Tại sao động vật hoang dã đang dần quay trở lại miền Đông Kentucky, Hoa Kỳ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các loài động vật hoang dã đang quay trở lại miền Đông Kentucky. Đây có thể được coi là một thành công của các hoạt động bảo vệ môi trường của tiểu bang này.

Hơn 20 năm qua, tôi đã theo dõi và nhận thấy các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa ra những tin tức về môi trường, nhưng bị chi phối bởi những dự đoán về thảm họa như đại hồng thủy hoặc các tình trạng lộn xộn sẽ diễn ra khắp nơi. Mặc dù vậy, đối với tôi lại là một câu chuyện rất khác.

Tôi lớn lên ở miền Đông Kentucky, nơi mà có rất ít hươu, không có gấu, không có chó sói đồng cỏ, không có gà tây, không có sư tử núi, không có đại bàng đầu trắng và chắc chắn cũng không có nai sừng tấm. Nhưng ngày nay, tất cả các loài này đều có mặt trở lại. Những điều tích cực đang xảy ra. Động vật hoang dã đang quay trở lại một cách tự nhiên, nhiều loài đang phục hồi và các dòng suối đã sạch hơn chính chúng nhiều thập kỷ trước đây.

Một con nai sừng tấm đang tận hưởng thiên nhiên tại một mỏ than bị bỏ hoang tại Hạt Martin, Kentucky. ( Ảnh do ông Chris Musgrave chụp vào ngày 20 tháng 8 năm 2015)
Một con nai sừng tấm đang tận hưởng thiên nhiên tại một mỏ than bị bỏ hoang tại Hạt Martin, Kentucky. ( Ảnh do ông Chris Musgrave chụp vào ngày 20 tháng 8 năm 2015)

Làm sao những điều tích cực đó lại có thể xảy ra? Trong nhiều năm trước, những thuyết về tận thế đã cảnh báo về sự kết thúc của thiên nhiên nếu con người nói chung và người Mỹ nói riêng, không thay đổi lối sống. Và rồi, những người ủng hộ thuyết tận thế ấy có thể sẽ cảm thấy thật mỉa mai khi mà các đất nước đã tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường và các hoạt động này ngày càng thành công.

Gần đây, tôi đã đưa gia đình đến Trung tâm Động vật Hoang dã Salato ở Frankfort, Kentucky. Nếu bạn có thể trải nghiệm ở “viên ngọc thiên nhiên xanh lá” này, thì bạn đã có thể tự tìm thấy câu trả lời cho lý do vì sao những điều tích cực nói trên đã xảy ra.

Tàn lụi và Phục hồi

Vì sao trước đây ở Kentucky, các loại động vật hoang dã rất khan hiếm?

Vào đầu thế kỷ này, tình trạng tàn rụi của các cây hạt dẻ ở miền Đông Hoa Kỳ đã diễn ra. Ở nơi này, thời xa xưa luôn có những cây hạt dẻ khỏe, có thể kháng bệnh thối rữa. Chỉ trong vài thập kỷ, tình trạng tàn rụi cùng với việc khai thác, chặt phá rừng một cách vô trách nhiệm đã làm cho những tầng rừng cổ thụ trên núi biến mất. Hệ sinh thái, hệ động - thực vật và các nền kinh tế gắn liền với hạt dẻ đã bị tàn phá. Các khu rừng già hiện đã bị xóa sổ ngoại trừ những khu rừng nhỏ như Rừng Blanton ở Quận Harlan.

(Ảnh: được sự cho phép của Ông Daniel Ulrich)
(Ảnh: được sự cho phép của Ông Daniel Ulrich)
(Ảnh: được sự cho phép của Ông Daniel Ulrich)
(Ảnh: được sự cho phép của Ông Daniel Ulrich)

Đồng thời, cũng trong thời điểm ấy, nhiều quần thể động vật hoang dã dần biến mất do mất đi môi trường sống và bị săn bắn quá mức. Cuộc Đại Suy Thoái khiến cho các loài động vật còn lại như hươu, nai, thỏ và sóc bị săn bắt để làm thức ăn. Con người lúc ấy đã không quan tâm đến việc bảo tồn thiên nhiên, họ phải vật lộn để tồn tại và nuôi sống gia đình mình. Khi cuộc suy thoái kết thúc, hầu hết các nơi đều dần thịnh vượng, nhưng phần lớn vùng Appalachia, Kentucky vẫn chìm trong cảnh đói nghèo.

