Tạo hình hoa bằng tay: Nghề thủ công truyền thống còn được lưu giữ trên đất Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Schmalberg nằm ở trung tâm của Khu may mặc lịch sử của Thành phố New York, là nhà máy sản xuất hoa nhân tạo cuối cùng còn sót lại trong toàn thành phố. Anh Adam Brand, người đồng sở hữu thế hệ thứ tư của M&S Schmalberg Custom Flowers, đã gia nhập công việc kinh doanh của gia đình mình khoảng 12 năm trước.

“Cha tôi là một người yêu hoa. Tôi chưa bao giờ thực sự đánh giá cao điều đó có nghĩa là gì”, anh Brand nói.

“Doanh nghiệp này đã 90 tuổi vào thời điểm đó và tôi cũng không đánh giá cao điều đó.”

Chỉ đến khi anh Brand bắt đầu vào nhà máy và nhìn thấy niềm đam mê và sự ngưỡng mộ qua ánh mắt của các nhân viên, anh ấy mới nhận ra tầm quan trọng của di sản gia đình mình. Niềm tự hào và tham vọng phát triển thương hiệu, tiếp tục di sản gia đình bắt nguồn từ tình yêu của tổ tiên đối với nghề thủ công.

Nằm ở trung tâm của Khu may mặc lịch sử của Thành phố New York, Schmalberg là nhà máy sản xuất hoa nhân tạo cuối cùng còn sót lại trong toàn thành phố.

Khuôn cổ điển vẫn được sử dụng đến nay trong quy trình sản xuất hoa. Mỗi bông hoa rời khỏi nhà máy của họ đều tự hào được làm từ những chiếc khuôn cổ điển đã tồn tại trong gia đình nhiều thập kỷ qua. (Ảnh do M&S Schmalberg cung cấp)
Khuôn cổ điển vẫn được sử dụng đến nay trong quy trình sản xuất hoa. Mỗi bông hoa rời khỏi nhà máy của họ đều tự hào được làm từ những chiếc khuôn cổ điển đã tồn tại trong gia đình nhiều thập kỷ qua. (Ảnh do M&S Schmalberg cung cấp)

Công ty Schmalberg đã làm việc với nhiều nhà thiết kế thời trang hàng đầu như Vera Wang, Marchesa, Oscar de la Renta, Ralph Lauren và J. Crew.

Công ty cũng đã sản xuất hoa cho các tác phẩm sân khấu và chương trình truyền hình - thường được sử dụng cho trang phục hoặc để mô phỏng hoa trong lọ - như “The Gilded Age” và “The Marvelous Mrs. Maisel”.

Anh Brand cho biết: “Chúng tôi đã làm việc với Nhà hát Ballet Thành phố New York, Nhà hát Opera Metropolitan, Nhà hát Opera Úc và thậm chí cả Walt Disney”.

Năm 1916, công ty được thành lập bởi anh em Morris và Sam Schmalberg, khi khu may mặc được coi là kinh đô sản xuất thời trang của thế giới. Anh Brand cho biết: “Có một bức tranh ở hành lang của Phố 35 vào những năm 40. Bạn thấy tất cả các xe tải và xe đẩy. Nó giống như một con đường chỉ toàn vải và trang phục đi từ nhà máy này đến nhà máy khác đến nhà thiết kế”.

Ông nội của anh Brand là Harold, là một người sống sót sau thảm họa diệt chủng Holocaust ở Ba Lan. Lúc đó ông Harold 17 tuổi và sống trên gác mái, lần đầu tiên ông bắt đầu giúp việc tại Schmalberg, công ty do các chú của ông thành lập. Sau đó, ông nội Harold đã kết hôn và có các con - cha của Adam, Warren Brand và em gái Debra.

Anh Adam hiện đang điều hành công việc kinh doanh của gia đình, với sự hỗ trợ của đội ngũ làm hoa chuyên nghiệp.

Nghề làm hoa truyền thống đang giảm dần do ngày càng có nhiều công ty chuyển sang sử dụng các nhà sản xuất và tự động hóa của Trung Quốc.

Brand nói: “Khi các đối thủ cạnh tranh cuối cùng ở New York đóng cửa, rất nhiều lúc, bố tôi đã mua lại các công cụ cũ của họ. Không ai sở hữu một nhà máy như thế này có thể sản xuất hàng nghìn, 10 nghìn chiếc hoặc hơn, trả lương ở New York. Đây thực sự là một công ty đậm chất Mỹ 100%.”

Mỗi bông hoa rời khỏi nhà máy của họ đều tự hào được làm từ những chiếc khuôn cổ điển đã tồn tại trong gia đình nhiều thập kỷ qua.

Món quà hoa

Công ty sản xuất hoa từ nhiều chất liệu khác nhau: lụa, polyester tổng hợp, da, da lộn, bông, nhung, nỉ và vải dán, nhưng họ có khả năng sử dụng hầu hết mọi loại vải.

“Hầu hết những gì chúng tôi làm cho khách hàng là bằng chất liệu của chính họ. Đó là điều khiến chúng tôi trở nên đặc biệt”, anh Brand giải thích.

Anh ấy đã ‘biến’ nhiều chiếc váy cưới cũ mà lẽ ra đã bị bỏ quên trên gác xép ở đâu đó thành những bông hoa xinh đẹp. Khách hàng thường tặng chúng cho con cháu hoặc những người thân yêu như một món quà kỷ niệm trân trọng mãi mãi.

