Lịch sử tình trường và những đứa con ngoài giá thú của Chu Ân Lai - 'hình mẫu đạo đức' của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chu Ân Lai là Thủ tướng đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng với sự tuyên truyền đã lừa dối vô số người dân Trung Quốc cả tin bằng thói đạo đức giả của mình. Trong những năm gần đây, sự thật về những góc khuất trong cuộc đời và tính cách của Chu Ân Lai đã dần được hé lộ, và mỉa mai thay trong đó bao gồm cả cô con gái ngoài giá thú của ông ta.

Người tình nước Đức của Chu Ân Lai

Truyền thông Trung Quốc ở nước ngoài đã xuất bản cuốn sách "Sự chỉ trích Chu Ân Lai" và những câu chuyện liên quan về các cuốn sách của Chu Ân Lai, giới thiệu về lịch sử bí mật ít được biết đến của ông ta. Người ta kể rằng Chu Ân Lai không chỉ đào hoa và lãng mạn khi du học ở Pháp, mà còn có con ngoài giá thú với một cô gái người Đức.

Bài báo kể rằng, khi Chu Ân Lai đến thăm Đông Đức vào tháng 7/1954, có một người đàn ông Đông Đức đã tự nhận là hậu duệ của ông ta xin gặp mặt nhưng Chu Ân Lai đã từ chối.

Người đàn ông Đông Đức có những nét giống người Trung Quốc. Theo báo chí phương Tây vào thời điểm đó, Chu Ân Lai có một đứa con ngoài giá thú với một phụ nữ Đức khi đang học ở Paris (Pháp). Người phụ nữ Đức này "có thể" là đảng viên Đảng Cộng sản Đức, sau đó rời Paris để trở về Đức.

Chu Ân Lai thời trẻ. (Getty)
Chu Ân Lai thời trẻ. (Getty)

Thông tin "Chu Ân Lai có con cháu ở Đông Đức" đã khiến phóng viên Heidemann của tuần báo "Ngôi sao" Tây Đức hào hứng tìm hiểu, điều tra sâu vào mối quan hệ phức tạp này. Ông đã gặp gỡ người tình của Chu Ân Lai ở Handhegen (Đông Đức).

Theo ghi chép của phóng viên Heideman, người tình của Chu Ân Lai có tên là Stephen, là người giúp việc tại nhà trọ Oberman ở Göttingen. Bà đã gặp Chu Ân Lai vào năm 1923 khi ông trú tại nhà trọ này. Cô còn có biệt danh là Gedell. Hai người thường đi dạo trong khu rừng gần đó. Stephen có mái tóc màu nâu sẫm và thân hình hơi mập mạp. Kết quả của mối quan hệ lén lút ấy là sự ra đời của một bé trai, và Stephen đã đặt tên con là Kuno.

Mười hai ngày sau khi sinh đứa trẻ, Stephen đã bị chủ nhà trọ đuổi việc và cô phải trở về nhà bố mẹ đẻ ở quê. Kể từ đó, Chu Ân Lai đã cắt đứt liên lạc với cô.

Kuno đã thiệt mạng trong Thế chiến Thứ hai và vợ của anh đã đi bước nữa, để lại đứa cháu trai tên là Waverly Cournot cho bà Stephen. Năm 1954, phóng viên Heidemann đã tìm đến Handhagen để phỏng vấn bà Stephen, và đã gặp người cháu trai này khi ấy mới chỉ là một cậu bé lên 10.

Vào đêm trước của Cách mạng Văn hóa (1966), một phóng viên của Tuần báo "Ngôi sao" đã đến Đông Đức để gặp Waverly, khi ấy anh đang làm công nhân trong một nhà máy quốc doanh. Waverly đã kết hôn và có hai con gái. Waverley vô cùng hãnh diện vì có người ông là Thủ tướng Trung Quốc và còn tự hào nói với các phóng viên: "Ông tôi nổi tiếng khắp thế giới". Anh cũng cho biết là tất cả các đồng nghiệp trong nhà máy đều biết chuyện này.

Nhưng mỉa mai thay, người ông Chu Ân Lai lại từ chối gặp “đích tôn” của mình khi có dịp sang Đông Đức vào năm 1954.