Giờ đây, việc cấp giấy phép có thu phí cho các hoạt động săn bắn và đánh bắt đã trở thành động lực thúc đẩy và xương sống duy trì cho các nỗ lực bảo tồn, trùng tu và phục hồi môi trường. Các thợ săn đã chủ động lập quỹ tài trợ, cam kết hạn chế săn bắn hoặc chỉ săn bắn trong giới hạn cho phép. Họ đã làm tốt đến mức các loại động vật đã được phục hồi rất nhiều và bây giờ chúng ta có thể tổ chức các mùa săn bắn thường xuyên hơn.

Một mỏ than đang hoạt động ở Hạt Pike County, Kentucky. Ảnh do ông Chris Musgrave chụp vào ngày 10 tháng 8 năm 2011.
Một mỏ than đang hoạt động ở Hạt Pike County, Kentucky. Ảnh do ông Chris Musgrave chụp vào ngày 10 tháng 8 năm 2011.
Một khu mỏ đang được khai hoang ở Hạt Bell, Kentucky. Đây cũng là một địa điểm thường được lui tới của Tổ chức Động vật Hoang dã Appalachian. (Ảnh do Ông Chris Musgrave chụp vào ngày 22 tháng 7 năm 2014)
Một khu mỏ đang được khai hoang ở Hạt Bell, Kentucky. Đây cũng là một địa điểm thường được lui tới của Tổ chức Động vật Hoang dã Appalachian. (Ảnh do Ông Chris Musgrave chụp vào ngày 22 tháng 7 năm 2014)

Trong quá khứ, việc khai khoáng một cách vô tội vạ đã khiến cho Đạo luật Khai thác Mỏ ra đời. Nếu không quen thuộc với ngành khai khoáng này, bạn có thể cảm thấy rất ngạc nhiên khi biết rằng khai hoang là một phần của quá trình cần thiết và thường xuyên, đặc biệt, khai hoang thường để lại một vùng đất tốt hơn so với trước khi nó được khai thác. Tại sao? Bởi vì vùng đất ban đầu đó đã bị rửa trôi khoảng 100 năm trước, khi mà sự tàn rụi của các cây hạt dẻ lan rộng khắp nơi và khu rừng đã bị tàn phá nặng nề. (Sự phục hồi của cây hạt dẻ ở Mỹ sẽ là chủ đề cho một câu chuyện khác).

(Ảnh: được sự cho phép của Ông Daniel Ulrich)
(Ảnh: được sự cho phép của Ông Daniel Ulrich)
(Ảnh: được sự cho phép của Ông Daniel Ulrich)
(Ảnh: được sự cho phép của Ông Daniel Ulrich)

Hiện nay, hệ thống kiểm soát thoát nước đã được thiết kế để ngăn chặn sự rửa trôi. Các loại cỏ bản địa được trồng cùng với các cây mang hạt để thúc đẩy sự phục hồi và phát triển của các loài động vật hoang dã. Trong vòng vài năm, từ những cảnh điêu tàn như trong bộ phim “Mad Max Beyond Thunderdome”, thì giờ đây, môi trường xung quanh đã là một thiên đường tươi tốt hỗ trợ các loài động vật hoang dã sinh sống và phát triển.

Không có từ nào có thể mô tả tốt hơn bằng cách trực tiếp tham gia vào các hoạt động của Tổ chức Động vật Hoang dã Appalachian. Tổ chức này đang trong giai đoạn cuối cùng của việc xây dựng một trạm nghiên cứu giáo dục công cộng, đặt tại Hạt Bell, Kentucky. Đây là địa điểm đầu tiên ở Hoa Kỳ áp dụng hình thức “khai thác loại bỏ trên đỉnh núi” - các vỉa than được khai thác từ một ngọn núi bằng cách loại bỏ đất, hoặc chất quá tải, bên trên các vỉa. Quá trình này được coi là an toàn hơn so với khai thác dưới lòng đất vì các vỉa than được tiếp cận từ trên cao thay vì dưới lòng đất. Hình thức khai thác này cũng sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều người vốn không có kiến thức hay không quen thuộc với quá trình khai hoang, vì họ sẽ không biết được than sẽ được khai thác như thế nào.

Việc khai thác than trên bề mặt thời nay có thể hình dung giống như quá trình làm xúc xích. Quá trình diễn ra thì không đẹp mắt nhưng kết quả cuối cùng thì lại rất tuyệt vời. Các lớp đất thô trên đỉnh núi, đã tồn tại vài thập kỷ trước đây trông giống như bề mặt của Sao Hỏa hay Mặt trăng, đều được loại bỏ lớp vật chất quá tải, giúp con người có thể tiếp cận các vỉa than có giá trị bên dưới. Nếu như than ở quá gần lớp đất bề mặt, mặt đất sẽ không ổn định và không an toàn khi khai thác dưới lòng đất. Để tiếp cận lượng than này, trước tiên phải loại bỏ mặt đất bên trên.

