Thảm họa China Eastern Airlines và Hạm đội Bắc Hải liên quan đến Giang Trạch Dân?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phân tích cho rằng, vụ tai nạn hàng không China Eastern Airlines có thể liên quan đến cuộc tranh giành quyền lực trong chính quyền ĐCSTQ, và nội tình có thể liên quan đến gia đình ông Giang Trạch Dân.

Vụ đắm tàu ngầm 361 của Hải quân Trung Quốc

Ngày 21/3, một chiếc máy bay chở khách Boeing 737 của hãng hàng không China Eastern Airlines chở 132 người đã bị rơi ở Quảng Tây, cả ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường đều bàng hoàng. Ngay trong đêm hôm đó, Lưu Hạc - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Quốc vụ viện - đã vội vã tới hiện trường. Phân tích cho rằng, vụ tai nạn hàng không China Eastern Airlines có thể liên quan đến cuộc tranh giành quyền lực trong chính quyền ĐCSTQ, và nội tình có thể liên quan đến gia đình ông Giang Trạch Dân. Ví dụ, vụ tai nạn của Hạm đội Bắc Hải năm 2003, được lịch sử gọi là “vụ đắm tàu ngầm 361 của Hải Quân Trung Quốc”, thực ra có liên quan đến Giang Trạch Dân.

Vào ngày 2/5/2003, một tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường của Hải quân Trung Quốc, đã bị chìm trong quá trình huấn luyện định kỳ ở vùng lãnh hải phía đông Nội Trường Sơn của Trung Quốc, tất cả 70 sĩ quan và binh sĩ trên tàu đều thiệt mạng. Các bài báo công khai của ĐCSTQ đầu tiên nói rằng, đó là một lỗi cơ học, sau đó nói rằng đó là do sự chỉ huy và vận hành không đúng cách. Tuy nhiên, sau khi tàu ngầm được kéo về cảng, người ta thấy thân tàu còn nguyên vẹn, cả 70 binh sĩ đã chết vì ngạt thở trong thời gian rất ngắn.

Các chuyên gia quân sự ở nước ngoài cho rằng, tàu ngầm nào cũng được trang bị cabin thoát hiểm, để các thành viên trên tàu có thể lánh nạn, nhưng điều đáng ngạc nhiên là, không ai có thể thoát ra khỏi tàu ngầm trong thảm họa đó. Một số nhà bình luận quân sự chỉ ra rằng, độ sâu của bán đảo Liêu Đông khoảng 100 đến 200 mét, chỉ là vùng nước nông đối với tàu ngầm, nếu hỏng máy móc thì tàu ngầm vẫn có thể duy trì được một thời gian, mà không thể gây ra cái chết cho 70 binh sĩ được. Vì vậy, tai nạn “đắm tàu ngầm 361 của Hải quân Trung Quốc” có vẻ rất kỳ lạ.

035式潜艇
Tàu ngầm 361 của Hải quân Trung Quốc thuộc loại tàu lớp 035. (Phạm vi công cộng)

Sau này, theo một nguồn tin thân cận với Hải quân Trung Quốc tiết lộ rằng, vụ tai nạn tàu ngầm là do một sĩ quan hải quân sắp nghỉ hưu đã tự sát, để trả thù Giang Trạch Dân vì đã có các biện pháp cắt giảm quân đội. Giang Trạch Dân muốn thanh trừng ảnh hưởng của các tướng lĩnh quân đội cũ, để gài người của mình, thay máu quân đội, điều này khiến nhiều cựu binh bất mãn, và cuối cùng gây ra tai nạn cho Hạm đội Bắc Hải.

Số lượng cán bộ, chiến sĩ của tàu này ban đầu là 57 người. Trước khi xảy ra tai nạn, Hạm đội Bắc Hải vừa cử một thuyền phó tuần tra xuống tàu, đồng thời đưa thêm 12 người lên tàu. Lúc đó một sĩ quan hải quân sắp nghỉ hưu biết tin, cho rằng đây là cơ hội tốt nhất để trả thù. Sau khi tàu ngầm rời căn cứ Hải quân Thanh Đảo, anh ta bất ngờ đóng van nạp khí khiến toàn bộ con tàu bị hụt hơi và khiến 69 người thiệt mạng.

Sau vụ tai nạn, Giang Trạch Dân không những không nói một lời tự trách mình, mà ngược lại còn cách chức bốn người là Tư lệnh hải quân Thạch Vân Sinh, Chính Ủy Dương Hoài Khánh, Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải và Chính ủy, và được thay bằng những người trung thành với mình. Trương Đình Phát, người kế nhiệm tư lệnh hải quân, chính là do Giang Trạch Dân thừa cơ cài vào Quân ủy Trung ương để theo dõi Hồ Cẩm Đào.

Xinhuanet, một trang web do Giang Trạch Dân kiểm soát, phối hợp đưa tin ngày 13/6/2003 nói rằng, đã xác định được nguyên nhân vụ đắm tàu ngầm 361 của Hải quân, nguyên nhân là do “chỉ huy và vận hành không đúng kỹ thuật”, nhưng lý do tại sao chỉ huy và vận hành không đúng kỹ thuật đã không được công bố ra bên ngoài.

Khi đến chia buồn cùng tang quyến, Giang Trạch Dân không quên đả kích Hồ Cẩm Đào. Giang đặc biệt chỉ thị cho cấp dưới mời Hồ Cẩm Đào, vì Hồ là Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương - trọng tâm của Giang là từ “Phó” này.