Nhưng mỉa mai thay, người ông Chu Ân Lai lại từ chối gặp “đích tôn” của mình khi có dịp sang Đông Đức vào năm 1954.
Nhưng mỉa mai thay, người ông Chu Ân Lai lại từ chối gặp “đích tôn” của mình khi có dịp sang Đông Đức vào năm 1954. (Getty)

Chu Ân Lai thích "vẻ đẹp châu Âu"

Theo thông tin hé lộ, Chu Ân Lai từng viết cho bạn bè của mình khi đi du học, và không thể kìm nén cảm xúc trước vẻ đẹp châu Âu nên ông ta thường khoe với họ rằng "Phụ nữ rất đẹp" hoặc "Paris thật đẹp".

Khi mới đến Pháp, Chu Ân Lai còn in ảnh của mình lên bưu thiếp và gửi cho bạn bè ở Trung Quốc và Nhật Bản, “ở đây có nhiều bạn mới và nhiều minh tinh, các bạn có muốn đến đây chơi không?".

Chu Ân Lai thích khiêu vũ và thường đến các vũ trường công cộng, và cũng chẳng bao giờ phải lo lắng về việc không có bạn nhảy.

Xuất thân trong gia đình nghèo khó và trước khi được đi du học Nhật Bản, Chu Ân Lai luôn cảm thấy buồn chán, tâm trạng lúc nào cũng buồn bực, nhưng tình hình kinh tế của gia đình ông đã đổi khác trước khi Chu Ân Lai sang châu Âu du học. Một mặt, Chu Ân Lai được Giám đốc trường Nankai Yan Xiu và luật sư nổi tiếng Liu Chongyou trợ giúp. Đồng thời, Chu Ân Lai thương lượng với Tianjin Yishibao, với tư cách là phóng viên của tờ báo ở châu Âu, và có thêm thu nhập từ nhuận bút để trang trải chi phí sinh hoạt.

Theo sử liệu, ngày 7/11/1920, Chu Ân Lai đi thuyền sang Pháp để vừa học vừa làm và theo học tại Đại học Berlin ở Pháp, Anh và Đức. Năm 1922, từ Paris Chu Ân Lai đến Berlin để chuyên hoạt động theo cách hay gọi là "hoạt động cách mạng".

Chu Ân Lai vào năm 1919. (Wikipedia)
Chu Ân Lai vào năm 1919. (Wikipedia)

Con gái ngoài giá thú của Chu Ân Lai

Chu Ân Lai, từng được mệnh danh là "hình mẫu đạo đức" của ĐCSTQ, ngoài tin đồn có con trai ngoài giá thú, ông ta còn có tin đồn về con gái ngoài giá thú.

Tháng 3/1994, tạp chí "Trung Hoa Dân chủ" có trụ sở tại Princeton, Hoa Kỳ (số thứ hai mươi) đăng một bài báo dài của nhà văn Khổng Tiệp Sinh, "Giải lời nguyền thời đại: Hộp đen cuối cùng của thế kỷ" với tiêu đề phụ là "Chu Ân Lai".

Khổng Tiệp Sinh nói rằng Ngải Bội là con gái ruột của Chu Ân Lai! Một bí mật được giấu kín trong hộp đen quá lâu - một khoảng thời gian cay đắng kéo dài hơn 30 năm, và cuối cùng được Ngải Bội đúc kết thành một câu chuyện dài có tiêu đề: "Gọi cha quá nặng nề".

Tác giả Ngải Bội đã viết: “Vì cuốn sách này, nếu bạn không bao giờ trở về nước, bạn sẽ không thể hiểu nổi”. Có người nói với Ngải Bội rằng: “Không chỉ là bà vợ cả của Chu Ân Lai là Đặng Diễn Siêu, mà còn có một nhóm những người quyền lực “lão làng” trong ĐCSTQ không cho phép cô viết cuốn sách này".

Tạp chí "Trung Hoa Dân chủ" đã đăng một số bức ảnh độc quyền về Ngải Bội, cho thấy cô trông hơi giống Chu Ân Lai với vầng trán rộng, lông mày rậm (nhạt hơn Chu một chút) và đôi mắt to...

