Sư tử nuốt trọn đầu của báo gêpa, ảnh thật hay ảo giác?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mới đây, một bức ảnh khó tin về một con sư tử được lan truyền trên mạng, người ta vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy hình ảnh này. Thoạt nhìn, con sư tử dường như đã nuốt trọn phần đầu của báo gêpa.

Nhưng khi nhìn kỹ lại, bức ảnh thực sự là một ảo giác kỳ lạ - không thể tin được và nó đã trở thành một cơn sốt trên Instagram.

Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã, Saeed Aljafar, đã may mắn chụp được cảnh tượng quý giá này tại Khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia Maasai Mara ở Kenya. Khu bảo tồn thiên nhiên rộng 1.510 km² là nhà của 850 đến 900 con sư tử, cũng như voi, hà mã, ngựa vằn, báo gêpa và nhiều loài khác.

Ngày 20 tháng 1, anh Aljafar đã đăng bức ảnh lên Instagram và mô tả tình huống tại thời điểm chụp bức ảnh ngoạn mục này.

Xem bài viết này trên Instagram

Bài viết do Saedgrafics (@saedgrafics) chia sẻ

Anh Aljafar viết: “Năm con con báo gêpa tiến vào lãnh thổ của sư tử và bắt đầu săn lùng chúng, cố gắng xua đuổi chúng. Khi một trong những con báo ngồi trên đường chân trời, con sư tử vẫn bất động và có vẻ như đầu của báo gêpa đã nằm gọn trong miệng sư tử.”

Nhiếp ảnh gia Aljafar đã chụp được nhiều bức ảnh báo gêpa trong suốt 28 năm sự nghiệp của mình. Lần này, anh ấy chụp ảo ảnh quang học trên Nikon D5 với ống kính 800mm f / 5.6.

Anh ấy đã rất may mắn khi ở đúng nơi và đúng lúc, tuy nhiên cũng không có gì lạ khi nhìn thấy sư tử và báo gêpa gần nhau trong tự nhiên. Tạp chí Khoa học nói rằng sư tử và báo gêpa cùng tồn tại ở khí hậu nhiệt đới xavan Châu Phi. Khả năng tự giữ an toàn đáng kinh ngạc của báo gêpa cho phép nó đi qua lãnh địa sư tử cực kỳ nguy hiểm.

Cấu trúc cơ thể thon gọn của báo săn thích hợp với việc đua tốc độ. Và khả năng tự giữ an toàn đáng kinh ngạc của báo gêpa cho phép nó đi qua lãnh địa sư tử cực kỳ nguy hiểm. (Ảnh: wikimedia)
Cấu trúc cơ thể thon gọn của báo săn thích hợp với việc đua tốc độ. Và khả năng tự giữ an toàn đáng kinh ngạc của báo gêpa cho phép nó đi qua lãnh địa sư tử cực kỳ nguy hiểm. (Ảnh: wikimedia)

Trên thực tế, các nhà khoa học gần đây đã xác định, mặc dù sư tử có thể dễ dàng bắt được chó rừng, nhưng loài báo gêpa không phải đối mặt với số lượng sụt giảm dân số giống như loài chó rừng khi chúng sống gần lãnh thổ của sư tử.

Các chuyên cho rằng điều này là do bản tính đơn độc của loài báo gêpa, thường hành động một mình và không dễ gì thu hút được sự chú ý của sư tử. Còn loài chó rừng xuất hiện theo bầy đàn và rất dễ thu hút sự chú ý.

Tất nhiên, xu hướng này cũng tồn tại trong Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Maasai Mara. Theo quan sát của Aljafar, rõ ràng là sư tử không muốn báo gêpa trong lãnh thổ của mình, và báo gêpa cũng biết cách đối phó với sư tử.

Khu bảo tồn Maasai Mara ở Kenya, "đốm" phía xa là các cây bụi, động vật, bóng mây, và cây ô keo. (Ảnh: wikimedia)
Khu bảo tồn Maasai Mara ở Kenya, "đốm" phía xa là các cây bụi, động vật, bóng mây, và cây ô keo. (Ảnh: wikimedia)

Khu bảo tồn Maasai Mara tiếp giáp với vùng đồng cỏ của Vườn Quốc gia Serengeti, đây là một khu bảo tồn động vật hoang dã gần 60 năm của Kenya. Hai con sông lớn Mara và Talek, chảy qua công viên cung cấp nước cho động vật hoang dã và thảo nguyên, vốn rất quan trọng đối với sự tồn tại của các loài động vật.

Khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia Maasai Mara là một điểm thu hút nổi tiếng đối với những khách du lịch muốn chứng kiến ​​cuộc di cư của động vật hoang dã.

Linh dương đầu bò vượt sông Mara trong cuộc đại di cư hàng năm. (Ảnh: wikimedia)
Linh dương đầu bò vượt sông Mara trong cuộc đại di cư hàng năm. (Ảnh: wikimedia)

Du khách có thể nhìn thấy một số trường hợp động vật hoang dã quý hiếm trong khu bảo tồn, nhưng khó có thể chụp được khoảnh khắc tuyệt đẹp như nhiếp ảnh gia Aljafar.

Bách Diệp
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Sư tử nuốt trọn đầu của báo gêpa, ảnh thật hay ảo giác?