Tại sao 2 “lãnh đạo Hoa kiều” bị FBI bắt?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các công tố viên New York cáo buộc: Nhà lãnh đạo Hoa kiều thân Cộng ở Los Angeles Trần Quân và Vệ sĩ Lâm Phong đã hành động như những đặc vụ của ĐCSTQ với mưu đồ "Lật đổ Pháp Luân Công"

Hai "lãnh đạo Hoa kiều" ở Nam California đã bị FBI bắt giữ vào thứ Sáu tuần trước (ngày 26/5). Cả hai sẽ được chuyển đến New York để hầu tòa tại Tòa án Quận Hoa Kỳ cho Quận phía Nam của New York.

Những người bị bắt là nhà lãnh đạo Hoa kiều hàng đầu ở Los Angeles, Trần Quân (Chen Jun), 70 tuổi đến từ Thiên Tân, và Lâm Phong (Lin Feng), 43 tuổi. Vụ bắt giữ họ đã gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội Hoa ngữ, với nhiều nhà hoạt động dân chủ chia sẻ video về cuộc đối đầu của họ với Chen Jun vào năm 2019.

Sự việc diễn ra vào ngày 16 tháng 9 năm 2019. Lãnh sự quán Trung Quốc và các tổ chức thân cộng đã phối hợp tổ chức sự kiện chào cờ tại Los Angeles để kỷ niệm 70 năm thành lập ĐCSTQ. Gần một trăm người đã biểu tình tại hiện trường và chỉ trích ĐCSTQ vì đã cướp đất nước. Đoạn video cho thấy Trần Quân, một trong những người tổ chức sự kiện chào cờ, đã dùng loa đe dọa những người biểu tình: Nếu các anh có hộ chiếu Trung Quốc, chúng tôi sẽ chụp ảnh các anh ngay bây giờ và các anh sẽ bị bắt ngay lập tức khi quay lại Trung Quốc; Nếu các anh có hộ chiếu Mỹ thì cũng sẽ không có được visa Trung Quốc (không thể quay lại Trung Quốc thăm người thân).

Nhận xét của Trần Quân đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi. Có rất nhiều cuộc thảo luận trên Twitter vào ngày hôm đó. Một số người nói: "Điều này cho thấy ông ta và Bộ An ninh Quốc gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc có mối liên hệ với nhau".

Hai ngày sau khi vụ việc xảy ra, ông Qua Bích Đông - một người Mỹ gốc Hoa, đã viết thư cho The Epoch Times, nói rằng chỉ nửa tháng trước vụ việc này, Hoa kiều ở Los Angeles đã tổ chức một cuộc biểu tình ủng hộ Hồng Kông (chiến dịch chống dẫn độ năm 2019). Khi sự kiện còn chưa kết thúc, ĐCSTQ đã nhận được hình ảnh những người tham gia. Những người nhà của họ ở Trung Quốc đã ngay lập tức bị ĐCSTQ quấy rối.

Ông Qua Bích Đông đã viết: “(Điều này cho thấy) rằng các gián điệp của ĐCSTQ không chỉ bám rễ sinh sống ở Hoa Kỳ, mà chúng còn có thể trắng trợn mở các cuộc tấn công vũ trang dài hạn nhằm vào cuộc bức hại nhân quyền đối với người Trung Quốc ở Hoa Kỳ”.

Phóng viên của Epoch Times đã tìm thấy bản cáo trạng tại tòa án liên bang Los Angeles. Ba ngày sau vụ việc, vào ngày 19 tháng 9, 10 người bao gồm Trần Duy Minh và Đảng Dân chủ Trung Quốc đã cùng nhau kiện Trần Quân vì vi phạm các điều khoản của Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ và xâm phạm quyền tự do ngôn luận của họ, yêu cầu Trần Quân phải chịu trách nhiệm pháp lý. Nhưng theo hồ sơ tòa án, vụ kiện đã được khép lại vài tháng sau đó sau khi các nguyên đơn không giải quyết được vấn đề phí luật sư và các nguyên đơn không tiếp tục theo đuổi các quyền của họ.

