Tại sao sự cố 'khinh khí cầu gián điệp' của Trung Quốc gây áp lực lên Tập Cận Bình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bắc Kinh đột nhiên chuyển biến thái độ từ bày tỏ sự hối tiếc sang đe dọa trả đũa về việc Mỹ "tố cáo khinh khí cầu gián điệp”. Điều này phản ánh áp lực trong nước đối với Tập Cận Bình, và càng thu hẹp cơ hội để Mỹ và Trung Quốc thiết lập lại mối quan hệ.

Kỳ nghỉ cuối tuần vừa qua được cho là cơ hội quan trọng để quan hệ Mỹ - Trung tiến lên, Ngoại trưởng Mỹ Blinken dự kiến ​​lên đường sang Trung Quốc vào ngày 3/2 để xoa dịu tình hình Mỹ - Trung, song tranh chấp khinh khí cầu đã khiến cơ hội này biến mất không một chút dấu vết.

Sau khi Lầu Năm Góc tuyên bố phát hiện khinh khí cầu gián điệp của ĐCSTQ vào ngày 2/2, Bắc Kinh ngày 3/2 thừa nhận thiết bị này có xuất xứ từ Trung Quốc, cho biết nó có tính chất dân sự, được sử dụng cho nghiên cứu khoa học như khí tượng học. ĐCSTQ còn bao biện rằng bản thân khinh khí cầu có khả năng kiểm soát hạn chế, “bày tỏ sự tiếc nuối” khinh khí cầu đã đi nhầm vào Hoa Kỳ.

Ngày 4/2, Lầu Năm Góc dùng chiến đấu cơ F-22 Raptor bắn hạ khinh khí cầu do thám Trung Quốc. Cùng với chiếc khinh khí cầu tan vỡ, hy vọng hòa dịu quan hệ giữa Mỹ - Trung Quốc cũng tan thành mây khói.

Sau đó, Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc nâng cấp ngôn luận, nói rằng, phía Hoa Kỳ rõ ràng đã "phản ứng thái quá", vi phạm nghiêm trọng "thông lệ quốc tế", Trung Quốc vẫn bảo lưu "quyền đưa ra các phản ứng cần thiết hơn nữa".

Một đoạn video quay cảnh một khinh khí cầu của Trung Quốc bị lực lượng Mỹ bắn hạ, lưu hành trên mạng internet bị kiểm duyệt chặt chẽ của Trung Quốc, khơi dậy tình cảm chủ nghĩa dân tộc. Có tiểu phấn hồng nói rằng, đây là khinh khí cầu dân sự, phương pháp của người Mỹ sử dụng là dùng đại pháo bắn muỗi.

Còn có tiểu phấn hồng hỏi ngược lại, liệu Trung Quốc có nên đáp trả bằng cách bắn hạ tất cả các máy bay, tàu của Hoa Kỳ xâm nhập trái phép vào không phận, lãnh hải của Trung Quốc kể từ bây giờ không?

Sau khi bảo vệ được vị trí trong nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tại Đại hội Đảng lần thứ 20 năm ngoái, ông Tập đang có ý thể hiện năng lực của người lãnh đạo, thì sự kiện này khiến ông Tập gặp áp lực không nhỏ trước dư luận từ trong nước.

Trang Gia Dĩnh (Ja Ian Chong), phó giáo sư chính trị học Đại học Quốc gia Singapore cho biết, Bắc Kinh vẫn hy vọng tiếp tục cùng Mỹ giao thiệp, tuy nhiên cũng muốn tỏ ra mạnh mẽ với công chúng trong nước, còn muốn nói khinh khí cầu là có bản chất dân sự, sau cách nói này sẽ bảo trì tính nhất trí.

"Các động lực chính trị bên trong Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ) khiến việc hòa giải với Mỹ trở nên khó khăn-họ (ĐCSTQ) cũng phải cân bằng các phản ứng trong nước" - Ông nói: "Với tình hình trước mắt làm dịu xuống, cho dù mong muốn cùng Mỹ giao thiệp có một chút cải thiện, điều này cũng không phải là một kết luận thuyết phục”.

