Tảng đá 1.650 tấn: Làm thế nào cổ nhân khai thác được những cự thạch 'nghìn tấn’?

Giúp NTDVN sửa lỗi

'Tảng đá Thai phụ', 'Tảng đá Phương Nam', và 'Tảng đá bị lãng quên'. Ba tảng đá nguyên khối này được những người cổ đại gia công, cắt gọt tỉ mỉ và có một kích thước không tưởng. ‘Tảng đá bị lãng quên’ nặng tới 1.650 tấn - khiến nó trở thành tảng đá lớn nhất từng được khai thác và gia công trên trái đất.

Kỳ công lớn nhất của nhân loại

Baalbek thật sự là một công trình vĩ đại - nơi lưu giữ tri thức tuyệt vời nhất của người xưa, một trong số đó phải kể đến là tàn tích Đền Jupiter.

Đây là một trong những ngôi đền cổ ấn tượng nhất trên thế giới. Với kích thước lên đến 88×48 mét, và đứng sừng sững trên một bục đài bằng đá, cao hơn 13 mét so với địa hình xung quanh.

Nó có một bậc thang gồm 27 bậc hoành tráng dẫn lên trên. Mỗi một bậc thang đủ chỗ cho 100 người xếp thành hàng, như thể nó được làm ra để dành cho người khổng lồ vậy.

Những cây cột còn sót lại của Đền Jupiter (Ảnh: fouad awada/Wiki)
Những cây cột còn sót lại của Đền Jupiter (Ảnh: fouad awada/Wiki)

Bao quanh Đền là một dãy cột đá, gồm 52 cột với kích thước lớn chưa từng có từ xưa đến nay, đền thờ được bao bọc bởi một bức tường với 320 bức tượng các vị thần.

Trải qua 2.000 năm, hàng cột chính của đền giờ chỉ còn sót lại 6 cột, mỗi cột cao 20m, đường kính là 2,5m - và gồm 3 phần, với khối lượng của mỗi phần này là 47 tấn.

Tất cả đều tròn trịa, nhẵn mịn như được tiện ra từ một cỗ máy siêu việt khổng lồ. Đứng trong thung lũng cách Baalbek vài cây số, bạn vẫn có thể trông thấy những cây cột này. Nó là một sự tương phản giữa sự nhỏ bé của con người và công trình kỳ vĩ cổ đại.

Tại Baalbek, rải rác khắp nơi là những khối đá lớn, những mẫu kiến trúc cùng những bức tường khổng lồ với những nét cắt hoàn hảo đến không ngờ. Nhưng Baalbek nổi tiếng không phải ở những cột đá to lớn mà là ở những khối đá khổng lồ ít ai để ý.

'Đại Tam Thạch' - Trilithon

File:Temple of Jupiter, West wall, Trilithon, Baalbek 28064.JPG

Vị trí tảng cự thạch trên bức tường của Đền Jupiter (Ảnh: commons.wiki)

Ngôi đền Jupiter được xây dựng trên nền của 3 tảng đá nguyên khối, được cắt gọt một cách tinh xảo. Chúng được gọi là “Đại Tam Thạch” - Trilithon, và là ba trong 6 tảng đá lớn nhất từng được “nhấc lên” trong lịch sử nhân loại.

Thật kỳ lạ, 3 tảng đá khổng lồ này không biết bằng cách nào - đã được tách ra khỏi mỏ đá, sau đó, nó được di chuyển đến điểm xây dựng cách đó 2km và được đặt trên độ cao 7 - 8m so với bệ đài.

Kích thước của chúng rất ấn tượng và gần như bằng nhau: dài 19 mét, cao 4,2 mét và cao 3,6 mét, thể tích của mỗi khối hơn 300m2, trọng lượng mỗi khối khoảng 800 tấn. Ba khối đá khổng lồ này được đặt khít cạnh nhau với khớp nối vô cùng hoàn hảo, như thế là chúng bị dính chặt vào nhau. Ngay cả một giọt nước cũng không thấm vào chỗ khớp nối được.