Bốn nguồn gốc của Trần Quân

Sau khi Trần Quân bị bắt, bốn lai lịch chính của ông ta đã thu hút sự chú ý rộng rãi, cho thấy danh tính khác thường của ông ta. Một là ông ấy xuất thân từ quân đội, hai là ông ấy là quan chức của Chính quyền thành phố Thiên Tân đóng quân ở nước ngoài, thứ ba là ông ấy có nhiều chức danh trong Mặt trận Thống nhất của Trung Quốc, và thứ tư là ông ấy đang phấn đấu làm lãnh đạo cộng đồng người Hoa tại Los Angeles.

Trần Quân là tác giả của những cuốn sách như "Biển biếc chảy ngang", "Sự lựa chọn của Đài Loan", "Cờ đỏ 5 sao, tôi tự hào" và "Oanh tạc Tokyo". Theo lời giới thiệu của Trần Quân trong cuốn sách, ông ấy tốt nghiệp trường Ngoại ngữ Thiên Tân năm 1969, chuyên ngành tiếng Anh. Từ năm 1969 đến năm 1975, Trần Quân phục vụ trong Sư đoàn 46 của Lực lượng Không quân ĐCSTQ, và đóng quân tại Căn cứ 20 của Ủy ban Khoa học và Công nghệ Quốc phòng (còn được gọi là Căn cứ Thí nghiệm Tên lửa Tửu Tuyền ở tỉnh Cam Túc). Năm 1975, Trần Quân gia nhập một công ty ngoại thương chuyên nghiệp và giữ chức vụ tổng đại diện thương mại của Chính quyền thành phố Thiên Tân ở bờ biển phía tây Hoa Kỳ. Di cư sang Hoa Kỳ năm 1992.

Theo trang web chính thức của Đại học Ngoại giao Thiên Tân, trường được thành lập vào năm 1964 dưới sự chỉ đạo của Chu Ân Lai nhằm đáp ứng nhu cầu của công tác ngoại giao, hầu hết sinh viên tốt nghiệp đều được cử đến Bộ Ngoại giao, Bộ ngoại thương, và các bộ phận tin tức. Xét theo dòng thời gian, Trần Quân là học sinh đầu tiên của trường và đã nhập ngũ sau khi tốt nghiệp, vì vậy, có tin đồn trong Hiệp hội Hoa kiều Los Angeles rằng, Trần Quân có một nhiệm vụ đặc biệt, và ông ấy đã đến Hoa Kỳ vào năm cuối những năm 1980 và ở lại Hoa Kỳ với thẻ máu "64" (tức danh nghĩa bị đàn áp trong sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6).

Trần Quân là người sáng lập nhiều tổ chức thân ĐCSTQ ở Nam California, đồng thời cũng giữ nhiều chức danh Mặt trận Thống nhất. Trần Quân thành lập Liên đoàn người Hoa Nam California năm 2005. Từ năm 2004, Trần Quân là cố vấn hải ngoại và là thành viên của Liên đoàn Hoa kiều Trung Quốc. Từ năm 2008, Trần Quân là Chủ tịch Hiệp hội Hữu nghị Hoa kiều, từ năm 2008 đến 2017, Trần Quân là Chủ tịch và giám đốc điều hành của Hiệp hội trao đổi hải ngoại Trung Quốc. Ngoài ra, Trần Quân còn là chủ tịch danh dự của Liên đoàn Hiệp hội người Hoa Hoa Kỳ, giám đốc điều hành của Viện chính sách hải ngoại Trung Quốc và chủ tịch danh dự của Hiệp hội học bổng Thiên Tân Hoa Kỳ.

Thành tích của Trần Quân trong Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ: Từ năm 1995, Trần Quân đã tổ chức lễ chào cờ của ĐCSTQ tại Los Angeles trong 18 năm liên tiếp; tổ chức lễ kỷ niệm 50, 55 và 60 năm "Quốc khánh" và sự trở lại của Hồng Kông. Trần Quân là đại biểu tham dự Lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008, là đại biểu tham dự lễ duyệt binh lớn năm 2015 của ĐCSTQ. 九三大阅兵 được Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình “tiếp kiến”.

Một phóng viên của tờ Los Angeles Times đã viết một bài báo vào năm 2008 rằng: "Các nhà lãnh đạo Hoa kiều ở Nam California tranh giành vị trí lãnh đạo Hoa kiều: Ba nhà lãnh đạo Hoa kiều tranh giành địa vị lãnh đạo Hoa kiều (Kết nối với Trung Quốc)", trong đó mô tả Trần Quân và hai người còn lại đang trong vòng xoáy cạnh tranh chính trị xem ai sẽ là người đứng đầu.

