Tại sao các công ty công nghệ giám sát chúng ta?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào thời điểm loa thông minh của Amazon ra mắt, chúng đã tự ghi âm giọng nói mà không có sự đồng ý của người dùng. Sau đó, các công ty công nghệ khác như Siri của Apple, Google Assistant, Skype và Cortana của Microsoft cũng đều âm thầm chuyển dữ liệu âm thanh thu được cho nhà thầu bên thứ ba phân tích. Điều gì khiến các công ty công nghệ giám sát chúng ta?

Năm 2019 là năm mà các tranh chấp về quyền riêng tư của người dùng các sản phẩm công nghệ bùng phát mạnh mẽ nhất. Vào thời điểm loa thông minh của Amazon ra mắt, chúng đã tự ghi âm giọng nói mà không có sự đồng ý của người dùng và bí mật chuyển đến cho bộ phận xử lý thủ công. Sau đó, các công ty công nghệ khác cũng xảy ra sự cố tương tự, chẳng hạn như Siri của Apple, Google Assistant, Skype và Cortana của Microsoft đều đã lắng nghe cuộc trò chuyện của người dùng và gửi âm thanh đã ghi cho nhà thầu bên thứ ba để phân tích. Sau khi vụ việc nổ ra, niềm tin của người dân đối với ngành công nghệ cũng xuống mức thấp.

Kiện tụng quyền riêng tư của người dùng

Với diễn biến của vụ việc, vào tháng 6/2020, Amazon cũng phải đối mặt với một vụ kiện xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em. Nguyên nhân chính là do trợ lý giọng nói Alexa ghi âm giọng nói của trẻ khi chưa được sự đồng ý của trẻ và bố mẹ. Trong đơn kiện gửi lên Tòa án Liên bang Seattle, Amazon bị cáo buộc đã vi phạm luật bảo mật của 8 bang (Florida, Illinois, Michigan, Maryland, Massachusetts, New Hampshire, Pennsylvania và Washington).

Tuyên bố kiện tụng cũng chỉ ra rằng, Alexa thực sự có khả năng phân biệt giọng nói của người và Amazon cũng có thể chọn hỏi người dùng trước liệu họ muốn ghi âm giọng nói hay không, nhưng họ đã không làm như vậy. Khi đó, vụ án còn gây chú ý hơn vì liên quan đến trẻ em chưa đủ tuổi thành niên.

Trước khi xảy ra tranh chấp về đoạn ghi âm, Facebook cũng đã bị điều tra vì làm rò rỉ thông tin cá nhân của người dùng. Vào tháng 7/2020, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) cũng đã kết thúc cuộc điều tra kéo dài 16 tháng về "Sự cố Cambridge Analytica" và phạt Facebook 5 tỷ USD. Trong vụ việc này, Facebook đã bán trái phép 87 triệu dữ liệu người dùng cho Cambridge Analytica để sử dụng, gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi và quyền riêng tư của người dùng. Tuy nhiên, ngay cả khi phải nộp phạt rất cao, báo cáo tài chính quý II của Facebook vẫn rất rực rỡ, với doanh thu ròng vẫn cao tới 2.62 tỷ đô la Mỹ. Bản thân Mark Zuckerberg vẫn nằm trong số 400 tỷ phú và là người giàu thứ tư ở Hoa Kỳ.

Facebook đã bán trái phép 87 triệu dữ liệu người dùng cho Cambridge Analytica để sử dụng, gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi và quyền riêng tư của người dùng.
Facebook đã bán trái phép 87 triệu dữ liệu người dùng cho Cambridge Analytica để sử dụng, gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi và quyền riêng tư của người dùng. (Getty)

Tại sao các công ty công nghệ lại nghe lén?

Theo tuyên bố của các công ty công nghệ, mục đích của việc ghi âm lời nói là để cải thiện sản phẩm, nâng cao dịch vụ và mang đến cho người dùng trải nghiệm sản phẩm tốt hơn. Vì AI vẫn cần được đào tạo để hiểu các ngôn ngữ khác nhau, việc nhập các cuộc trò chuyện của người dùng thành các từ có thể cung cấp nhiều tài liệu đào tạo hơn cho AI.

