Tại sao số lượng bệnh bạch cầu và tiểu đường ở Trung Quốc lại tăng vọt kể từ nửa cuối năm ngoái?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nhóm người ở Trung Quốc sau khi được tiêm vắc-xin Covid -19, họ bị sốt cao và các triệu chứng khác, và bệnh viện được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Bệnh viện này đã thu được danh sách gần 500 bệnh nhân, cho thấy rằng phần lớn những người này đã tiêm chủng vào nửa cuối năm ngoái.

Sau khi được tiêm loại vắc-xin covid-19 sản xuất trong nước, những người này có biểu hiện bất thường trong cơ thể. Một số thành viên gia đình của các bệnh nhân cho biết, họ hy vọng chính phủ sẽ ủy nhiệm các chuyên gia để điều tra nguyên nhân. Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, một số lượng lớn bệnh nhân ở Trung Quốc đã mắc bệnh tật, thậm chí tàn tật sau khi được tiêm các loại vắc-xin trong nước bị lỗi.

Liệu vắc-xin Covid - 19 có gây ra bệnh bạch cầu hay tiểu đường hay không, vẫn chưa có kết luận y khoa. Một nhóm người trong độ tuổi từ 3 đến 70 ở Trung Quốc phàn nàn rằng, họ phát triển bệnh bạch cầu ngay sau khi được tiêm loại vắc-xin được sản xuất trong nước. Những bệnh nhân này đã xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, nhức đầu, nôn mửa và khó thở kể từ khi được tiêm vắc xin Covid - 19 nội địa vào năm ngoái, và được bệnh viện chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu.

Bệnh viện này đã lấy mẫu 486 người được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu và tiểu đường, và phỏng vấn ngẫu nhiên người nhà của các bệnh nhân, lắng nghe họ kể về quá trình bệnh. Thời gian tiêm chủng của những bệnh nhân này được xác nhận tập trung vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 12 năm ngoái, sau đó họ bị mắc bệnh.

Một cư dân ở quận Đông Lệ, Thiên Tân, nói với các phóng viên này hôm thứ 5, rằng, cô con gái 9 tuổi của anh đã có các triệu chứng vào ngày hôm sau sau khi tiêm liều vacxin Covid - 19 thứ hai vào ngày 24 tháng 12 năm 2021, và sau đó được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Anh đã gọi điện đến Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Thiên Tân để hỏi, và câu trả lời là cuộc điều tra sẽ được khởi động sau dịch bệnh:

"Con gái tôi bị sốt vào ngày hôm sau (25/12) sau khi tiêm mũi thứ 2. Cháu đến bệnh viện xét nghiệm, tiểu cầu lên đến 700 (bình thường 100-300), huyết sắc tố bất thường, đó là những triệu chứng về bệnh bạch cầu cấp dòng tủy m0. Bây giờ là giai đoạn hóa trị, chờ ghép tủy. CDC bảo tôi đợi kết quả điều tra ở Thiên Tân sau đợt dịch”.

Tính an toàn và hiệu quả của vaccine Sinovac và vaccine Sinopharm do Trung Quốc sản xuất luôn bị ngoại giới đặt nghi vấn. (Ezra Acayan/Getty Images)
Tính an toàn và hiệu quả của vaccine Sinovac và vaccine Sinopharm do Trung Quốc sản xuất luôn bị ngoại giới đặt nghi vấn. (Ezra Acayan/Getty Images)

Bệnh bạch cầu tăng đột ngột trong cùng thời kỳ

Trong danh sách gần 500 người này, có hơn 130 người dưới 20 tuổi, còn lại hầu hết đều từ 20 đến 50 tuổi. Cha của một bệnh nhân 17 tuổi ở Kinh Môn, Hồ Bắc, xác nhận với phóng viên hôm thứ năm rằng, con trai ông đã nhận được liều vắc-xin Covid-19 thứ hai vào ngày 29 tháng 8 năm ngoái, và được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính vào đầu tháng hai.

Năm nay, ông nói với bệnh viện này rằng, con trai ông có các triệu chứng nhẹ sau khi được tiêm chủng, và ông đã không quan tâm vào thời điểm đó cho đến khi tình trạng của cháu trở nên tồi tệ:

"Con trai tôi có một chút triệu chứng ban đầu, nhưng tôi không quan tâm. Kết quả chẩn đoán bệnh bạch cầu là tại Bệnh viện Đại học Y Liên hiệp Vũ Hán vào ngày 3 tháng 2. Báo cáo là vô ích, nhà nước không quan tâm. Nó (CDC) muốn bạn đến bệnh viện để cấp giấy chứng nhận (bằng chứng về việc tiêm vắc xin gây ung thư máu)."