(Ảnh: được sự cho phép của Ông Daniel Ulrich)
(Ảnh: được sự cho phép của Ông Daniel Ulrich)

Một thời gian trước, khu vực này chỉ phù hợp để làm khu vực bảo tồn động vật hoang dã, vì đã từng có nhiều người đến diễu hành tại đây để phản đối việc khai thác mỏ than. Đây là hệ quả của việc khai thác khủng khiếp và vô trách nhiệm trước đây. Tuy nhiên, những người phản đối lúc ấy có thể đã có một cách nhìn thiển cận, vì đã bỏ qua bức tranh tổng quan, sự quản lý khai thác có trách nhiệm và những tư duy cầu tiến của chủ đất.

Hiện nay, sau khi lần khai thác than đầu tiên được hoàn thành, quá trình khai hoang sẽ bắt đầu. Việc khai hoang này đã làm thay đổi cảnh quan so với lúc trước rất nhiều. Vào những năm đầu tiên, vùng đất này chỉ có cỏ, chồi thấp và một số loại cây dại mọc đầy. Nhưng chỉ sau vài năm, khi thực vật phân hủy, tự tạo thành lớp mùn trên đất, đất đã có thể màu mỡ trở lại.

Dựa theo yêu cầu của các cuộc nghiên cứu sâu rộng, đất cần được nén chặt đến một điểm nhất định để tránh sự rửa trôi, nhưng không được quá chặt để ngăn cản việc cây tái sinh. Những yêu cầu hiện nay khác xa so với luật cải tạo đất trước đây. Vào thời điểm đó, việc cải tạo đã yêu cầu đất phải được nén chặt, vô tình làm chết cây cối và động vật hoang dã đã không có thức ăn, cũng không có chốn nương thân nên dần dần biến mất.

Ngày nay, hầu hết mọi người sẽ không biết rằng Boone’s Ridge là một mỏ khai thác (việc khai thác vẫn đang diễn ra mặc dù rất hạn chế). Hình thức cho phép khai thác nhưng hoạt động hạn chế hầu như đều được áp dụng cho các hoạt động khai thác trên bề mặt hiện nay, vì chỉ cho phép khai thác theo đường đồng mức, nơi đỉnh đồi/núi phải vẫn còn và chỉ có rìa ngoài của vỉa than được khai thác theo hình các “băng ghế”.

Sau khi khai thác xong, các vùng lồi lõm hình “băng ghế” này sẽ được lấp đầy và ngọn núi sẽ được trả lại đường nét ban đầu. Một khi những cây thân gỗ cứng cáp được trồng lại trên những khu vực vừa khai thác này, và khi mà mảng xanh đã bao phủ rộng khắp, thì sẽ thật khó phân biệt được chúng bằng mắt thường với những khu vực khác của sườn đồi.

Công trình giáo dục

Nhiều thập kỷ trước, nhiều con lạch và con suối trong khu vực đã từng bị tắc nghẽn bởi rất nhiều rác thải và nước thải từ các đường ống xả.

Nhưng ngày nay, những nỗ lực của các nhóm tình nguyện tư nhân như PRIDE, với phương châm nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân trong việc tạo dựng và phục hồi môi trường thiên nhiên mà mình mong muốn, đã giúp loại bỏ rác khỏi các dòng suối vào tháng 4 hàng năm. Trong nhiều thập kỷ qua, các bể tự hoại và các nhà máy xử lý nước thải mới hầu như đã chấm dứt tình trạng xả nước thải thô. Do đó, các loài cá và thủy sinh đang phát triển mạnh mẽ, thậm chí cả hải ly và rái cá sông cũng quay trở lại khu vực này.

Ảnh chụp Trung tâm động vật hoang dã Salato ở Frankfort, Kentucky. (Ảnh: được sự cho phép của Ông Chris Musgrave). 
Ảnh chụp Trung tâm động vật hoang dã Salato ở Frankfort, Kentucky. (Ảnh: được sự cho phép của Ông Chris Musgrave).

Tôi hiện đang làm việc trong hội đồng của Hội đồng Giáo dục Môi trường Kentucky. Hội đồng này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi văn hóa và nhận thức đã tồn tại vài thập kỷ qua, bằng cách cho học sinh Kentucky tiếp cận và biết đến các vấn đề, cùng điều khoản về môi trường.

