Sự giống nhau kỳ lạ giữa hai cuộc bầu cử năm 1876 và 2020, lịch sử liệu có lặp lại?

Giúp NTDVN sửa lỗi

2020 được chứng minh là một trong những năm thách thức nhất trong lịch sử đương đại Mỹ. Cuộc bầu cử năm nay đã khiến người ta liên tưởng đến kịch bản lặp lại năm 1876 - một cuộc bầu cử đã để lại vết thương khó có thể chữa lành cho một quốc gia sau Nội chiến. Đã có một số điểm tương đồng kỳ lạ giữa hai sự kiện quan trọng bậc nhất của nước Mỹ trong thế kỷ 19 và 21 này.

Điểm tương đồng thứ nhất là về các ứng cử viên (ƯCV). Trước cuộc bầu cử Tổng thống (TT) Mỹ lần thứ 23 năm 1876, các cuộc thăm dò dư luận lúc đó đều cho biết ƯCV Tổng thống của Đảng Dân chủ là Samuel Tilden dẫn trước khá xa so với ƯCV Tổng thống của Đảng Cộng hòa là Rutherford Hayes.

Tương tự như vậy, trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020, truyền thông dòng chính "dự báo" cựu Phó Tổng thống (PTT) Biden của Đảng Dân chủ dẫn trước đương kim Tổng thống Donald Trump từ 8 đến 15% tổng số phiếu phổ thông.

Hai là, kết quả cuộc bầu cử Tổng thống ngày 7/11/1876 cho thấy ƯCV Tổng thống Đảng Dân chủ Samuel Tilden dẫn trước với khoảng cách 3% số phiếu (50,9%) so với số phiếu của ứng cử viên Tổng thống Đảng CH Rutherford Hayes (47,9%).

Tổng số 3% phiếu chênh lệch nghiêng về phía ứng cử viên TT của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 1876 cũng tương đương với tổng số phiếu chênh lệch giữa ƯCV TT Biden so với ƯCV TT Trump.

ƯCV Tổng thống của Đảng Dân chủ là Samuel Tilden (trái) ƯCV Tổng thống của Đảng Cộng hòa là Rutherford Hayes (phải). (Tổng hợp)
ƯCV Tổng thống của Đảng Dân chủ là Samuel Tilden (trái) ƯCV Tổng thống của Đảng Cộng hòa là Rutherford Hayes (phải). (Tổng hợp)

Ba là, sau ngày bầu cử 7/11/1876, ƯCV TT Đảng DC Tilden dẫn trước với 184 phiếu Đại cử tri (ĐCT) "sạch" (chỉ thiếu 1 phiếu là thắng), còn UCV Đảng Cộng hòa Hayes được 165 phiếu ĐCT "sạch". Còn 20 phiếu ĐCT có tranh chấp là Florida (4 phiếu), Louisiana (8 phiếu), South Carolina (7 phiếu) và Oregan (1 phiếu).

Điều này cũng tương tự như tình trạng cuộc bầu cử TT 3/11 vừa qua với 69 phiếu Đại cử tri đang tranh chấp, trong đó ƯCV Tổng thống Dân chủ Joe Biden đạt 237 phiếu ĐCT "sạch", ƯCV Tổng thống Cộng Hòa 232 phiếu ĐCT sạch, và ai đạt được 270 phiếu trước thì sẽ trở thành người thắng cuộc.

Điểm giống nhau thứ tư giữa hai cuộc bầu cử TT là tại cả bốn bang đang có tranh chấp phiếu ĐCT trong cuộc bầu cử 1876 là Florida, Louisiana, South Carolina và Oregan thì ƯCV Tổng thống Dân chủ Tilden đều dẫn trước.

Tương tự như vậy, trong cuộc bầu cử hiện nay khi ông Trump và Nhóm vận động tranh cử của mình "kiện tụng" ở 6 tiểu bang là Nevada, Arizona, Michigan, Wisconsin, Pennsylvania và Georgia thì ở cả 6 tiểu bang này, ƯCV Tổng thống Biden của Đảng Dân chủ đều đang dẫn trước.

Năm là, cả 2 cuộc bầu cử đều thu hút được số lượng cử tri đông đảo đi bầu cử. Số lượng cử tri bầu cử trong năm 1876 chiếm đến 82% dân số lúc bấy giờ. Tương tự, bầu cử 2020 có số lượng cử tri bầu cho ông Biden là hơn 80 triệu phiếu, ông Trump là 71 triệu phiếu hợp lệ, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ. Số lượng phiếu bầu tăng đột biến cũng là cơ sở cho nhận định có sự gian lận trong kiểm đếm, dẫn đến một loạt các vụ kiện tụng sau này.