Khó hiểu là ở chỗ, bằng những công cụ thô sơ và thủ công thì gần như không thể làm nhẵn một diện tích đá hàng chục, thậm chí hàng trăm mét vuông như vậy, đó là chưa nói đến sự ăn khớp về mặt kiến trúc.

“Đại tam Thạch” khiến người ta không thể tin nổi, dù vậy chúng chưa phải là tất cả! Ở đây còn có 3 khối đá kỳ vĩ hơn thế rất nhiều.

Những khối đá cổ đại lớn nhất hành tinh

Việc phát hiện ra Hòn đá bị lãng quên tại mỏ đá Baalbek vào năm 2014. (DAI - Viện Khảo cổ học Đức)

'Tảng đá bị lãng quên' tại mỏ đá Baalbek vào năm 2014. (Ảnh: DAI - Viện Khảo cổ học Đức)

Chúng được gọi là: “Tảng đá Thai phụ”, “Tảng đá Phương Nam”, và “Tảng đá bị lãng quên”. Ba tảng đá nguyên khối này đã được những người cổ đại gia công, cắt gọt và có một kích thước không tưởng. Nó không thuộc về bất cứ kiến trúc nào của Baalbek mà chúng ta đã biết.

‘Tảng đá bị lãng quên’ vượt xa kích thước của Đại Tam Thạch. Nó nặng tới 1.650 tấn, dài 19.6m, rộng 6m, cao ít nhất 5.5m - và một phần vẫn còn bị chôn dưới đất - khiến nó trở thành viên đá lớn nhất từng được khai thác và gia công trên trái đất.

Tảng đá này được Viện khảo cổ Đức phát hiện vào năm 2014 và trở thành một trong những ẩn đố lớn nhất lịch sử nhân loại. Bởi vì nó được cắt hết sức tinh xảo ở cả 4 cạnh, vuông vức và dễ dàng như thể người ta dùng dao và cắt vào một miếng bơ vậy.

Tảng đá Phương Nam cũng là một cái tên không hề kém cạnh khi nặng tới 1.242 tấn, dài khoảng 20.5m, rộng hơn 4.56m, cao 4.5m.

Tảng đá Thai phụ nặng hơn 1.000 tấn, dài 20,76m, rộng 4m phần gốc, hơn 5m phần đỉnh, và cao 4.32m. Đây cũng là tảng đá là đẹp nhất trong 3 khối cự thạch - bởi nó nằm nổi trên mặt đất và có tình trạng tốt sau hàng ngàn năm mưa gió.

Người ta không rõ lý do vì sao chúng bị bỏ dở ở đây, phải chăng do kích thước quá lớn và quá nặng để đưa chúng tới khu vực cần đến?

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, với kỹ thuật ngày nay, không gì có thể di chuyển được những tảng đá này. Bởi vì dùng ít nhất 25 cần cẩu hạng nặng cũng chỉ có thể nhấc được chúng lên, còn việc di chuyển chúng là điều không tưởng.

Một mô hình tại Công viên Jungfrau ở Interlaken, Thụy Sĩ, cho thấy số lượng cần cẩu hiện đại cần thiết để nâng Hòn đá của người phụ nữ mang thai. (Krischan74 / CC BY-SA 3.0)

Một mô hình tại Công viên Jungfrau ở Interlaken, Thụy Sĩ, cho thấy số lượng cần cẩu hiện đại cần thiết để nâng Hòn đá thai phụ. (Ảnh: Krischan74/CC BY-SA 3.0 )

Theo ước tính của kỹ sư O. Colomichuk, để di chuyển khối đá khổng lồ thế này - cần đến 60.000 người, tuy nhiên, thực tế không có một mỏ đá nào có thể chứa được số lượng nhân công lớn đến thế.

