điểm đó, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã bóp méo sự thật, bôi nhọ những người biểu tình ở Hồng Kông. Khá nhiều thanh niên ở Trung Quốc đã bị che mắt, họ coi những người biểu tình ở Hồng Kông là "đòi độc lập cho Hồng Kông", là "thanh niên bỏ đi", là "bạo lực đen", họ ủng hộ cảnh sát đàn áp người biểu tình.

Hôm nay, cuộc Cách mạng Giấy trắng nổ ra ở Trung Quốc chỉ sau một đêm, cái gọi là zero Covid và phong tỏa đã khiến người Trung Quốc phải nếm trải sự tàn bạo và bóp nghẹt nhân quyền của ĐCSTQ, bài học máu và nước mắt đã thức tỉnh nhiều người.

Một phụ nữ Trung Quốc ở Vương quốc Anh đã đăng trên Weibo rằng, cô ấy đã đến Hồng Kông để thi SAT vào năm 2019, đúng thời điểm diễn ra cuộc biểu tình rầm rộ ở Hồng Kông. Cô ấy sống trong một khách sạn ở khu Trung tâm, và nghe thấy những cuộc biểu tình sôi nổi trên đường phố. Cô oán trách những người biểu tình “Ăn no rồi gây chuyện à, hay là cuộc sống tốt đẹp quá".

Sáng hôm sau, những người biểu tình đập phá một số cửa hàng lớn, đốt cháy một ga tàu điện ngầm vào lúc nửa đêm, và bài thi SAT của cô bị hoãn. Sự ác cảm của cô ấy lên đến đỉnh điểm, nói rằng cô ấy "mệt mỏi với nhóm người đã gây khó khăn và rắc rối cho tôi".

biểu tình ở trung quốc, biểu tình phản đối covid-19 lan rộng, biểu tình chống zero-Covid, Trung Quốc đàn áp người biểu tình và nhà báo, sinh viên trường đại học biểu tình phản đối, cách mạng giấy trắng
Cuộc cách mạng giấy trắng - sinh viên Trung Quốc giơ cao những tờ giấy trắng trong khi biểu tình phản đối chính sách zero-COVID hà khắc. (Ảnh: Epochtimes tiếng Trung)

Hôm nay, ba năm sau, khi những bi kịch do công tác phòng chống dịch bệnh xảy ra xung quanh người thân và bạn bè của cô, khi đám cháy chặn đường thoát thân của mọi người, khi sản phụ sinh con giữa đường, khi người lên cơn đau tim mà không có bác sĩ điều trị, khi xe chở người đi cách ly bị lật lúc nửa đêm gây ra một vụ tai nạn ô tô thảm khốc, và cuối cùng, người dân cả nước phẫn nộ đến mức xuống đường hô hào đòi tự do, và giơ cao tờ giấy trắng để phản đối.

Cô viết trên Weibo: “Bây giờ tôi mới hiểu rằng mình đã quỳ gối quá lâu. Tôi đã không hiểu rằng, những gì họ yêu cầu chỉ là những quyền cơ bản thuộc về mình với tư cách là một con người. Bởi vì tôi đã không được đối xử như một con người quá lâu, nên cảm thấy nhức mắt khi trông thấy con người nên sống như thế nào”.

Người phụ nữ cũng nói: “Tôi nhìn vào đầm lầy mà tôi đang ở hiện nay, tôi thừa nhận rằng, đây là cái giá của tôi, đây là cái giá mà tôi đã trả để được yên ổn làm một con lợn, cái giá cho sự ngu dốt của mình, cái giá cho sự thờ ơ của mình đối với những gì đã xảy ra với những người cùng chủng tộc với mình".

“Tôi nghĩ sống phải như thế, và chết cũng phải như thế, nhưng nếu tôi không thể sống như thế thì như thể tôi đã chết. Nếu tôi sợ thậm chí không dám nói, thì tôi không xứng đáng với tự do và nhân phẩm. Tôi không xứng đáng với điều đó".

"Xin lỗi vì sự thiếu hiểu biết của chúng tôi".