Cả hai cuộc bầu cử đều có số cử tri đi bầu rất đông. (Getty)
Cả hai cuộc bầu cử đều có số cử tri đi bầu rất đông. (Getty)

Sáu là, ở cả hai cuộc bầu cử, cả hai đối phương đều “tung đòn” đáp trả nhau. Năm 1876, Tilden, vốn là một luật sư giàu có ở thành phố New York đã bị cáo buộc tham gia vào một thương vụ lừa đảo trong ngành đường sắt. Và đảng Cộng hòa đã cố gắng chứng minh rằng thực tế Tilden đã trốn tránh quân dịch trong cuộc Nội chiến.

Trong khi đó, Hayes đã chiến đấu dũng cảm trong quân đội Liên minh và đã bị thương nhiều lần. Đảng Cộng hòa liên tục nhấn mạnh với các cử tri rằng Hayes đã thực hiện nghĩa vụ trong chiến tranh. Chiến thuật của Đản Cộng hòa là chỉ trích gay gắt đảng Dân chủ là những kẻ chỉ quen “vẫy chiếc áo đẫm máu.”

Năm 2020, vụ bê bối của gia đình Biden đã khiến cả thế giới sững sờ cho dù thế lực ngầm và truyền thông dòng chính ra sức che đậy. Mặc dầu vậy, nhưng phe Dân chủ vẫn ra sức tấn công vào cá nhân Tổng thống Trump, phủ nhận những thành tựu kinh tế xuất sắc dưới nhiệm kỳ ông lãnh đạo, kích động các nhóm biểu tình Antifa và Black Lives Matter (BLM) gây bạo loạn để dọa dẫm những người ủng hộ Tổng thống đương nhiệm.

Cuối cùng là bối cảnh cuộc bầu cử TT năm 1876 cũng lâm vào thế khủng hoảng, bế tắc, tranh cãi và kiện tụng y hệt ngày hôm nay, đó là:

- Trước bầu cử 1876 cũng xảy ra một số vụ bạo động trấn áp người da đen của người da trắng ở một số bang phía Nam. Nhưng khi đó, Đảng Dân chủ lại ủng hộ các nhóm cổ vũ cho sự thượng đẳng của người da trắng như 3K (Ku Klux Klan) kỳ thị người da đen và tìm cách lật đổ Đảng Cộng hòa vốn chủ trương xóa bỏ chế độ nô lệ.

Các cuộc bạo loạn đều diễn ra trước thời điểm cuộc bầu cử diễn ra vào năm 1876 và 2020. (Getty)
Các cuộc bạo loạn đều diễn ra trước thời điểm cuộc bầu cử diễn ra vào năm 1876 và 2020. (Getty)

Còn trước cuộc bầu cử 2020, bạo lực xảy ra ở một số thành phố lớn của nước Mỹ, và Đảng Dân chủ thì ủng hộ phong trào BLM, tố cáo TT Trump và Đảng CH kỳ thị người da màu và cổ vũ cho các nhóm cổ vũ cho sự thượng đẳng của người da trắng.

- Tổng thống trước đó của cuộc bầu cử 1976 là anh hùng nội chiến Ulysses S. Grant, người được bầu vào năm 1868 và tái đắc cử năm 1872. Tám năm của chính quyền Grant được biết đến với vụ bê bối liên quan đến ông trùm đường sắt khét tiếng xảo ngôn điều hành Wall Street Jay Gould, người đã cố gắng lũng loạn thị trường vàng với sự giúp đỡ của từ một trong những người thân của TT Grant. Nền kinh tế quốc gia phải đối mặt với thời kỳ khó khăn. Và quân đội liên bang vẫn còn đóng quân trên khắp miền Nam năm 1876 để thực thi tái thiết.

Tổng thống trước đó của bầu cử 2020 là Barack Obama, người cũng điều hành đất nước trong 8 năm và khiến nền Dân chủ Mỹ chuyển sang hướng tả khuynh trầm trọng. Một trong những thế lực quyền lực nhất trong Nhà nước Ngầm chính là tỷ phú George Soros, và cánh tay đắc lực của Soros chính là Barack Obama - cặp bài trùng này đã luôn tìm mọi cách phá hủy đất nước, vốn đã mang lại cho họ sự giàu có và quyền lực tột đỉnh.

-> Xem thêm: George Soros và Barack Obama: Đế chế ma quỷ

- Quá trình "khiếu kiện" của ƯCV Cộng hòa Hayes cũng giống như Tổng thống Trump và Đảng Cộng hòa hiện nay, cũng gian nan không kém vì số phiếu ông Hayes cần để thắng là 20, trong khi ông Tilden chỉ thiếu 1 phiếu. Đó là chưa kể sự ủng hộ của báo chí cộng với số phiếu phổ thông đang nghiêng về hướng có lợi cho ông Tilden.