Khi cuốn sách ra mắt, nó đã phải hứng chịu vô số lời chỉ trích từ ĐCSTQ. Vào 8/1994, Tân Hoa Xã đăng một bài báo "Vén màn sự thật về cuộc đời của Ngải Bội". Theo bài báo, phóng viên đã phỏng vấn vị quan chức phụ trách Văn phòng Nghiên cứu Văn học của ĐCSTQ về cuộc đời của Ngải Bội, tác giả cuốn "Gọi cha quá nặng nề". Vị quan chức này khẳng định "Ngải Bội là con gái ngoài giá thú của Chu Ân Lai" là nói dối.

Ngay sau lời khẳng định của nhà chức trách, Ngải Bội đã mời một phóng viên cấp cao của "Tạp chí Thế giới" đến nơi ở của cô, cùng sự chứng kiến của một người đáng tin cậy (nhưng giấu tên), để cho họ xem những bằng chứng chắc chắn của cô.

Vị phóng viên cấp cao này đã lên báo xác nhận rằng, anh ta đã được nhìn thấy những bằng chứng xác thực về việc Ngải Bội là con gái của Chu Ân Lai. Ngải Bội kể lại câu chuyện về tình yêu và lòng căm thù đối với cha mình. Tiêu đề cuốn sách của cô đã thể hiện rõ cảm xúc của một người con không được thừa nhận: “Gọi cha quá nặng nề”. Cô cho biết, Chu Ân Lai tuy là cha, nhưng gọi tên cha quá nặng nề, nhưng dù sao cũng là cha của cô!

Chu với tướng Cộng sản Ye Jianying (trái) và quan chức Quốc dân đảng Zhang Zhong (giữa) tại Tây An năm 1937.
Chu với tướng Cộng sản Ye Jianying (trái) và quan chức Quốc dân đảng Zhang Zhong (giữa) tại Tây An năm 1937. (Wikipedia)

Mối tình giữa Chu Ân Lai và An Nhiên (mẹ của Ngải Bội)

Mẹ của cô tên là An Nhiên, là con gái của một gia đình tư sản. Khi ấy An Nhiên đang là sinh viên của một trường y khoa ở Bắc Kinh, từng tham gia Quân tình nguyện kháng chiến chống Mỹ và viện trợ cho Bắc Hàn khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Vào đêm trước chuyến đi Bắc Hàn, An Nhiên đã được Chu Ân Lai tiếp đón. Khi được Chu Ân Lai bắt tay, cô cảm nhận được sự ấm áp và tình cảm từ người đàn ông này.

Trong một trận ném bom của Mỹ, An Nhiên bị thương và buộc phải trở về Trung Quốc để điều trị. Chu Ân Lai đã đến bệnh viện thăm những người từ chiến trường Triều Tiên trở về, đã tình cờ gặp lại An Nhiên ở đó.

Sau khi bình phục chấn thương, An Nhiên nhận được lời mời của Chu Ân Lai tới khiêu vũ tại tư gia của Tống Khánh Linh. Tại đây, Chu Ân Lai đã mời cô khiêu vũ, đích thân ra cửa tiễn cô và buộc một chiếc khăn quàng cổ cho cô vì sợ bên ngoài trời lạnh.

Chẳng bao lâu, cô gặp lại Chu Ân Lai trong một bữa tiệc được tổ chức tại Ủy ban Trung ương Liên đoàn, và được ông ta giới thiệu với người vợ là bà Đặng Dĩnh Siêu.

Chu Ân Lai và vợ Đặng Dĩnh Siêu. (Wikipedia)
Chu Ân Lai và vợ Đặng Dĩnh Siêu. (Wikipedia)

Mùa thu năm 1953, Chu Ân Lai đến Thượng Hải nghỉ ngơi 10 ngày. Một hôm, ông ta cầm một bó hoa loa kèn trắng đến thăm An Nhiên tại nhà riêng của mẹ cô ở Thượng Hải. Tối hôm đó, hai người cùng nhau đến rạp xem bộ phim "Bless Lovers" đến tối mịt mới về tới nhà.

Năm 1956, cả hai nâng cấp “mối quan hệ” và họ cùng nhau đến tham quan núi Thơm. Vào ngày 26/12 cùng năm ấy, cô gái trẻ An Nhiên đã sinh non một bé gái đặt tên là Ngải Bội.

