Thấy đàn trâu rừng 'hùng hổ' đi đến, sư tử đơn độc nhảy lên cây tránh đường

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Chúa sơn lâm” cũng có lúc rơi vào tình thế “sa cơ lỡ vận”, hãy xem tình huống dưới đây để biết “ai” có thể khiến một con sư tử đực dũng mãnh “hoảng hồn” leo lên cây chạy trốn nhé?

Những loài động vật hoang dã như sư tử và hổ luôn được mệnh danh là Chúa sơn lâm.

Nếu ai đó chẳng may bắt gặp chúng trong môi trường tự nhiên, thì về cơ bản… cuộc sống có lẽ đã kết thúc, ít ai có cơ hội sống sót trước những sinh vật bất khả chiến bại này. Tuy nhiên, cũng có trường hợp hy hữu về việc “Chúa sơn lâm trốn chạy”.

‘Chúa sơn lâm trốn chạy’

Một nhiếp ảnh gia 54 tuổi người nước ngoài rất thích chụp ảnh các loài động vật hoang dã, mặc dù công việc của anh vô cùng nguy hiểm nhưng anh luôn thấy mãn nguyện khi nhìn lại các loài động vật này trong những khung hình của mình.

Một ngày, anh thấy một cảnh tượng rất thú vị trong công viên quốc gia ở Kenya: Một con sư tử đực to lớn đang “bám chặt” trên cây, nó trông khá kinh hãi với ánh mắt “hoang mang” và đang ngó nghiêng xung quanh. Trái ngược hẳn với hình ảnh oai vệ thường thấy, con sư tử này dùng 2 chân trước bám cứng thân cây, ánh mắt rụt rè và trông rất tội nghiệp.

Người nhiếp ảnh gia đã rất ngạc nhiên, đối thủ nào đã khiến chú sư tử này “co rúm” lại như vậy?

Nhưng khi liếc nhìn xuống gốc cây, anh đã hiểu ra mọi chuyện: “Đúng là chuyện lớn rồi! Một đàn trâu rừng Châu Phi đang nằm ngay dưới gốc cây!”

So về sức mạnh thì một con sư tử thừa sức hạ gục một con trâu, nhưng ở đây có tới “một bầy”!

Và con sư tử đực này cũng biết “lượng sức mình” nên đã “tẩu vi thượng sách”, nó leo lên cây và chờ đợi đám trâu rừng này giải tán.

‘Tẩu vi thượng sách’

Trâu rừng Châu Phi cực kỳ hung hãn, sẵn sàng tấn công kể cả là... Chúa sơn lâm (Ảnh: tổng hợp)
Trâu rừng Châu Phi cực kỳ hung hãn đang tấn công một con sư tử khác (Ảnh: tổng hợp)

Người nhiếp ảnh và một bác sĩ thú y không nhịn nổi cười khi trông thấy hình ảnh “khép nép” của con sư tử, không ngờ cũng có ngày Chúa sơn lâm biết bối rối và sợ hãi.

Bác sĩ thú y cho biết, mặc dù trâu châu Phi cũng là gia súc nhưng chúng không ngoan ngoãn như gia súc ở nhà, chúng rất nguy hiểm, mỗi năm có khoảng 200 người bị húc chết bởi trâu rừng châu Phi.

Mùa giao phối của trâu châu Phi là vào mùa mưa, thời gian thụ thai của chúng rất lâu, lên tới gần một năm. Trâu châu Phi thuộc về xã hội mẫu hệ, trâu cái là con đầu đàn. Chúng trông giống nhau nên sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa trâu đực và trâu cái.

Chính bởi trâu rừng nguy hiểm như vậy, nên việc con sư tử đực “biết thân biết phận” cũng là điều dễ hiểu.

Trên thực tế, sự tồn tại của những sinh vật khỏe mạnh nhất trong tự nhiên cũng rất “tàn khốc” - mà con người hầu như không thể can thiệp được, bởi một khi con người can thiệp vào sẽ ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn tự nhiên và gây tổn hại đến hệ sinh thái.

Trong cuộc sống con người cũng luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt. Những người không nỗ lực cố gắng sẽ bị xã hội đào thải dần dần, tuy nghe có vẻ tàn nhẫn nhưng điều đó là công bằng. Vì vậy, mỗi người cần phải có ý chí, tiếp tục hoàn thiện bản thân, hòa nhập và thích nghi với môi trường sống của xã hội.

Thiên Cầm

Theo aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Thấy đàn trâu rừng 'hùng hổ' đi đến, sư tử đơn độc nhảy lên cây tránh đường