Ngay đến cả Kim Tự Tháp lớn nhất ở Ai Cập, thì khối đá lớn nhất cũng chỉ đạt trọng lượng 50 tấn. Còn những khối đá được gia công ở Baalbek lại có kích thước mà con người ngày nay không thể tưởng tượng đến.

Có 3 câu hỏi lớn được đặt ra:

  • Làm thế nào mà người La Mã cổ đại - lại vận chuyển được những phiến đá có kích thước khổng lồ như vậy?
  • Họ đã khai thác chúng bằng cách nào?
  • Quan trọng hơn, cấu trúc cổ đại nào có thể đòi hỏi những viên đá khổng lồ như vậy?

Thật khó để hình dung bằng cách nào mà người cổ đại đã xây dựng nên đền Baalbek, khi mà ngay cả việc di chuyển những khối đá khổng lồ kia cũng là điều vô cùng khó khăn đối với khoa học hiện đại của chúng ta. Về cơ bản, chúng ta không có thông tin cụ thể nào về nguồn gốc của những khối cự thạch được gia công tinh mỹ khổng lồ này.

Cự thạch khổng lồ thuộc nền văn minh nào?

baalbek3

Toàn bộ tàn tích di chỉ Baalbek...

Liệu “Đại Tam Thạch” dưới chân đền Jupiter và 3 khối đá khổng lồ “đã gia công nhưng bị bỏ dở” có mối liên kết đặc biệt với nhau không? Phải chăng chúng được tạo ra để xây dựng một công trình đồ sộ hơn rất nhiều những gì chúng ta thấy ở Baalbek?

Giới hàn lâm cho biết, vào năm 27 TCN, Hoàng Đế La Mã Augustus đã đưa ra một quyết định không thể hiểu được - về việc xây dựng một ngôi đền vĩ đại và sang trọng bậc nhất tại thành phố xa xôi hẻo lánh Heliopolis, mà ngày nay gọi là Baalbek.

Một bản vẽ concept của họa sĩ về hình ảnh của Baalbek thời La Mã (ảnh: Wiki)

Bản vẽ mô phỏng về hình ảnh của Baalbek thời La Mã (Ảnh: Wiki)

Tuy nhiên, điều này vấp phải rất nhiều vấn đề không thể lý giải:

Một là: Tại sao Vua Augustus lại chọn một nơi hẻo lánh như Baalbek để xây dựng một ngôi đền nguy nga tráng lệ đến thế?

Vào thời La Mã, Baalbek chỉ là một thành phố nhỏ nằm trên tuyến đường buôn bán. Nó không có tầm quan trọng nào về tôn giáo, văn hóa hay thương mại, ngoài việc là một khu vực chôn cất được yêu thích của những bộ tộc bản xứ.

Thật khó hiểu khi một đế chế La Mã vốn xa hoa, kiêu ngạo, lại vất vả để tạo ra công trình kiến trúc xa xỉ ở một nơi cách rất xa La Mã. Nhiều nhà nghiên cứu hoài nghi rằng, phải chăng ở Baalbek sở hữu thứ gì đó mà người La Mã muốn có. Một thứ mà không nơi nào trên thế giới có thể tìm thấy được?

Hai là: Tại sao không có dấu vết của việc vận chuyển đá?

Phía nam của Baalbek là một mỏ đá, nơi đá được khai thác để xây dựng đền thờ. Không có bất kỳ dấu vết nào về một con đường hay lối vận chuyển được tìm thấy giữa mỏ đá và ngôi đền. Điều này cũng đặt ra câu hỏi về cách thức vận chuyển những khối đá nặng 800 tấn tới địa điểm cần xây dựng.

Có 2 khả năng có thể xảy ra: Hoặc là những khối đá đã được di chuyển trong một thời đại rất xa xôi, đến nỗi mọi dấu vết về con đường đã biến mất.

