Tình thế hiểm nguy của ông Tập Cận Bình: Trong ngoài đều đối mặt với cường địch 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mỹ có tập trung sức mạnh giúp Ukraina và bảo vệ các đồng minh châu Âu hay không? Tại sao ông Tập Cận Bình kiên quyết zero COVID, bất chấp người dân oán hận, kinh tế khủng hoảng? Chính quyền Mỹ và ông Tập đều đang có những tính toán riêng cho ván bài quyết định của mình.

Trong khi trọng tâm toàn cầu chủ yếu là cuộc chiến của Nga với Ukraine, thì chính quyền Mỹ đã sẵn sàng một lần nữa gửi thông điệp ra thế giới bên ngoài rằng, đối thủ địa chính trị lớn nhất trong mắt Mỹ là Trung Quốc chứ không phải Nga. Ở trong nước, ông Tập Cận Bình không ngại cưỡng chế zero-COVID, khiến dư luận bất bình và kinh tế khủng hoảng. Luyện Ất Tranh, một người làm truyền thông cấp cao ở Hong Kong, cho rằng ông Tập không thương tiếc sự sụp đổ kinh tế, chứng tỏ ông Tập không nắm hết huyết mạch kinh tế, và kinh tế vẫn nằm trong tay phe ông Giang, sự sụp đổ kinh tế là sự sụp đổ của phe Giang Trạch Dân.

Mỹ chuẩn bị cuộc chiến với địch thủ lớn nhất: Trung Quốc

Khi toàn cầu tập trung chủ yếu vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine , chính quyền ông Biden của Hoa Kỳ đã sẵn sàng một lần nữa gửi thông điệp ra thế giới bên ngoài rằng đối thủ địa chính trị lớn nhất trong mắt Hoa Kỳ là ĐCSTQ, không phải Nga.

Theo Wall Street Journal, ông Biden đã nắm quyền hơn 18 tháng, và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken dự kiến ​​sẽ có bài phát biểu vào thứ Năm, nêu rõ kế hoạch của chính phủ Hoa Kỳ để đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Blinken đã có kết quả dương tính với Covid 19, và bài phát biểu sẽ bị hoãn lại.

Bài phát biểu diễn ra trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraine. Các chuyên gia chính sách đối ngoại cho rằng, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đã khiến chính phủ Mỹ và các đối tác của Mỹ mất tập trung trong việc xử lý các mối quan hệ với Trung Quốc.

Báo cáo cho biết, chính phủ Hoa Kỳ sẽ tham gia với các đồng minh châu Á trên một số mặt trận trong tháng tới, bao gồm hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á ở Washington vào tuần tới, các chuyến đi của ông Biden đến Hàn Quốc và Nhật Bản vào cuối tháng này, và cuộc gặp ngày 24 tháng 5 giữa Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á. Bộ tứ Đối thoại An ninh (Quad) giữa các nhà lãnh đạo của Australia, Ấn Độ và Nhật Bản. Nhân dịp này, chính phủ Hoa Kỳ tin rằng họ phải làm rõ chính sách của mình đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, và giành được sự ủng hộ của các nước Bộ tứ.

Hội nghị thượng đỉnh Quad rõ ràng đã gửi đi một thông điệp rằng, họ không thể cho phép một Trung Quốc bành trướng - có quyền phủ quyết đối với các chính sách đối ngoại của các nước dân chủ. (Ảnh: Tổng hợp - Getty)
Hội nghị thượng đỉnh Quad rõ ràng đã gửi đi một thông điệp rằng, họ không thể cho phép một Trung Quốc bành trướng - có quyền phủ quyết đối với các chính sách đối ngoại của các nước dân chủ. (Ảnh: Tổng hợp - Getty)

Ông Russell, cựu quan chức phụ trách các vấn đề Trung Quốc của chính quyền Obama, hiện là Phó Giám đốc của Viện Chính sách Xã hội Châu Á cho biết: "Trong bức tranh lớn, thách thức chính đối với Hoa Kỳ và trật tự quốc tế mà Hoa Kỳ dốc sức duy trì là Trung Quốc"

Không lâu sau cuộc tấn công toàn diện của Nga vào Ukraine, ông Campbell, cố vấn hàng đầu của Hội đồng An ninh Quốc gia về châu Á, nói với một tổ chức tư vấn chiến lược của Washington rằng, Hoa Kỳ coi Trung Quốc là một mối đe dọa lớn, trong khi các đồng minh châu Âu coi cuộc chiến Nga-Ukraine là một mối đe dọa hiện hữu.

Cuộc chiến phe phái nội bộ ĐCSTQ: Một mất một còn

Ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình không ngại cưỡng chế zero COVID khiến dư luận bất bình và kinh tế khủng hoảng.

Ông Luyện Ất Tranh, một nhân viên truyền thông cấp cao từ Hồng Kông, đã được Epochtimes phỏng vấn vào ngày 5/5 để phân tích các vấn đề ở Trung Quốc đại lục.

Ông Luyện chỉ ra rằng, trong cuộc chiến Giang - Tập hiện nay, ông Tập Cận Bình đang chiếm ưu thế, mặc dù phe ông Giang nắm giữ huyết mạch kinh tế, nhưng nếu ông Tập nắm được quyền lực, ông ấy có thể từng bước đối phó với kẻ thù chính trị của mình. Hiện nay có rất nhiều tiếng nói kêu gọi ông Tập Cận Bình phải quét sạch phe Giang, nếu không sẽ gặp khủng hoảng.

Ông Luyện Ất Tranh nói rằng, ông Tập Cận Bình kiên quyết muốn phong tỏa thành phố, vì tất cả xuất phát điểm của ông đều dựa trên đấu tranh phe phái. Ở vị trí của ông Tập, điều đầu tiên là phải thắng trong đấu tranh phe phái, sau đó ông ta có thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Nếu thất bại trong cuộc chiến phe phái, cho dù khi Kinh tế Trung Quốc cất cánh và trở thành cường quốc thế giới, thì cũng không liên quan gì đến ông Tập Cận Bình.

Một nhân viên điều phối, mặc đồ bảo hộ, kiểm soát lối vào đường hầm theo hướng quận Phố Đông của Thượng Hải trong đợt phong tỏa hôm 28/03/2022. (Ảnh: Hector Retamal / AFP qua Getty Images)

Ông Luyện Ất Tranh cho rằng, phần lớn quyền lực kinh tế vẫn nằm trong tay phe ông Giang. Ông phân tích tình trạng đấu đá các phe phái trong nội bộ chính quyền Trung Quốc: thứ nhất, Tập Cận Bình nắm chắc quyền lực chính trị nên ở Thượng Hải muốn làm gì thì làm; thứ hai, ông Tập không thương tiếc khi kinh tế sụp đổ, chứng tỏ ông Tập không hoàn toàn nắm giữ mạch máu kinh tế, kinh tế vẫn nằm trong tay phe ông Giang, bởi vì sự khủng hoảng kinh tế liên quan đến sự sụp đổ của phe Giang Trạch Dân.

Nguyệt Hà
Theo Aloluowang



BÀI CHỌN LỌC

Tình thế hiểm nguy của ông Tập Cận Bình: Trong ngoài đều đối mặt với cường địch