Tuy nhiên, có một yếu tố khác có thể làm thay đổi văn hóa đó là thời gian. Sau khi cuộc Đại Suy Thoái qua đi, văn hóa săn trộm đã chết dần và không còn gây ra nhiều tác hại như trước. Nhờ vào sự phát triển của đất nước mà cơ sở hạ tầng đã được nâng cao, các vấn đề an sinh xã hội được chú ý và đảm bảo, cho nên những thành phần kém may mắn trong xã hội cũng đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống, điều mà trước đây họ khó có thể có một cách dễ dàng.

Cũng chính sự phát triển này đã giúp xã hội loại bỏ các áp lực sinh tồn “bắt buộc” trong quá khứ, người dân không còn quá phụ thuộc vào việc săn bắn hay đánh bắt vô tội vạ và bừa bãi như trước để tồn tại và nuôi sống gia đình.

Hầu hết những người đam mê săn bắn và đánh bắt ngày nay đều mua giấy phép và cố gắng thực hiện một cách trung thực để tuân theo các các quy định, yêu cầu và giới hạn của các mùa giải.

Trung tâm động vật hoang dã Salato ở Frankfort, Kentucky (Ảnh: được sự cho phép của Ông Chris Musgrave)
Trung tâm động vật hoang dã Salato ở Frankfort, Kentucky (Ảnh: được sự cho phép của Ông Chris Musgrave)

Các tập đoàn tư nhân cũng có thể đóng một vai trò nào đó, thường là đóng góp vào quỹ để thực hiện các hoạt động bảo tồn cần thiết.

Trung tâm động vật hoang dã Salato ở Frankfort, Kentucky. (Ảnh: được sự cho phép của Ông Chris Musgrave)
Trung tâm động vật hoang dã Salato ở Frankfort, Kentucky. (Ảnh: được sự cho phép của Ông Chris Musgrave)

Sau khi nghiên cứu về lịch sử năng lượng, luật môi trường và bản thân tôi là một vận động viên thể thao, tôi đã lắng nghe nhiều lời trách móc của các tập đoàn, ngành công nghiệp và những người thợ săn ngày nay về những tác hại đã gây ra của quá khứ. Chúng ta đã có một số vấn đề môi trường trên thế giới này; hầu hết đều có nguyên nhân từ tình trạng đói nghèo, sự tuyệt vọng, hệ thống chính quyền tham nhũng, hoặc sự thiếu hiểu biết về các tác hại do con người gây ra. May mắn thay, giáo dục đã giúp xóa tan một số quan niệm sai lầm này.

Ví dụ, khi Liên Xô sụp đổ, sự tuyệt vọng và tình trạng vô chính phủ gần như xóa sổ cá tầm trứng ở Nga. Gần đây, khi một khu mỏ ở Hạt Pike, Kentucky bắt đầu nhận được những lời phàn nàn từ những người hàng xóm xung quanh về vấn đề tham nhũng, hóa ra thanh tra mỏ liên bang đã nhận hối lộ để không thực thi luật pháp. Sau khi bị phát hiện, vấn đề tham nhũng đã dừng lại, người thanh tra và người điều hành hiện đang phải ngồi tù.

Một ví dụ khác là sự thiếu hiểu biết về hậu quả của những tác động mà con người đã tạo ra trong thiên nhiên. Một cách vô tình hoặc cố ý, những hành động này đã gây tác hại đến môi trường, như trường hợp thuốc trừ sâu DDT. May mắn thay, ngay khi tác hại của nó được phát hiện, các quy định và luật lệ đã được điều chỉnh và chính quyền đã tiến hành cấm sử dụng thuốc trừ sâu này.

(Ảnh được sự cho phép của Ông Chris Musgrave)
(Ảnh được sự cho phép của Ông Chris Musgrave)

Vào tuần trước, tôi đã nhìn thấy một con đại bàng đầu trắng hoang dã cách Lexington, Kentucky khoảng bảy dặm. Mùa hè năm ngoái, một con gấu đen được phát hiện ở trung tâm thành phố, gần bệnh viện Đại học Kentucky. Những sự kiện này sẽ là những điều không thể tưởng tượng vào 30 năm trước đây.

Giới thiệu về tác giả:

Ông Chris Musgrave là một luật sư, nông dân và chuyên gia chính sách ở Kentucky. Ông có chuyên môn, đã và đang phục vụ trong lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, giáo dục, bầu cử, lịch sử, và quản lý chính phủ. Ông thích săn bắn, câu cá, viết nhạc và các bài báo để giải trí. Ông cũng là thành viên hội đồng của Hội đồng Giáo dục Môi trường Kentucky và Hội đồng Đánh giá Bảo tồn Di tích.

Hoa Long
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao động vật hoang dã đang dần quay trở lại miền Đông Kentucky, Hoa Kỳ?