Sự việc cũng khiến ông Tập chịu áp lực trước vị trí lãnh đạo. New York Times dẫn lời Susan Shirk, cựu Phó trợ lý Ngoại trưởng trong chính quyền Clinton nói rằng, ở cả trong nước và quốc tế, điều đặc biệt gây tổn hại đối với Trung Quốc (ĐCSTQ) là, nó sẽ đặt ra câu hỏi về năng lực lãnh đạo của ông Tập Cận Bình.

Mặc dù vụ việc này xảy ra vào thời kỳ đỉnh cao quyền lực của Tập Cận Bình. Nhưng những nỗ lực củng cố nhiệm kỳ thứ ba của ông đã bị lu mờ bởi một loạt sự kiện, bao gồm sự thất bại nghiêm trọng chính sách"Zero Covid", các cuộc biểu tình chưa từng có chống phong tỏa kiểm soát dịch bệnh, cùng với Nga lập mối quan hệ "không giới hạn" trong lúc Nga đang hỗn loạn, đã làm xấu đi quan hệ với các nước phương Tây.

Shirk bổ sung: "Nếu bạn suy nghĩ một chút, sẽ thấy thực sự là một nghịch lý, bởi vì đó là thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba của ông ấy. Hẳn là ông ấy đang đứng ở vị trí cao nhất. Tuy nhiên, chúng ta lại đang chứng kiến ​​tất cả những điều ngược lại".

Mặc dù cho đến nay Trung Quốc vẫn biện luận rằng, khinh khí cầu được sử dụng cho nghiên cứu khí tượng, nhưng Hoa Kỳ đã đưa ra bằng chứng cho thấy khinh khí cầu là một phương tiện gián điệp tầm cao tinh vi.

Evan S. Medeiros, cố vấn cấp cao của chính phủ Mỹ về các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương thời Obama hiện là giáo sư chính trị quốc tế tại Đại học Georgetown (Georgetown University) cho biết: “Trung Quốc (ĐCSTQ) đang ở trong một tình thế chính trị rất căng, họ đang bị bao kín tại chỗ. Không có cách nào để đi, tại thời điểm này, họ đang hy vọng cải thiện quan hệ với nhiều nước lớn, chủ yếu là nước Mỹ".

Báo cáo cho biết, đối với sự kiện này, Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo khác của ĐCSTQ không muốn tình hình leo thang, nhưng để giữ thể diện, họ cũng có thể yêu cầu một số biện pháp đối phó tượng trưng. Mặc dù chính phủ Trung Quốc có thể có các hành động tiếp theo, đáp lại vụ bắn rơi khinh khí cầu, cũng cho thấy họ (ĐCSTQ) không nghĩ rằng việc này xảy ra tranh chấp leo thang.

Cuối cùng, Blinken đã không đến thăm Bắc Kinh, đương nhiên, ông cũng thất bại trong việc thiết lập “hàng rào bảo vệ” quan hệ Mỹ-Trung và tổ chức các cuộc gặp cấp cao, bao gồm cả khả năng gặp Tập Cận Bình, mà lựa chọn hoãn chuyến thăm tới Trung Quốc, lên án hành động của Trung Quốc là vi phạm trắng trợn chủ quyền của Hoa Kỳ và luật pháp quốc tế.

Điều này gây áp lực lên ông Tập, người hy vọng tận dụng cơ hội này để cải thiện quan hệ giữa hai nước. Hoa Kỳ coi ĐCSTQ là đối thủ đáng sợ nhất trong các đối thủ, đã công bố lệnh trừng phạt xuất khẩu chip toàn diện nhất trong lịch sử đối với Trung Quốc vào tháng 10 năm ngoái, điều này đã ảnh hưởng đến nhiều công ty Trung Quốc.

Vấn đề hiện nay là, liệu hai bên có thể giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao sau sự việc khinh khí cầu, mà không làm mối quan hệ leo thang thêm hay không.

Theo Zhang Ting - Epochtimes

Nguyên Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao sự cố 'khinh khí cầu gián điệp' của Trung Quốc gây áp lực lên Tập Cận Bình