Hoa có thể được làm từ tất cả các loại vải, bao gồm sa tanh, lụa, và thậm chí cả nhung. (Ảnh do M&S Schmalberg cung cấp)
Hoa có thể được làm từ tất cả các loại vải, bao gồm sa tanh, lụa, và thậm chí cả nhung. (Ảnh do M&S Schmalberg cung cấp)

Khách hàng đến với công ty qua các dự án độc đáo, từ làm hoa cho đám cưới, đến chế tác hoa từ rèm treo phù hợp với bó hoa trên bàn ăn.

Anh Brand nói: “Lần nọ, có một cô dâu gửi cho chúng tôi vải từ chiếc váy cưới của cô ấy, và chúng tôi đã cắt 100 bông hoa để cô ấy trang trí trên đĩa ăn của khách mời”.

Anh Brand cũng đã làm việc với Eagles and Angels, một công ty chuyên thu hồi quân phục cũ của các cựu chiến binh để tái sử dụng thành các phụ kiện cao cấp. Họ kết hợp với nhau, dùng những bộ quân phục cũ để tạo ra những bông hoa cẩm chướng bằng vải với số lượng giới hạn.

Anh Brand nói rằng những đơn đặt hàng theo nhu cầu này mang lại cho anh niềm vui nhất, bởi vì công ty đang giúp tái sử dụng những món đồ nhiều kỷ niệm thành một món hàng thẩm mỹ, để những người thân yêu thể hiện niềm tôn vinh đối với sự hy sinh của những anh hùng này.

Quy trình

Một trong những đặc quyền khi làm việc với một công ty sản xuất Mỹ là tính linh hoạt, khả năng tùy chỉnh và mức độ chi tiết ở từng sản phẩm.

Anh Brand nhớ lại: “Chúng tôi đã thực hiện một dự án với Marc Jacobs, người muốn những bông hoa có sự phân cấp màu sắc cụ thể trên đường băng. Họ đến vào thứ Năm và cần mọi thứ vào cuối tuần, ấy là 5.000 cánh hoa”.

Công ty đã mang ra những tấm vải được nhuộm sẵn trong kho và nhóm của Brand đã cắt thành những bông hoa mang màu sắc độc đáo theo yêu cầu của họ. Điều này sẽ không thể thực hiện được nếu quy trình sản xuất lạc hậu.

M&S Schmalberg có một quy trình chế tác đặc biệt đáp ứng mọi chi tiết cho khách hàng của mình. Anh Brand giải thích rằng công ty có thể cung cấp các loại vải, hoặc khách hàng gửi vải của họ đến. Sau đó, nhóm sẽ cắt vật liệu thành các tấm và áp dụng chất làm cứng vải lên nó, tạo dáng cho vật liệu, cho phép hình dạng được giữ tốt hơn khi đặt vào khuôn, giúp các khuôn dập nổi in trên vải tốt hơn.

Anh Brand giải thích rằng, ngày xưa, công nhân sử dụng máy cắt khuôn cổ điển và một chiếc búa cao su - xoay mạnh trên khuôn - để cắt vải.

“Miễn là tôi còn sống, nhóm chúng tôi không cần phải làm điều đó”, anh nói.

Để làm cho quy trình dễ dàng hơn và ít nguy hiểm hơn, công ty đã cưa các tay cầm dài ra khỏi khuôn và hiện sử dụng một máy cơ học để tự động cắt. “Chúng tôi vẫn sử dụng cùng một quy trình cơ bản, nhưng được hiện đại hóa. Nó an toàn hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.”

Tiếp theo, vải được dập nổi bằng các khuôn cổ điển bên trong một máy ép thủy lực điện đã được cải tiến. Người vận hành chỉ cần đặt các cánh hoa vào đĩa và nhấn một nút bên hông, máy sẽ ép các bông hoa thành những hình thù độc đáo.

Anh Brand cho biết: “Đó chỉ là một cách hiện đại hơn, nhưng vẫn sử dụng cùng một khuôn mẫu đã có lâu đời trong gia đình. Bước cuối cùng của quy trình là ráp các cánh hoa lại thành một mảnh hoàn chỉnh, bằng cách luồn các cánh hoa qua một sợi dây và dùng hồ dán chuyên dụng để giữ chúng lại với nhau”.

Hoa đủ hình dạng, màu sắc và kích cỡ được làm hàng ngày tại xưởng hoa. (Lux Aeterna Photography for American Essence)
Hoa đủ hình dạng, màu sắc và kích cỡ được làm hàng ngày tại xưởng hoa. (Lux Aeterna Photography for American Essence)

Gia đình và di sản

Mỗi thành viên trong nhóm của anh Brand đã làm việc với gia đình trong nhiều thập kỷ và đã hình thành một mối quan hệ đặc biệt với nhau.

Anh Brand nhớ lại: “Alex đã làm công việc cắt da, từng đến nhà vào Lễ Tạ ơn và các ngày lễ khác nhau khi tôi 3 hoặc 4 tuổi. Miriam chuyên đan những bông hoa bằng tay, họ đã ở đây rất lâu trước khi tôi được sinh ra”.

Anh Brand hy vọng một ngày nào đó trong tương lai sẽ giao lại ‘dây cương’ cho cô con gái bé bỏng của mình, là bé Skylar mới hơn một tuổi.

Bách Diệp
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tạo hình hoa bằng tay: Nghề thủ công truyền thống còn được lưu giữ trên đất Mỹ