'Thông điệp quan trọng cho toàn nhân loại': Người Trung Quốc thức tỉnh trước bài viết của Nhà sáng lập Pháp Luân Công

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mục đích cuộc sống của chúng ta là gì? Truyền thuyết của Trung Quốc và các nơi khác nói rằng các vị Thần đã tạo ra con người theo hình ảnh của chính họ. Bằng cách tuân theo các điều răn của Thiên thượng, loài người có thể tận hưởng một cuộc sống hài hòa, trong khi chờ đợi sự trở lại của Sáng Thế Chủ. 

Nhà sáng lập Pháp Luân Công công bố bài viết
‘Vì sao có nhân loại’- (Xem ở đây)

Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ghê tởm những ý tưởng truyền thống này. Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã nhiều lần phát động các chiến dịch đẫm máu nhằm nhổ bỏ các giá trị và tín ngưỡng truyền thống, phá hủy nền tảng của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới.

Bằng cách hủy hoại các giá trị truyền thống của Trung Quốc và thay thế chúng bằng hệ tư tưởng chủ nghĩa xã hội, chế độ này đã nhồi sọ các thế hệ chỉ tin vào ĐCSTQ và thế giới quan vô Thần của nó. Kết quả là, nhiều người đã mất kết nối với nền văn hóa và tín ngưỡng 5.000 năm của Trung Quốc.

Nhân dịp Tết Nguyên đán, Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công, đã xuất bản một bài viết có tựa đề "Vì sao có nhân loại", khai sáng cho người Trung Quốc trong và ngoài nước.

Ông Gu Guoping, cựu giảng viên tại Đại học Thượng Hải và là cư dân Thượng Hải, bản thân không phải là học viên Pháp Luân Công, cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi được học một lời giải thích toàn diện như vậy về cách con người được hình thành. Những gì Đại sư Lý nói rất có lý và rất thấu đáo”.

Ảnh Đại Kỷ Nguyên
Daniel Lou. (Shi Ping/The Epoch Times)

Đồng tình với quan điểm của ông Gu, ông Daniel Lou, một doanh nhân người Mỹ gốc Hoa sống ở New York, đã rất ngạc nhiên trước cái nhìn sâu sắc của Đại sư Lý về vũ trụ, bao gồm cả cách nó được tạo ra và cấu trúc của nó.

“Tôi chưa bao giờ nghe thấy lời giải thích nào rõ ràng như Đại sư Lý Hồng Chí đưa ra” - ông Lou nói với The Epoch Times.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện bắt nguồn từ truyền thống Trung Quốc cổ đại, liên quan đến việc đề cao đạo đức dẫn đến giác ngộ tâm linh. Môn tu luyện bao gồm các bài tập thiền định và một loạt các giáo lý đạo đức, tập trung vào các nguyên tắc Chân, Thiện, Nhẫn.

Ảnh Đại Kỷ Nguyên
Các học viên Pháp Luân Công biểu diễn các bài công pháp tại một sự kiện kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 1 tháng 5 năm 2021. (Sun Hsiang-yi/The Epoch Times)

Ông Lou từ lâu đã quan tâm đến các tác phẩm kinh điển về lịch sử và văn hóa. Lớn lên trong nền văn hóa phương Đông, ông đã nghe nói về 18 cõi địa ngục từ kinh điển Phật giáo. Ông cũng tìm hiểu các tác phẩm của các tôn giáo phương Tây, chẳng hạn như Kinh Thánh, nơi ông tìm thấy những mô tả về Thiên đường.

Nhưng toàn thể vũ trụ là như thế nào? “Không ai từng mô tả rõ ràng cho tôi” - ông nói.

Tác phẩm của Đại sư Lý rất xứng đáng bỏ thời gian và công sức (nghiên cứu), ngay cả khi mọi người không quan tâm đến việc thực hành tâm linh.

“Tôi nghĩ bài viết này có tầm quan trọng to lớn đối với nhân loại cũng như lịch sử tư tưởng nhân loại” - ông Lou nói.

Khi được hỏi về lý do, ông Lou chỉ vào những dòng đầu tiên của bài viết.

Trong phần mở đầu của bài viết, Đại sư Lý đã tuyên bố:

"Tôi nhìn thấy nguy hiểm đang từng bước tiếp cận nhân loại. Vì thế chúng Thần chư Phật yêu cầu tôi hãy nói với chúng sinh thế giới một vài câu mà Thần muốn nói".

"Đại sư Lý đã nói rõ rằng có những vị Thần" - ông Lou nói.

“Giờ đây, hầu hết mọi người… đã quên rằng có những Đấng Thiêng liêng kiểm soát và duy trì trật tự của thế giới hiện tại".

“Tại sao thời đại này suy đồi đạo đức? Bởi vì hầu hết loài người đã quên mất Sáng Thế Chủ và các vị Thần của họ. Họ thậm chí còn quên rằng con người có linh hồn, đó là điều mà Đại sư Lý mô tả là 'linh hồn thực sự', sẽ không chết khi cơ thể vật chất qua đời” - ông Lou nói.