Hoặc là, chẳng cần một con đường nào hết, bởi có thể người cổ đại đã sử dụng một thiết bị hay công nghệ nào đó - tiên tiến hơn những gì con người có thể tưởng tượng đến, nhằm đưa những khối đá khổng lồ đến nơi cần đến.

Sự thật là, ngôi đền Jupiter đã được xây dựng trong thời kỳ đế chế La Mã, còn thời điểm mà những khối đá khổng lồ nặng hàng ngàn tấn xuất hiện - thì vẫn chưa thể xác định được. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì chúng có lịch sử xa xưa hơn, trước cả khi Đền Jupiter được xây dựng.

Ba là: Tại sao quá trình vận chuyển không được ghi chép trong sử sách?

Các sử gia không tìm thấy bất cứ ghi chép cổ đại nào nói về việc xây dựng những bức tường tuyệt kỹ ở Baalbek, mà chỉ có những ghi chép về khả năng vận chuyển - nhỏ hơn nhiều - trong các triều đại La Mã khác nhau, tính luôn cả Hoàng đế Augustus.

Theo đó, khả năng chuyên chở những khối đá lớn ở La Mã vào thời điểm đó chỉ hơn 300 tấn một chút, cùng với mức độ khó khăn rất lớn. Ví dụ như việc vận chuyển Cột Tưởng Niệm Laterano tới La Mã, từng được ăn mừng hoành tráng trong lịch sử.

Bốn là: Tại sao phong cách xây dựng ở Baalbek khác xa phong cách xây dựng thời La Mã?

Trong triều đại của Hoàng đế Augustus, người La Mã đã biết cách sử dụng bê tông. Đấu Trường La Mã Coliseum vẫn còn đứng vững tại Roma ngày nay là một ví dụ điển hình.

Nhưng kỳ lạ là chúng không được áp dụng trong kiến trúc ở Baalbek. Nói cách khác, thay vì sử dụng bê tông, ở Baalbek sử dụng đá nguyên khối. Ngoài Baalbek ra, không có một kiến trúc đá nguyên khối nào từng tồn tại trong các triều đại La Mã cổ đại.

Năm là: Tại sao Đại Tam Thạch và 3 khối đá khổng lồ bị hao mòn hơn nhiều so với kiến trúc của Đền Jupiter?

Khi nghiên cứu những khối cự thạch này, các nhà khảo cổ thấy rằng chúng bị hao mòn hơn rất nhiều so với tàn tích của đền Jupiter và hai ngôi đền La Mã khác được xây dựng ở đây.

Phải chăng, cả 3 ngôi đền La Mã thật ra là sự bổ sung vào một nền móng đã từng tồn tại trước đó rất lâu, và điều này cũng giúp giải thích - tại sao một địa điểm hoang vu như vậy lại được chọn xây đền. Đơn giản là vì nó cung cấp cho Vua Augustus một nền móng có sẵn.

Đây là một bằng chứng địa chất khá lớn tạo nên sự tranh cãi. Chúng ta quay về lịch sử La Mã cổ đại, và rồi lại tìm thấy thứ gì đó còn xa xưa hơn nữa. Không có dấu vết của nền văn minh đã tạo ra chúng, không biết kỹ thuật vượt trội của họ là gì.

Khi người La Mã xây dựng Đền Jupiter, nếu họ dựa trên một nền móng có sẵn, được tạo ra bởi một nền văn minh xa xưa hơn, những người mà cho tới giờ phút này chúng ta vẫn chưa biết họ là ai, thì tất nhiên giới hàn lâm không muốn khơi dậy cái “nền văn minh cổ xưa” đó lần nữa, bởi họ không thể lý giải điều này.

Đông Mai
(T/h)



BÀI CHỌN LỌC

Tảng đá 1.650 tấn: Làm thế nào cổ nhân khai thác được những cự thạch 'nghìn tấn’?