Tuy nhiên, ông Hayes và Đảng Cộng Hòa đã phát hiện có sự bỏ phiếu gian lận có hệ thống của Đảng Dân chủ tại các bang "tranh chấp". Chẳng hạn tại bang South Carolina, người ta đếm được số phiếu đi bầu, mà đa số bầu cho ông Tilden, còn đông hơn cả số cử tri hợp pháp của bang đó (101%).

Nhưng quá trình kiện tụng pháp lý đã diễn ra một cách gay gắt và phức tạp, bắt đầu từ 4 tiểu bang có tranh chấp, giữa Thống đốc với các cơ quan lập pháp tiểu bang (do Đảng Cộng Hòa chiếm đa số), rồi lên đến Tối cao Pháp viện, Quốc hội liên bang... quyết định phiếu cử tri đoàn, cách thức bỏ phiếu…

Nước Mỹ đứng trên bờ vực của một cuộc nội chiến thứ hai. Tổng thống Grant đã chuẩn bị quân đội sẵn sàng xung quanh Washington. Đảng Dân chủ chuẩn bị cho xung đột vũ trang để ủng hộ ông Tilden. Sau khi đảng Dân chủ đe dọa cản trở và ngăn chặn kiểm đếm phiếu, vấn đề này được giải quyết trong các cuộc đàm phán ở khách sạn Wormley tháng 2/1877. Quốc hội thành lập một Ủy ban lưỡng đảng để giải quyết tranh chấp bằng cách làm trung gian một thỏa thuận. Theo đó, Phe Dân chủ sẽ chấp nhận chiến thắng của ông Hayes nếu ông rút toàn bộ binh sĩ liên bang ra khỏi miền nam cùng với một số điều kiện khác. Nhưng các đảng viên Cộng hòa chỉ đồng ý chấm dứt tái thiết. Năm 1876, việc vi phạm Hiến pháp và quy trình bầu cử khiến những người Mỹ da đen sống ở miền Nam mất đi nhiều quyền tự do và tự do dân sự khó kiếm được trong cuộc Nội chiến. Kết quả là, “người da trắng thượng đẳng” sẽ thống trị ở miền Nam vào thế kỷ XX.

Sau khi đảng Dân chủ đe dọa cản trở và ngăn chặn kiểm đếm phiếu, vấn đề này được giải quyết trong các cuộc đàm phán ở khách sạn Wormley tháng 2/1877.
Sau khi đảng Dân chủ đe dọa cản trở và ngăn chặn kiểm đếm phiếu, vấn đề này được giải quyết trong các cuộc đàm phán ở khách sạn Wormley tháng 2/1877. (Getty)

Cuộc thỏa hiệp này đã củng cố quyền kiểm soát khu vực miền nam của đảng Dân chủ, chấm dứt Thời kỳ tái thiết và đảo ngược những thành quả mà người Mỹ gốc Phi giành được trong thời kỳ hậu Nội chiến. Đây thực sự là cuộc bầu cử gây tranh cãi lớn nhất lịch sử Mỹ tính đến trước năm 2020.

Nghĩa là, mãi đến ngày 2/3/1877, tức gần 5 tháng sau ngày bầu cử 7/11/1876, Ủy ban Đại cử tri (Electoral Commission) - một Ủy ban đặc biệt được lập ra chỉ để giải quyết cuộc khủng hoảng Hiến pháp của nước Mỹ và lựa chọn TT cho cuộc bầu cử 1876 đã quyết định 20 phiếu Đại cử tri đang có tranh chấp tại 4 bang thuộc về ƯCV TT Cộng hòa Rutherford Hayes. Và ngày 5/3/1877 ông Hayes nhậm chức Tổng thống thứ 23 của nước Mỹ mà không gặp phải bất kỳ sự phản đối hoặc hành vi bạo lực nào của phe đối lập.

Mười năm sau kết quả cuộc bầu cử TT gây tranh cãi đó, nước Mỹ đã thông qua Luật đếm phiếu Cử tri đoàn (Electoral Counting Act) vào năm 1887 trong đó, quy định rất chi tiết về tiến trình lựa chọn một Tổng thống sau cuộc bầu cử.

Tương tự như vậy, vào năm 2020, không khó để tưởng tượng một cuộc bầu cử Tổng thống đầy tranh cãi gay gắt có thể tạo ra những thách thức tương tự như thế nào đối với trật tự Hiến pháp và pháp quyền. Mối lo càng gia tăng do đại dịch Covid-19 và các cuộc biểu tình liên tục chống cảnh sát và phân biệt chủng tộc. Trong suốt mùa hè, tình trạng bất ổn dân sự, các cuộc biểu tình và bạo loạn đã lan rộng đến các thành phố và thị trấn trên khắp đất nước.

