Thử "ghen tị" một chút nơi công sở, có lợi hay có hại?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ai cũng biết ghen tị chẳng hề dễ chịu tí nào. Ghen tị đôi khi còn khiến ta đi sai đường. Ghen tị thường mang tính phá hoại. Thế nhưng, cũng có loại ghen tị đóng vai trò quan trọng với mỗi cá nhân và cả xã hội. Loại ghen tị đó thúc đẩy năng lực cạnh tranh và sự tiến bộ. Nhan đề một nghiên cứu gần đây của Santa Barbara, trường Đại học California đã thể hiện đúng tinh thần đó: “Hi vọng khơi nguồn, ghen tị thúc đẩy”.

Ghen tị lành tính và ghen tị ác tính

Sự đố kị thường xảy ra khi một người không có những phẩm chất, thành tựu hoặc sở hữu những thứ mình muốn, trong khi họ lại thấy điều đó ở người khác và nảy sinh cảm xúc khó chịu. Phần lớn, đố kị làm cho chúng ta đau khổ, và nó cũng khiến chúng ta có suy nghĩ: làm người khác đau khổ.

Tuy nhiên, nhà tâm lý học Niels van de Ven ở trường Đại học Tilburg, Hà Lan, nghiên cứu về sự ghen tị ở các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, ông thấy rằng bản thân từ ghen tị không hề rõ nghĩa, dễ hiểu như những người nói tiếng Anh vẫn nghĩ. Trong tiếng Anh, ghen tị chỉ có một từ: envy. Nhưng trong những ngôn ngữ khác, có hai từ diễn tả sự ghen tị: zazdrośćzawiść trong tiếng Ba Lan; ìt-chia and rít-yaa trong tiếng Thái; benijden, bắt nguồn từ gốc là beniden (không thể chịu được cái gì) và afgunst, bắt nguồn từ niet gunnen (ghen tị) trong tiếng Hà Lan. Van de Ven đã dịch hai từ trong tiếng Hà Lan này là ghen tị lành tínhghen tị ác tính (“benign” and “malicious” envy).

Ghen tị ác tính khiến ta cảm thấy phẫn nộ hơn, khiến ta có động cơ hãm hại người khác và trông mong cho người ta thất bại. Còn với ghen tị lành tính, ta có thể chấp nhận người khác, ta được truyền động lực, ta sẽ nỗ lực hơn nữa để đạt được nhiều thành tích hơn” - Niels van de Ven.

Bây giờ, chúng ta không bàn về cảm xúc khó chịu với thành công của người khác, mà chỉ nói đến mong muốn mạnh mẽ để đạt được những gì người khác đang có. Ví dụ như trong một số tình huống dưới đây:

Cơ thể không cường tráng như “người ta”? Số đo không chuẩn như “người ta”? Hãy cứ dành vài năm chỉ để nhìn người khác chơi thể thao, tập võ thuật, tập gym và biểu diễn. Như vậy lòng ghen tị mới có cơ hội để giúp bạn thay đổi. Hãy để cảm giác đó sôi sục.

Bạn thích khiêu vũ nhưng ngại? Hãy dành thời gian ngồi quan sát đồng nghiệp “cháy" hết mình trên sàn nhảy. Còn bạn thì ngượng nghịu, bỏ lỡ cơ hội nhảy với những con người tuyệt vời. Bạn cảm thấy sợ hãi trong khi những người khác cảm thấy niềm vui. Bạn đã thấy “ghen tị” thêm tí nào chưa?

Hãy dành thời gian ngồi quan sát đồng nghiệp “cháy" hết mình trên sàn nhảy. Còn bạn thì ngượng nghịu, bỏ lỡ cơ hội nhảy với những con người tuyệt vời.
Hãy dành thời gian ngồi quan sát đồng nghiệp “cháy" hết mình trên sàn nhảy. Còn bạn thì ngượng nghịu, bỏ lỡ cơ hội nhảy với những con người tuyệt vời. (Ảnh: Shutterstock)

Bạn sợ thất bại trong kinh doanh? Hãy quan sát khi tất cả các đồng nghiệp và bạn bè của bạn thành công trong sự nghiệp. Lòng ghen tị có giúp bạn có thêm quyết tâm?

Cảm xúc của bạn trong những tình huống này là: nỗi sợ xen lẫn sự hối tiếc và ghen tị với những người khác. Nhưng, bạn không nên giữ những cảm xúc tiêu cực. Tất cả đồng nghiệp đang vui vẻ mà không có bạn, không phải vì họ không thích bạn, mà vì bạn quá ngại tham gia, quá sợ thất bại. Nếu tự khuyến khích bản thân là chưa đủ, hãy sử dụng lòng đố kị của mình làm nhiên liệu để khởi động.