Sự thức tỉnh của người phụ nữ Trung Quốc ở nước Anh này không phải chỉ là trường hợp cá biệt, nhiều người không độc thoại trên SNS, mà còn gửi thư cho người mình "tấn công" năm xưa. La Quan Thông, cựu chủ tịch của Demosistō Hong Kong, tiết lộ trên Twitter rằng, anh đã nhận được rất nhiều "thư sám hối" từ người dân Trung Quốc trong những ngày gần đây.

"Quan Thông, tôi xin lỗi trước đây tôi không hiểu người Hồng Kông Tôi chỉ nghe những gì các phương tiện truyền thông chính thống nói với chúng tôi nghĩ, nghĩ rằng người Hồng Kông đều là những thanh niên bỏ đi, gây rắc rối. Bây giờ chúng tôi hoàn toàn hiểu. Xin lỗi vì sự thiếu hiểu biết của chúng tôi".

Sau khi "Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông" có hiệu lực hai năm trước, La Quan Thông, cựu chủ tịch, và là cựu thành viên của Hội đồng Lập pháp Demosistō Hong Kong, đã rời Hồng Kông và đến Vương quốc Anh để xin tị nạn. Hồi đó, ĐCSTQ đã bôi nhọ La Quan Thông, nền tảng xã hội của anh ấy đã từng bị hàng nghìn tiểu phấn hồng “bên ngoài tường lửa” tấn công, hộp tin nhắn chứa đầy những lời đe dọa đến an toàn cá nhân.

Người biểu tình ủng hộ dân chủ tập hợp chống lại sự tàn bạo của cảnh sát và dự luật dẫn độ gây tranh cãi tại sân bay quốc tế Hong Kong vào ngày 12/8/2019 (Ảnh: Getty Images)
Người biểu tình ủng hộ dân chủ tập hợp chống lại sự tàn bạo của cảnh sát và dự luật dẫn độ gây tranh cãi tại sân bay quốc tế Hong Kong vào ngày 12/8/2019 (Ảnh: Getty Images)

Bây giờ, trong khi La Quan Thông đang theo dõi và đăng lại các cuộc biểu tình chống phong tỏa ở Trung Quốc trên Twitter, anh đã nhận được rất nhiều tin nhắn từ lượng lớn những Tiểu phấn hồng, những người chủ yếu bày tỏ sám hối với anh trong hai ngày qua. La Quan Thông trả lời các tiểu phấn hồng rằng: "Không sao. Con người sinh ra và sống trên thế gian, xiềng xích ở khắp mọi nơi. Trong quá khứ, bạn đã bị chính quyền che mắt. Sau khi bạn mở rộng tầm nhìn, chỉ cần quyết tâm không quay trở lại là được rồi".

Anh cũng lên tiếng rằng: "Không một thế lực bên ngoài nào có thể 'xúi giục' những nhóm người biết rõ rằng, họ sẽ phải đối mặt với nhiều năm tù giam, thậm chí có nguy cơ bị 'biến mất' để xuống đường. Người Hồng Kông là như vậy, và người Trung Quốc cũng là như vậy".

Thật vậy, như anh La đã nói, nhân quyền là quyền thiên bẩm của con người, ai cũng khao khát tự do, mà tự do giống như không khí để thở, khi mất đi thì mới thấy tự do quý như mạng sống, ai có thể “xúi giục” được điều này? Khi ĐCSTQ bôi nhọ những người chống lại những kẻ cường quyền, chúng thường gán cho họ là “kích động” hoặc “bị xúi giục”, bản thân điều này đã xóa bỏ ý thức tự do và tự chủ của mọi người. Sự thức tỉnh của người dân và sự phục hồi khả năng suy nghĩ độc lập là điều ĐCSTQ sợ nhất.

(Bài viết chỉ thể hiện lập trường và quan điểm cá nhân của tác giả Lý Huệ)

Tác giả: Lý Huệ - Secretchina

Đại Minh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Sau Cách mạng Giấy trắng, các Tiểu phấn hồng gửi thư sám hối: Tôi quỳ gối đã quá lâu rồi