Mọi người đã thấy những bài báo kiểu: “Chủ tịch Quân ủy Trung ương Giang Trạch Dân, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Hồ Cẩm Đào, Quách Bá Hùng, Tào Cương Xuyên, vào ngày 5/5, tại Đại Liên đã tiếp kiến đại diện các thân nhân của các sĩ quan cũng như các binh sĩ tử nạn của tàu ngầm 361 của Hải quân và đại diện quân đội sở tại. Giang Trạch Dân đại diện cho Quân ủy Trung ương….”

Giang Trạch Dân dường như đã giành được tình cảm của người dân và quân đội, nên đã được xướng tên trước Hồ Cẩm Đào.

Vụ tai nạn hàng không ngày 7/5, rơi từ trên cao xuống trong 2 phút, kết luận về vụ tai nạn đơn giản.

Một vụ tai nạn hàng không khác cũng liên quan đến cuộc tranh giành quyền lực cấp cao trong ĐCSTQ. Vào tối ngày 7/5/2002, chiếc máy bay chở khách Mcdonnell Douglas A82 của Hãng hàng không Phương Bắc Trung Quốc, đang thực hiện chuyến bay 6136 từ Bắc Kinh đến Đại Liên, đã bị rơi ở vùng biển cách sân bay Đại Liên khoảng 20km về phía đông. 112 sinh mạng bất ngờ từ trên không rơi xuống trong hơn 2 phút và không một ai sống sót.

Bảy tháng sau, ngày 6/12/2002, mẹ của Trương Phi Lâm, một nhân vật chủ chốt trong vụ việc, bất ngờ nhận được thông báo từ bộ phận hữu quan, người thông báo nói rằng: “Lãnh đạo sẽ trả lời cặn kẽ trong ngày hôm nay”.

Mẹ của Trương Phi Lâm nhanh chóng thông báo với người nhà, mọi người tức tốc đến Sở Công an Trung Sơn của thành phố Đại Liên theo yêu cầu. Một số người phụ trách có liên quan đã chờ họ ở đó. Em trai của Trương Phi Lâm là Trương Phi Minh, nhận ra trong số đó có Phó Giám và Giám đốc Sở Công an Trung Sơn.

“Thay mặt chính phủ, chúng tôi chính thức thông báo với gia đình nạn nhân kết quả điều tra vụ tai nạn hàng không ngày 7/5”. Một người phụ trách cầm một bản sao và nói. Bản kết luận dài 100 chữ, nội dung nói rằng: Cuộc điều tra xác định rằng, vụ tai nạn hàng không này là Trương Phi Lâm đã phóng hỏa tạo ra. Sau đó, một người của Hãng hàng không Phương Bắc thông báo rằng, cái chết của Trương Phi Lâm là do tự anh ta phóng hỏa, nên công ty sẽ không bồi thường cho cái chết của Trương Phi Lâm.

Em trai của Trương Phi Lâm là Trương Phi Minh cho biết, gia đình anh đã ngay lập tức yêu cầu tìm hiểu rõ ràng quá trình điều tra kết luận vụ việc. Người phụ trách liên quan trả lời rằng: “Thứ nhất, sự việc này đặc thù; thứ hai, các anh có yêu cầu gì, chúng tôi không thể giải đáp, chúng tôi sẽ chuyển lên cấp trên, có thông tin gì chúng tôi sẽ thông báo lại cho gia đình”.

Các quan chức địa phương năm đó thông báo rằng, thảm kịch hàng không này là do Trương Phi Lâm, một hành khách trên máy bay phóng hỏa gây ra.

Cựu thành viên Bộ Chính trị bị cách chức Bạc Hy Lai tham dự phiên họp bế mạc của Ủy ban Quốc gia Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh ngày 13/3/2012. (Lintao Zhang / Getty Images)
Cựu thành viên Bộ Chính trị bị cách chức Bạc Hy Lai tham dự phiên họp bế mạc của Ủy ban Quốc gia Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh ngày 13/3/2012. (Lintao Zhang / Getty Images)

Trên thực tế, nguyên nhân của vụ rơi máy bay ngày 7/5 ở Đại Liên cách đây 20 năm cho đến nay vẫn còn là một ẩn số. Một nguồn tin ở Đại Liên từng tiết lộ, Trương Phi Lâm từng là cảnh sát mật ở Đại Liên, trước khi xảy ra tai nạn, Trương có quan hệ mật thiết với tay chân của Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai.

Tờ “Oriental Daily” của Hồng Kông dẫn các nguồn tin truyền thông Anh đưa tin, Bạc Hy Lai và là Cốc Khai Lai đã không ngần ngại lên kế hoạch vụ tai nạn hàng không, nhằm diệt trừ kẻ thù chính trị, giết chết 103 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn trên máy bay.

Tờ “Daily Mail” của Anh đưa tin, các nạn nhân của vụ tai nạn hàng không bao gồm: Lý Nham Phong, trợ lý đặc biệt của Cục trưởng Cục Cán bộ thuộc Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, và chồng là Hàn Hiểu Quang, chủ một khách sạn ở Đại Liên. Hiểu Quang có mối quan hệ thân thiết với Vũ Học Tường, khi đó là bí thư Thành ủy Đại Liên, cũng là kẻ thù chính trị của vợ chồng Bạc Hy Lai. Để loại bỏ những người bất đồng chính kiến, Bạc đã ra lệnh thuộc hạ tạo ra vụ tai nạn máy bay này.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Từ Vinh)

Nguyệt Hà
Theo Từ Vinh - Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Thảm họa China Eastern Airlines và Hạm đội Bắc Hải liên quan đến Giang Trạch Dân?