Tiến sĩ Lauren Appio, một nhà tâm lý học tại Manhattan đã nói: “Nếu bạn tò mò và khoan dung với bản thân khi cảm thấy ghen tị hoặc đố kị, bạn có thể nhận ra rằng bạn đang thiếu gì đó trong các mối quan hệ hay sự nghiệp của mình. Hãy dùng sự nhận thức đó để tạo ra những thay đổi trong cuộc đời, giúp bạn có được hay giữ được những thứ đáng giá”.

Muốn làm lãnh đạo cần phải biết “ghen tị” đúng cách

Năm 2011, ba nhà tâm lý học Sarah Hill, Danielle Delpriore, và Phillip Vaughan đã tiến hành nghiên cứu gần 500 người lớn và thấy rằng những người cảm thấy ghen tị có khả năng tập trung tăng lên, khả năng ghi nhớ chi tiết tăng lên, mục tiêu đặt ra cao hơn. Kết quả này cho thấy người tham gia nghiên cứu cảm thấy ghen tị lành tính nhiều hơn ghen tị ác tính.

Ở một góc độ nào đó, ghen tị lành tính thúc đẩy một cá nhân có động lực phát triển cao hơn, khác với việc chỉ ngưỡng mộ một hình mẫu hay đố kị ai đó nặng nề. Đặc biệt là trong sự nghiệp, khi bạn có một khát khao lớn, sự ghen tị có chừng mực như một động cơ đẩy bạn về phía trước. Nhìn sang người khác, học hỏi và rồi tiến bước!

Ghen tị lành tính thúc đẩy một cá nhân có động lực phát triển cao hơn, khác với việc chỉ ngưỡng mộ một hình mẫu hay đố kị ai đó nặng nề. Khi bạn có một khát khao lớn, sự ghen tị có chừng mực như một động cơ đẩy bạn về phía trước
Ghen tị lành tính thúc đẩy một cá nhân có động lực phát triển cao hơn, khác với việc chỉ ngưỡng mộ một hình mẫu hay đố kị ai đó nặng nề. Khi bạn có một khát khao lớn, sự ghen tị có chừng mực như một động cơ đẩy bạn về phía trước. (Ảnh: Shutterstock)

James Walpole, nhà văn đồng thời là chuyên gia marketing, nhà sáng lập ra tổ chức Giáo dục Kinh tế Eugene S. Thorpe chia sẻ trải nghiệm của mình về sự ghen tị lành tính:Nhiều năm qua, tôi đã có nhiều thay đổi. Tất cả xuất phát từ một mong muốn là: không rời khỏi cuộc vui sớm. Và lòng ghen tị đã giúp tôi mà không có nhiều tác dụng phụ. Tôi đã trở thành một vận động viên (tất nhiên là có thể hình đẹp), một diễn giả, một nhà văn, một vũ công và ca sĩ hát karaoke, dù không phải là người giỏi nhất, nhưng ít nhất là đủ tốt để tham gia mọi lĩnh vực.

Sự ghen tị tích cực của người Viking đã tạo ra những thay đổi có ích. Đây tuyệt đối không phải kiểu ghen tị muốn loại trừ người khác. Với kiểu “ghen tị" này, người khác vẫn có thể vui vẻ, trong khi tôi tận hưởng niềm vui của chính mình. Khi đó, không phải sự đố kị đang thống trị tôi, không phải tâm lý mong muốn mình vượt trội hơn những người khác. Đây là một trạng thái tâm lý: rất mong muốn được tham gia vào các cuộc vui và sống hết mình”.

Nếu bạn muốn khám phá những mục tiêu bạn không đủ dũng khí để nắm lấy, hãy nghĩ đến những những người khác đang tận hưởng chúng ra sao. Có thể lòng ghen tị sẽ tiếp thêm sức mạnh cho bạn.

Mặt khác, bạn chính là người quyết định khi nào buông tay và khi nào tiếp tục. Khi lòng ghen tị muốn thống trị bạn, khiến bạn muốn những thứ mình không cần, hãy chú ý. Cuộc sống không phải lúc nào cũng đẩy bạn vào tình huống phải ghen tị với người khác. Khi ấy, hãy đánh giá những điểm đặc biệt của bạn, tập trung vào những điều chỉ riêng bạn có và ngừng so sánh bản thân với người khác. Chúc bạn sẽ “ghen tị" thật thông minh!

My My



BÀI CHỌN LỌC

Thử "ghen tị" một chút nơi công sở, có lợi hay có hại?