Tại sao các ông trùm kinh doanh nói rằng miễn phí luôn đắt nhất?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một doanh nhân lớn đã khuyên rằng “đừng nói đến miễn phí”, bởi vì miễn phí chính là đắt nhất. Vậy bạn có hiểu về tư duy trái ngược này không?

Miễn phí là thứ đắt nhất trên đời, vì vậy đừng lúc nào cũng nghĩ về những thứ miễn phí. Nhưng miễn phí cũng là chiến thuật mang lại lợi nhuận cao nhất!

Bạn có thể thường xuyên bắt gặp một số cửa hàng, siêu thị… mời nếm thử đồ ăn miễn phí, tặng quà miễn phí mang về nhà.

Với mô hình kinh tế Internet trong thời hiện đại, miễn phí lại càng thịnh hành, nào là: miễn phí đăng ký, miễn phí sử dụng, miễn phí trải nghiệm... con mắt và khối óc của chúng ta ngừng bị tác động.

Nhưng bạn có biết cái “giá” của chúng là gì?

Gần đây, Facebook đã "dọa" sẽ hết miễn phí, nếu người dùng iphone không cho theo dõi thông tin. Nội dung thông báo của Facebook cho biết “Chúng tôi sử dụng thông tin về hoạt động của bạn nhận được từ các ứng dụng và trang web khác để: hiển thị cho bạn những quảng cáo được cá nhân hóa hơn, giúp giữ Facebook miễn phí và hỗ trợ các doanh nghiệp dựa vào quảng cáo để tiếp cận khách hàng của họ”.

Trên đây là ví dụ đơn giản về cái giá của miễn phí. Trường hợp của Facebook, phía sau “miễn phí”, bạn có thể phải trả cái giá đắt hơn.

Ngoài ra, miễn phí cũng là chiến thuật khôn ngoan. Chúng ta cần biết rằng các thương gia nhanh chóng tập trung vào nhóm người dùng cốt lõi thông qua mô hình miễn phí, và khách hàng là những người đầu tiên trải nghiệm mô hình này.

  1. Cho mượn sách miễn phí kiếm được bộn tiền

Ông chủ Zhang có một cửa hàng sách ở thị trấn, nơi ông chỉ cho mượn chứ không bán sách và tài liệu cho các môn học khác nhau. Làm thế nào để mượn sách?

Miễn phí, hoàn toàn miễn phí, không có bất kỳ quy trình nào. Nhưng thu nhập của ông hàng năm khá cao.

Thông qua việc phân loại có hệ thống, ông nhận thấy rằng mỗi sinh viên đại học thuê sách đều có nhu cầu học tập tương ứng. Ông Zhang đã hợp tác với các cơ sở đào tạo ngoài trường và giới thiệu các cơ sở dạy kèm tương ứng cho học sinh.

Do chiến lược cho mượn sách miễn phí của ông Zhang nên đã thu hút một lượng lớn sinh viên đến mượn sách mỗi ngày, đồng thời tạo được sự tin tưởng của các sinh viên, nên ông đã “giới thiệu thành công” các gia sư và các khóa đào tạo bên ngoài cho sinh viên.

Ông Zhang không thu tiền của học viên, chỉ thu tiền giới thiệu của công ty gia sư.

  1. Trải nghiệm miễn phí

Có sự cạnh tranh gay gắt xung quanh các cửa hàng yoga. Một chủ tiệm đã quyết định sản xuất hàng nghìn thẻ trải nghiệm miễn phí trong một tháng, đồng thời hợp tác với các doanh nghiệp lân cận có nhóm khách hàng tập yoga.

Ví dụ: cửa hàng quần áo cao cấp, cửa hàng làm đẹp, cửa hàng chăm sóc da... để nhờ giới thiệu thẻ miễn phí cho khách hàng của họ, đổi lại chủ tiệm yoga sẽ đăng áp phích sản phẩm các cửa hàng này trong phòng tập yoga.

Một tháng sau, hơn 500 người đã đăng ký lớp yoga này.

Trong xã hội kinh doanh hiện đại, bất kể bạn đang kinh doanh trong ngành nào, miễn là bạn có thể suy nghĩ ngược lại, hãy sử dụng các phương tiện tốt nhất để cung cấp giá trị sản phẩm cho khách hàng trước, bạn sẽ nhận lại nhiều hơn.

Nhưng người tiêu dùng cũng phải cẩn thận, điều gì cũng có thể có hai mặt, như trường hợp của Facebook, phía sau “miễn phí” là cái giá cao hơn.

Thanh Vân

(Tham khảo aboluowang)



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao các ông trùm kinh doanh nói rằng miễn phí luôn đắt nhất?