Năm 2015, "Đài Tiếng nói Hoa Kỳ" đã đăng lại một bài bình luận của Hà Thanh Liên nhận định rằng, vào thời điểm cuốn sách ra mắt, hình ảnh của nhà lãnh tụ tối cao gặp phải cuộc khủng hoảng chưa từng có trong cộng đồng quốc tế, và Trương Ngải Bội bị chỉ trích mạnh mẽ.

Tuy nhiên, Ngải Bội sau đó đã kết hôn với Giáo sư Đỗ Vi Minh của Đại học Harvard. Do mối quan hệ mật thiết giữa giáo sư Đỗ Vi Minh với chính quyền ĐCSTQ nên bề ngoài Ngải Bội được chính quyền Bắc Kinh tươi cười đón tiếp. Nhưng đằng sau, ĐCSTQ luôn để mắt tới cô kể từ ngày cuốn “Gọi cha quá nặng nề” ra mắt công chúng.

Sau đó, Trương Ngải Bội thường cùng chồng trở về Trung Quốc và giới truyền thông ĐCSTQ thường gọi bà với danh xưng là bà Đỗ. Tháng 9/2004, Ngải Bội cùng chồng về thăm quê nhà ở Sơn Đông và tối ngày 30/9, Zhu Zhengchang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn Đông kiêm Cục trưởng Tuyên truyền Tỉnh ủy và Zhan Tao, Hiệu trưởng Đại học Sơn Đông đã đến gặp vợ chồng bà. Báo chí thời điểm này đã công khai nhắc đến cái tên Trương Ngải Bội.

Lời khai của người trong cuộc

Tư Mã Lữ, được mệnh danh là "từ điển sống" về lịch sử ĐCSTQ, tiết lộ trong bài "Sơ khảo về một người phụ nữ ở bên cạnh Chu Ân Lai những năm đầu", rằng cuốn sách "Gọi cha quá nặng nề" của Ngải Bội là dựa trên sự thật. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ cô ấy đã không có đủ can đảm để viết nó một cách trung thực ở ngôi thứ nhất (tôi), mà thay vào đó, cô lại sử dụng phong cách viết mới lạ nên nhiều người nghi ngờ tính xác thực của câu chuyện.

Kim Chung, Tổng biên tập của Tạp chí Hong Kong Open, từng tiết lộ rằng "Hồi ký của Situ Hua" xuất bản năm 2015 đề cập rằng Liên minh Hong Kong đã hỗ trợ một "tình nhân của Mao Trạch Đông" được nhập cư vào Hoa Kỳ sau Sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Cô tên là Chen Huimin (Chen Luwen), là người phụ nữ sống bên cạnh Mao. Ngoài ra còn có hai người phụ nữ bên cạnh ông ta là Trương Ngọc Phượng và Trần Huệ Mẫn.

Khi được hỏi liệu Chu Ân Lai có ngoại tình như trong cuốn sách "Gọi cha quá nặng nề" đề cập, Chen Luwen không ngần ngại nói: “Ngải Bội hoàn toàn là con gái của Chu Ân Lai!” Cha nuôi của Ngải Bội là thứ trưởng (tức La Thanh Trương, Phó cục trưởng Cục Điều tra Xã hội Trung ương), còn mẹ ruột của cô ở Bắc Kinh, và tất nhiên sẽ không bao giờ công khai chuyện này.

Theo thông tin từ báo chí Hoa kiều ngày 22/5/1994, Trương Ngải Bội sống ở San Francisco, là tác giả cuốn sách "Gọi cha quá nặng nề". Theo tác giả, Ngải Bội chính là con gái ngoài giá thú của cố Thủ tướng ĐCSTQ Chu Ân Lai. Cô từng làm việc tại Hồng Kông, Đài Loan và cộng đồng người Mỹ gốc Hoa. Tin tức mà cô công bố đã trở thành "tin tức lớn" gây chấn động.

Lý Tịnh
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Lịch sử tình trường và những đứa con ngoài giá thú của Chu Ân Lai - 'hình mẫu đạo đức' của Đảng Cộng sản Trung Quốc