Bài báo viết: Để được mọi người công nhận hoặc chấp nhận với tư cách là người đứng đầu cộng đồng Hoa kiều, người này phải có mối ràng buộc chặt chẽ với chính quyền ĐCSTQ.

Trần Quân nói rằng: "làm người đứng đầu (Hoa kiều) có rất nhiều lợi ích"; "nó sẽ mang lại cho bạn sự tín nhiệm khi kinh doanh ở Trung Quốc".

Bài báo nói rằng bất kể ai trở thành lãnh đạo Hoa kiều, anh ta sẽ có cơ hội đầu tiên tiếp xúc với các quan chức ĐCSTQ khi họ đến thăm địa phương. Vô hình trung đã củng cố mối quan hệ kinh doanh của anh ấy và tiếp cận được với các quan chức cấp cao hơn. Trần Quân "có mối quan hệ thân thiết với Lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles". Trần Quân cũng cho biết khoảng 8 năm trước, lãnh sự quán Trung Quốc đã giúp ông ta gây áp lực với một nhà sản xuất Trung Quốc để thu hồi khoản nợ 600.000 USD. "Tôi đã nói với Tổng lãnh sự...Trung Quốc cần những cây cầu (Trung - Mỹ) như của chúng ta."

Cựu tay đua xe đạp kiêm vệ sĩ Lâm Phong

Một "nhà lãnh đạo Hoa kiều" khác đã bị bắt là Lâm Phong (Lin Feng), Chủ tịch Liên đoàn Thanh niên Yêu nước bảo vệ Hồng Kông ở Nam California. Liên minh được thành lập tại Los Angeles vào ngày 7 tháng 9 năm 2019, khi Hồng Kông đang ở đỉnh cao của phong trào chống dẫn độ. Mục đích của liên minh này là ủng hộ chính sách của ĐCSTQ đối với Hồng Kông, Lâm Phong lên án những người biểu tình ở Hồng Kông là "phần tử bạo lực""hành vi bạo lực đã đạt đến mức vô luật pháp, vi phạm nguyên tắc cơ bản của đạo đức và thậm chí cả luật pháp."

Trần Quân đã tham dự cuộc họp thành lập liên minh của Lâm Phong, nói rằng các cuộc biểu tình dân sự ở Hồng Kông là "thế hệ trẻ vô luật pháp không được giáo dục lòng yêu nước đúng đắn""một số người đang bị các thế lực bên ngoài lợi dụng để gây rối".

Theo giới thiệu của buổi lễ ra mắt, Lâm Phong là cựu thành viên của Đội đua xe đạp Quốc gia Trung Quốc, từng phá kỷ lục quốc gia tại Giải vô địch đua xe đạp đường dài quốc gia và giành chức vô địch nước rút đồng đội tại Giải vô địch châu Á tại Thái Lan năm 2007.

"Tạp chí Thế giới" vào tháng 8 năm ngoái đưa tin rằng sau khi nhập cư vào Hoa Kỳ, Lâm Phong bắt đầu tham gia vào các dịch vụ bảo vệ cá nhân, do có thể chất tốt nên Lâm Phong đủ tiêu chuẩn làm nhân viên bảo vệ và thường được những người nổi tiếng thuê làm vệ sĩ riêng và các ngôi sao. Ví dụ, ngôi sao điện ảnh Ngô Ngạn Tổ (Wu Yanzu) đã yêu cầu Lâm Phong làm nhân viên bảo vệ thân cận khi anh ấy đến Los Angeles.

Tuy nhiên, theo bản cáo trạng tại Tòa án Liên bang Quận phía Nam của New York, Lâm Phong đã đóng vai ‘tay sai’ của Trần Quân, và cả hai muốn "lật đổ Pháp Luân Công" dưới sự chỉ huy của các quan chức ĐCSTQ. Vào tháng 5, họ đã cố hối lộ một nhân viên Cục thuế ở Quận Cam, New York, để giúp vu cáo một tổ chức do các thành viên Pháp Luân Công thành lập. Tuy nhiên, kế hoạch của họ đã bị FBI vạch trần và họ đã bị bắt.

Thái Dung - Epoch Times
Thanh Hà biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao 2 “lãnh đạo Hoa kiều” bị FBI bắt?