Trong danh sách, nhiều người đã phát triển các triệu chứng của bệnh tiểu đường sau khi được tiêm phòng. Đến bệnh viện chẩn đoán là tiểu đường tuýp 1. Trong đó, bé Phổ Hạo, một bệnh nhi đến từ Vô Tích, Giang Tô, năm nay 8 tuổi, đã tiêm hai liều vắc xin Sinovac vào đầu và cuối tháng 11 năm ngoái, và được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 1 vào ngày 6 tháng 2 năm nay. Cha của Phổ Hạo, nói với phóng viên rằng con trai ông đột nhiên phát triển các triệu chứng của bệnh tiểu đường vào tháng hai năm nay:

Ông Phổ nói: "Con trai tôi đã đi tiểu rất nhiều vào ban đêm, và đã uống rất nhiều nước."

PV: "Mức đường huyết là bao nhiêu?"

Ông Phổ: "20, và có những bệnh nhân có lượng đường trong máu cao hơn. Có bảy hoặc tám trăm người trong nhóm của tôi (tiểu đường), và một số người đã không báo cáo. Có khả năng là do tiêm vắc xin."

Không chỉ bệnh bạch cầu mà người nhà bệnh nhân tiểu đường cũng nhờ giúp đỡ

Hôm thứ Ba, các bệnh nhân ung thư máu ở hơn 30 tỉnh, thành phố và khu tự trị bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải và Giang Tô, lần lượt gửi hai bức thư ngỏ, phàn nàn rằng, họ và người thân của họ được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu sau khi tiêm vắc-xin Covid-19. Họ phàn nàn rằng việc kêu cứu đã bị ngăn chặn, và họ cũng không thể báo cáo, các thông tin yêu cầu giúp đỡ đã bị chặn lại.

Trương Kiến Bình, một nhà bình luận về các vấn đề thời sự ở Nghi Hưng, Giang Tô, nói rằng, một nhóm các thành viên gia đình của bệnh nhân ung thư máu và bệnh tiểu đường gần đây đã xuất hiện trên WeChat và Weibo để xin được giúp đỡ. Ông nói với các phóng viên rằng, vẫn chưa thể kết luận việc tiêm vắc-xin Covid-19 gây ra bệnh bạch cầu, nhưng liệu có sai sót của con người trong quá trình sản xuất, đóng gói và vận chuyển vắc-xin hay không, cần được các ban ngành liên quan điều tra:

"Ví dụ, thuốc thử để phát hiện axit nucleic này đã vạch trần góc khuất đen tối và những vụ tham nhũng của công ty. Những vấn đề này cũng sẽ xảy ra trong hệ thống, bao gồm quy trình sản xuất (vắc-xin) và một số vấn đề có thể không cố ý. Các vấn đề do thử nghiệm axit nucleic là vô trách nhiệm và không thể loại trừ khả năng xảy ra các hành động cố ý."

Vắc-xin lỗi của Trung Quốc: Giẫm lên vết xe đổ?

Phụ huynh của hơn 600 trẻ em kêu cứu, nói rằng con họ bị tiểu đường sau khi tiêm vắc-xin Covid-19. Các phụ huynh cho biết trong thư kêu gọi của họ rằng, kể từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 5 năm nay, đã có hàng nghìn trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em trong thời gian tiêm chủng, tất cả đều được các chuyên gia xác định là không liên quan đến vắc-xin.

Các phụ huynh cho rằng, một số trẻ không mắc các bệnh liên quan trong quá trình kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm chủng, nhiều gia đình không có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, thậm chí cả người lớn tuổi trung niên cũng không mắc bệnh tiểu đường. Phụ huynh mong nhóm chuyên gia liên quan đánh giá lại các con.

Theo thông tin công khai, "vắc-xin có vấn đề" của Trung Quốc đã bị giới truyền thông phanh phui, và có thể bắt nguồn từ sự cố vắc-xin ở Sơn Tây năm 2007, khi nhiều trẻ em bị thương và chết sau khi tiêm vắc-xin ở Sơn Tây.

Vào tháng 7 năm 2018, vắc xin DPT được sản xuất bởi “Công ty công nghệ sinh học Trường Sinh Trường Xuân”, một công ty chiếm 1/4 thị trường vắc-xin của Trung Quốc, đã bị phát hiện giả mạo ngày sản xuất, và làm giả hồ sơ vắc-xin. Cuối cùng, công ty này đã phá sản và nhiều quan chức cấp cao ở thành phố Trường Xuân đã bị bãi nhiệm.

Năm 2021, cảnh sát Trung Quốc thông báo, vụ án vắc-xin giả bị công an các tỉnh Giang Tô, Bắc Kinh, Sơn Đông và những nơi khác phá án, những người liên quan đã bị tiêm nước muối sinh lý chế biến thành vắc-xin giả, sau đó do không đủ nước muối sinh lý, nước lọc đã được sử dụng thay thế.

Nguyệt Hà
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao số lượng bệnh bạch cầu và tiểu đường ở Trung Quốc lại tăng vọt kể từ nửa cuối năm ngoái?