‘Tiên giới’ huyền thoại xuất hiện? ‘Ảo ảnh’ ở Hải Nam Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào chiều ngày 12 tháng 7 năm 2022, một ‘ảo ảnh’ đã xuất hiện ở thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Trong đám mây xuất hiện một loạt các kiến trúc, chúng trôi nổi trên không trung, như cung điện trong phim “Tiên giới”.

Ảo ảnh ở Hải Nam

Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, một số cư dân mạng đã chụp ảnh ảo ảnh gần đường Nam Sa ở thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Đánh giá từ những hình ảnh được quay tại chỗ, có một hình ảnh kiến ​​trúc kỳ dị lơ lửng trên bầu trời, với trần nhà, cột và tường cao, giống như Thiên Cung, với một tòa nhà hiện đại bên cạnh.

Nhiều nhân chứng tại hiện trường đã giơ điện thoại di động lên để ghi lại cảnh tượng hy hữu này. Cư dân mạng vừa quay video vừa nói: “Còn lại một chút, đám mây càng mỏng càng không thấy rõ.” Sau khi cảnh tượng kéo dài một khoảng thời gian, nó từ từ mờ đi rồi biến mất.

Liên quan đến ảo ảnh này, cư dân mạng đã nói vui rằng, liệu đây có phải là "Tiên giới" trong truyền thuyết, và liệu có "Thần Tiên" sống ở đó hay không?

Ảo ảnh thường xảy ra dọc theo bờ biển, và cũng có thể được nhìn thấy ở các sa mạc. Mọi người có thể nhìn thấy những cảnh như nhà cửa, con người, núi non… có thể di chuyển và sống động như thật.

Về nguyên nhân của ảo ảnh, một số người cho rằng đó là Tiên cảnh ở nhân gian, nhưng khoa học hiện đại giải thích đó là sự khúc xạ của khí quyển, khiến cảnh vật ở xa khúc xạ lại gần.

Trên thực tế, đây là một kiểu tự biện minh mà khoa học hiện đại không thể giải thích được. Hiện tượng ảo ảnh xuất hiện rất nhiều, và ở nhiều nơi, nếu là do khúc xạ đưa hình ảnh cảnh vật từ xa lại gần, vậy tại sao chưa bao giờ có người nào chỉ ra được, một cảnh ảo ảnh nào đó là do một cảnh thực ở xa nào đó khúc xạ lại?

Vậy "ảo ảnh" chính xác là gì? Nó có thực sự gây ra bởi sự khúc xạ của khí quyển không? Hay là phản chiếu cảnh vật ở Tiên giới phản ánh ở nhân gian?

Ảo ảnh được ghi chép trong sử sách cổ đại

Ở Trung Quốc cổ đại, ảo ảnh còn được gọi là "Thận cảnh", "Thận khí lâu", "Thận lâu", "Thận khí lâu đài", "Hải thị", v.v. Người xưa tin rằng, đó là do khí của con Thận (một loài sò lớn) nhả ra, hình thành nên ảo ảnh.

Ghi chép sớm nhất về ảo ảnh ở Trung Quốc đã xuất hiện trong chương Thiên Cung Thư của Sử Ký: "Ảo ảnh giống lâu đài, cánh đồng rộng lớn và một cung điện".

Cảnh tượng ảo ảnh ở Sơn Đông đã được đề cập trong "Mộng Khê Bút Đàm" do Thẩm Khoát viết vào thời Bắc Tống. Theo ghi chép trong tập 21 phần "Dị Sự": "Khi từ Đăng Châu nhìn ra biển, thường có thể thấy những đám mây, một số giống như lâu đài và cung điện, cũng có một số người, xe ngựa, nhìn thấy rõ ràng. Đó là ‘Hải thị’' ... Âu Dương Văn Chung đã từng đi sứ Hà Sóc, trên đường đi qua huyện Cao Đường. Buổi tối, trong quán trọ, ông nghe thấy tiếng quỷ Thần đi qua trên không trung, tiếng xe ngựa, tiếng ngựa, tiếng người và động vật rất rõ ràng. Ông nói rất chi tiết, ở đây không đề cập quá nhiều. Ông già địa phương nói: 'Hai mươi năm trước, chuyện này cũng xảy ra ở đây vào ban ngày, và các nhân vật có thể nhìn thấy rõ ràng’. Người dân còn gọi là Hải thị".

Theo mô tả của đoạn văn bản trên, những người dân thậm chí có thể nghe rõ tiếng của xe hơi, ngựa, người và động vật trong "ảo ảnh". Có vẻ như ảo ảnh không phải là ảo, mà là có thật.

Ngoài ra, theo một tài liệu lịch sử là chương Tai Tường trong Chương Phố Huyện Ký có ghi chép rằng: “Vào năm Gia Kinh thứ 8, trên biển đảo Tứ Đô có ba đỉnh và ba đỉnh núi cạnh nhau, đột nhiên biến mất dưới biển trong ngày, chốc lát, ba ngọn núi hợp thành một đỉnh núi cao, ngắm trông giống như lâu đài biến ảo bất thường, cứ thế trong 3 ngày".

Những ghi chép ở đây cho thấy hiện tượng ảo ảnh kỳ diệu về "lâu đài biến ảo bất thường" kéo dài trong ba ngày. Chỉ riêng sự kiện này thì lý thuyết "khúc xạ khí quyển" cũng đã không thể giải thích được. Cần biết rằng, con người hiện đại sử dụng thấu kính quang học mới chỉ trong mấy trăm năm, và thậm chí không dễ dàng để mài một thấu kính không làm biến dạng cảnh. Nếu để cho "bầu không khí" "phản chiếu" "ảo ảnh" tồn tại lâu dài trong ba ngày, thì càng không thể tưởng tượng nổi.

Trên thực tế, các nhà khoa học ngày nay cũng thừa nhận rằng trong “ảo ảnh” còn rất nhiều “bí ẩn” mà khoa học chưa thể giải thích được. Hiện nay, khoa học suy đoán rằng, ngoài không gian mà mắt người nhìn thấy được, còn có các chiều không gian khác trong vũ trụ, cũng chứa vật chất và sự sống, nhưng nhìn chung mắt người không nhìn thấy được. Phải chăng ảo ảnh là cảnh tượng và sự vật từ không gian khác phản chiếu đến không gian này của chúng ta? Vấn đề này cần thêm thời gian nghiên cứu xác định.

Thanh Hà
Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

‘Tiên giới’ huyền thoại xuất hiện? ‘Ảo ảnh’ ở Hải Nam Trung Quốc