Vào năm 2020, không khó để tưởng tượng một cuộc bầu cử Tổng thống đầy tranh cãi gay gắt có thể tạo ra những thách thức tương tự như thế nào đối với trật tự Hiến pháp và pháp quyền.
Vào năm 2020, không khó để tưởng tượng một cuộc bầu cử Tổng thống đầy tranh cãi gay gắt có thể tạo ra những thách thức tương tự như thế nào đối với trật tự Hiến pháp và pháp quyền. (Tổng hợp)

Trong khi đó, giới chính trị Mỹ cũng cáo buộc các đối thủ nước ngoài có kế hoạch can thiệp vào cuộc bầu cử của họ. Vào tháng 8, Cộng đồng Tình báo Mỹ đánh giá, Trung Quốc, Đức, Nga và Iran đang làm việc để phá hoại tiến trình Dân chủ. Giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia William Evanina cáo buộc Bắc Kinh Trung Quốc đang nỗ lực phá hoại để Tổng thống Trump không thể tái đắc cử; những kẻ cực đoan bạo lực trong nước và những thế lực ngầm nhà nước đang lũng loạn cuộc bầu cử và một âm mưu đảo chính đang ngày càng rõ nét là những mối đe dọa khủng khiếp nhất đối với nước Mỹ.

Điểm khác là, TT Trump đã trù tính trước sự can thiệp của nước ngoài đối với cuộc bầu cử lần này, ông đã ký ban hành sắc lệnh hành pháp vào ngày 12 tháng 9 năm 2018 có tựa đề là "Lệnh Hành pháp về việc Áp đặt các biện pháp trừng phạt nhất định trong trường hợp có sự can thiệp của nước ngoài trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ" (Xem link gốc tại đây).

TT Trump đã trù tính trước sự can thiệp của nước ngoài đối với cuộc bầu cử lần này, ông đã ký ban hành sắc lệnh hành pháp Áp đặt các biện pháp trừng phạt nhất định trong trường hợp có sự can thiệp của nước ngoài trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ. (Getty)
TT Trump đã trù tính trước sự can thiệp của nước ngoài đối với cuộc bầu cử lần này, ông đã ký ban hành sắc lệnh hành pháp Áp đặt các biện pháp trừng phạt nhất định trong trường hợp có sự can thiệp của nước ngoài trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ. (Getty)

Sắc lệnh này được coi là một cái bẫy của TT Trump đã giăng ra đối với những kẻ âm mưu phá hủy nước Mỹ thông qua việc gian lận bầu cử. Đây cũng là mấu chốt rất quan trọng để chúng ta tìm hiểu về vấn đề pháp lý và hiểu bản chất của chiến dịch pháp lý, cũng như khả năng chiến dịch Trump đưa các công ty cung cấp hệ thống, phần mềm bầu cử có nguồn gốc nước ngoài ra ánh sáng; toàn quyền điều tra hệ thống, lịch sử giao dịch và mối quan hệ kinh tế mờ ám của họ với các quỹ, doanh nghiệp, thế lực đứng đằng sau ông Joe Biden.

Liệu rằng năm 2020 sẽ có một cuộc đàm phán nào đó tương tự giữa phe Dân chủ, giữa thế lực ngầm nào đó với TT Trump, tương tự các cuộc đàm phán ở khách sạn Wormley tháng 2/1877, để đặt dấu chấm hết cho cuộc bầu cử đang tốn không biết bao nhiêu giấy mực của truyền thông thế giới này không?

Không nghi ngờ gì nữa cuộc bầu cử Tổng thống 11/2020 là một thách thức lớn nhất đối với Hiến pháp và tất cả các quy định hiện hành của nước Mỹ liên quan đến việc lựa chọn một Tổng thống sau bầu cử. Nhiều khả năng sau cuộc bầu cử này sẽ có một cuộc tổng rà soát các luật lệ hiện có để nước Mỹ có một hệ thống văn bản pháp lý hoàn chỉnh hơn, ít gây tranh cãi hơn trong việc lựa chọn Tổng thống của mình.

Mộc Trà

Nguồn tham khảo:
(1) - https://www.history.com/news/reconstruction-1876-election-rutherford-hayes
(2) - https://www.washingtonpost.com/graphics/business/podcasts/presidential/pdfs/

rutherford-b-hayes-transcript.pdf
(3) - https://www.history.com/news/reconstruction-1876-election-rutherford-hayesonpost.com/graphics/business/podcasts/presidential/pdfs/rutherford-b-hayes-transcript.pdf



BÀI CHỌN LỌC

Sự giống nhau kỳ lạ giữa hai cuộc bầu cử năm 1876 và 2020, lịch sử liệu có lặp lại?