Các chuyên gia cho rằng máy móc phải hiểu được ngôn ngữ của con người. Cần có hai bước. Đầu tiên là "nhận dạng giọng nói", tức là giọng nói ở các độ tuổi, trọng âm và tốc độ khác nhau có thể được nhận dạng thành nội dung chính xác sau khi loại bỏ sự can thiệp của tiếng ồn xung quanh. Chỉ bằng cách phân tích nội dung “hiểu biết ngữ nghĩa tự nhiên”, chúng ta mới có thể hiểu được ý nghĩa thực sự của lời thoại. Trong quá trình đào tạo, một lượng lớn tài liệu đối thoại là tài liệu để học AI.

Theo các công ty công nghệ, những đoạn ghi âm này là ẩn danh, và chỉ một phần rất nhỏ trong số đó sẽ được sử dụng để phân tích. Apple cho biết họ chỉ sử dụng dưới 1% dữ liệu và Google cho biết họ sẽ chỉ sử dụng khoảng 0.2%. Tuy nhiên, theo báo cáo, nhà thầu bên thứ ba thừa nhận rằng âm thanh được giao cho họ vẫn chứa nhiều thông tin cá nhân, các cuộc trò chuyện thân mật và các cuộc cãi vã đáng lo ngại. Rõ ràng, nếu không có sự đồng ý của người dùng, nó sẽ gây ra những lo ngại về quyền riêng tư.

Sau khi sự việc được tiết lộ, các công ty công nghệ đã tuyên bố tạm ngừng xem xét thủ công các tin nhắn thoại của người dùng, đồng thời sẽ cho phép người dùng lựa chọn có chấp nhận các bản ghi âm trong tương lai để giúp cải thiện nội dung dịch vụ hay không.

Theo báo cáo, nhà thầu bên thứ ba thừa nhận rằng âm thanh được giao cho họ vẫn chứa nhiều thông tin cá nhân, các cuộc trò chuyện thân mật và các cuộc cãi vã đáng lo ngại.
Theo báo cáo, nhà thầu bên thứ ba thừa nhận rằng âm thanh được giao cho họ vẫn chứa nhiều thông tin cá nhân, các cuộc trò chuyện thân mật và các cuộc cãi vã đáng lo ngại. (Getty)

Có bất kỳ cách sử dụng nào khác cho nội dung được ghi lại không?

Sau khi công ty công nghệ thừa nhận có hành vi ghi âm và phân tích riêng tư, người ta nảy sinh nghi ngờ từ lâu, đó là liệu công ty công nghệ có giám sát chúng ta rồi tung ra nội dung quảng cáo cụ thể hay không?

Từ lâu, nhiều cư dân mạng đã chia sẻ kinh nghiệm này, đó là khi họ nói về một sự kiện, ví dụ: Gần đây tôi muốn nuôi một con mèo, ngay cả khi không có tìm kiếm thực tế, các quảng cáo liên quan sẽ bật ra. Người ta nghi ngờ rằng, chỉ cần điện thoại di động hoặc máy tính bật, công ty công nghệ này vẫn luôn theo dõi.

Hiện tại, các công ty công nghệ lớn đều phủ nhận những cách làm như vậy. Nhưng xét trên thực tế doanh thu từ quảng cáo luôn là nguồn lợi nhuận quan trọng của Google và Facebook, trong báo cáo tài chính quý II (năm 2020), doanh thu quảng cáo của Facebook cao tới 16.56 tỷ đô la Mỹ và Google là 32.6 tỷ đô la Mỹ. Trong số đó, doanh thu từ quảng cáo cao tới 98% tổng doanh thu của Facebook, trước những nguồn lợi khổng lồ, khó mà nghi ngờ việc các công ty công nghệ có thể tự kiểm soát bản thân.

Vì vậy, trước khi có những điều luật đủ sức mạnh để ràng buộc các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook… vào khuôn khổ, là những cá nhân sử dụng, chúng ta cũng nên học cách bảo vệ mình để duy trì quyền riêng tư của bản thân và gia đình.

Nên nhớ rằng, trên đời không có bữa trưa nào là miễn phí, khi chúng ta dùng Facebook để kết nối với người thân, bạn bè một cách “miễn phí” và tìm kiếm thông tin trên Google một cách “miễn phí” thì rất có thể chúng ta đang là sản phẩm của một công ty công nghệ.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao các công ty công nghệ giám sát chúng ta?