Ông Lou cũng nói thêm, chỉ khi biết được điều này, nhân loại mới có thể kiên trì làm những điều tốt đẹp, đặc biệt là giữa những trải nghiệm đau thương.

Các bệnh viện của Trung Quốc chịu áp lực do COVID-19
Một người đưa tang khiêng di hài hỏa táng của người thân khi anh ta và những người khác mặc trang phục tang lễ màu trắng truyền thống trong một đám tang ở Thượng Hải, Trung Quốc. (Kevin Frayer/Getty Images)

COVID và quả báo

Sống ở một đất nước đang trong đợt bùng phát COVID nghiêm trọng, ông Gu cho biết, ông càng ấn tượng hơn với những minh họa của Đại sư Lý về lý do đằng sau quan niệm truyền thống “gieo nhân nào gặt quả nấy”.

Trong bài viết của mình, Đại sư Lý nói:

"Thực ra hết thảy trong đời người, [điều] đáng nên được hay không đáng nên được, đều là đời trước, lần sinh trước đây làm điều tốt hay không tốt mà thành nhân quả đời sau, lần sinh sau".

Văn hóa phương Đông từ lâu đã tin rằng nghiệp chướng sẽ được tích lũy bằng những việc làm xấu hoặc vô đạo đức, và điều này sẽ được trả lại trong kiếp này hoặc kiếp sau.

Theo ông Gu, khái niệm quả báo này giải thích sự gia tăng số ca tử vong trong số các quan chức và nhân vật công chúng có quan hệ chặt chẽ với ĐCSTQ, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID hiện nay.

“[ĐCSTQ] đã thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Đó là một sự tàn bạo hoàn toàn chống lại nhân loại. Đó là lý do tại sao virus tấn công [những người đi theo ĐCSTQ]” - ông Gu nói.

Ảnh Đại Kỷ Nguyên
Cuộc diễu hành của Pháp Luân Đại Pháp ở Manhattan, thành phố New York, vào ngày 16 tháng 5 năm 2019. (Samira Bouaou/The Epoch Times)

Do sự phổ biến rộng rãi của Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã ra lệnh đàn áp tàn bạo môn tập này vào năm 1999, dẫn đến ước tính có khoảng 100 triệu học viên trở thành mục tiêu bị giam giữ, tra tấn, và thậm chí bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Vào năm 2019, một tòa án độc lập đã phát hiện ra rằng, chính quyền ĐCSTQ đã giết các tù nhân lương tâm để lấy nội tạng của họ, nhằm cung cấp cho thị trường cấy ghép “quy mô lớn” trong nhiều năm, và không có bằng chứng nào cho thấy hoạt động này đã chấm dứt. Tòa án cho biết, các nạn nhân chính là các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ.

Giờ đây, với việc COVID đang lan nhanh như cháy rừng trên toàn quốc, ông Gu cho biết, bài viết của Đại sư Lý có thể giúp người dân Trung Quốc nhìn nhận lại cuộc sống của họ.

“[Bài viết] là một lời nhắc nhở để mọi người đánh giá lại cách họ sống và nhìn nhận thế giới. Điều này rất quan trọng và cấp thiết" - ông Gu nói.

Quan trọng đối với nhân loại

Kể từ khi đọc bài viết này, ông Lou đã bắt đầu nhìn nhận lại cuộc sống hàng ngày và mục tiêu của mình qua một lăng kính mới.

Ông cho biết: “Bài viết này đã thay đổi cách tôi nhìn nhận thế giới, cuộc sống cũng như thái độ của tôi. Điều đó khiến tôi càng quyết tâm sống tử tế và làm những điều tốt đẹp”.

Mặc dù không tu luyện Pháp Luân Công nhưng Lou cho biết, ông đã giới thiệu bài viết của Đại sư Lý cho bạn bè của mình.

“Trước đây, những bài giảng của Đại sư Lý chỉ dành cho các đệ tử Pháp Luân Công. Nhưng giờ đây, Đại sư Lý đang gửi thông điệp đến toàn thể nhân loại".

“Theo hiểu biết của tôi, Đại sư Lý muốn nhiều người hơn được cứu vào lúc này".

“Tôi sẽ tiếp tục chia sẻ bài viết này… Tôi nghĩ mọi người đều nên làm như vậy vì đó là một thông điệp quan trọng cho tất cả nhân loại, bất kể bạn ở phương Tây hay phương Đông. Tôi sẽ giới thiệu nó cho tất cả mọi người".

Theo Dorothy Li - The Epoch Times

Thanh Hương biên dịch



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

'Thông điệp quan trọng cho toàn nhân loại': Người Trung Quốc thức tỉnh trước bài viết của Nhà sáng lập Pháp Luân Công