Trẻ hóa đột quỵ không phải là chuyện nhỏ, bác sĩ Đông y hướng dẫn cách cứu mạng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Về hiện tượng đột quỵ ngày càng trẻ hóa trong thời đại hiện nay, bác sĩ Đông y Hồ Nãi Văn chia sẻ một số lời khuyên và phương pháp cấp cứu quan trọng.

Trẻ hóa đột quỵ không phải là chuyện nhỏ

Tin tức thường đưa tin về tình huống những người trẻ tuổi xuất hiện đột quỵ, các bác sĩ ở bệnh viện cũng thấy nhiều nên không thấy lạ nữa. Tôi có một người bạn mới hơn 30 tuổi bị đột quỵ, một nửa người không thể cử động được. Trải qua nhiều phương pháp điều trị, miễn cưỡng cũng có thể tự mình kéo lê chân đi lại được, nhưng không linh hoạt. Bàn tay cũng không linh hoạt, chỉ có thể khoác quần áo cho mình với đôi tay run rẩy.

Việc anh bị đột quỵ đã mang đến cho gia đình một bất hạnh rất lớn. Vợ anh hàng ngày phải đi làm để nuôi sống gia đình, chăm sóc đứa trẻ chưa đến tuổi đi học, rồi lại đưa anh đi bệnh viện để điều trị, cũng may mà vào thời đại đó con người còn chút ràng buộc, mặc dù khổ như vậy nhưng vợ anh chưa bao giờ bỏ rơi người chồng không còn năng lực này. Sau khi bị đột quỵ được điều trị tích cực, tính mạng của anh được cứu, nhưng cuộc sống không còn chất lượng, trong nhà không còn tiếng cười, cuộc sống rất khốn khó.

Gia đình như vậy không còn là gia đình nữa, vì vậy việc nắm rõ những kiến ​​thức liên quan đến bệnh đột quỵ là rất cần thiết, có thể giúp nhận biết kịp thời, phòng ngừa sớm. Điều thực sự quan trọng là biết cách cứu người khi nguy kịch. Muốn tự mình tránh nguy cơ đột quỵ bạn cần biết cách tự bảo vệ mình.

FAST: Ba biểu hiện, một động tác

Mọi người có thể đều biết nghĩa của từ FAST trong tiếng Anh, nhưng ở đây sử dụng không phải ý nghĩa là nhanh chóng mà là 3 biểu hiện rất dễ nhớ và 1 hành động để xác định các triệu chứng đột quỵ.

F- Face: khuôn mặt: Quan sát trên khuôn mặt mọi người, nếu nụ cười của họ bình thường thì không có vấn đề gì, nếu không bình thường thì khóe miệng sẽ bị lệch hoặc nét mặt không cân xứng, một bên mặt bị xệ xuống, đây chính là biểu hiện của bệnh tai biến mạch máu não.

A- Arm: cánh tay: Nếu cánh tay không thể đưa lên một cách cân bằng, nhấc lên nhấc xuống khó khăn, cánh tay bị yếu cũng là biểu hiện của bệnh đột quỵ.

S- Speech: lời nói: rối loạn giọng nói, nói ngọng, rối loạn ngôn ngữ cũng là một biểu hiện.

T- Time: thời gian: Đây là một động tác. Gọi ngay số cấp cứu (115) để đưa đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt.

Đau tê và sưng bắp chân là một dấu hiệu

Có những dấu hiệu cảnh báo trước khi bị đột quỵ. Vào thời nhà Minh, Dương Kế Châu trong ‘Châm cứu đại thành’ có viết một đoạn: trước khi bị đột quỵ từ 1 - 2 tháng đến 3 - 4 tháng, thường đau và tê ở ống chân (xương ống chân), thời gian rất lâu mới thuyên giảm. Đây là lúc sắp bị đột quỵ, là dấu hiệu báo trước của một cơn đột quỵ.

"Nên cứu ngải 4 huyệt Tam lý và Tuyệt cốt gấp". Ý là nhanh chóng tại 2 huyệt Tam lý và 2 huyệt Tuyệt cốt mỗi huyệt 3 mồi, tức là dùng ngải cứu để cứu 3 mồi.

"Nên cứu ngải 4 huyệt Tam lý và Tuyệt cốt gấp". (Chụp video)

Bác sĩ Hồ nhắc nhở rằng, bất cứ lúc nào dùng ngải cứu đều nên chú ý cứu từ trên xuống dưới, cũng là trước hết cứu huyệt tam túc lý, rồi đến huyệt tuyệt cốt, sau đó dùng gừng sống, bạc hà, lá đào và lá liễu, 4 vị đun với nước, dùng nước này rửa sạch chỗ vừa mới cứu xong. Như thế sẽ làm cho phong khí từ chỗ vừa mới cứu xong thoát ra ngoài.

Vào thời điểm giao mùa xuân - hạ hay hè - thu, thường xuyên cứu hai huyệt vị này, bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, và các bệnh khác sẽ rời xa, các bệnh mạn tính thông thường khác sẽ giảm nhẹ.

Bảy nơi đồng thời cứu ba lần

Đối với y học cổ truyền, nhiều người có thể còn hoài nghi, không những không tin mà còn ăn uống không điều độ, uống rượu quá mức… thực sự có thể dẫn đến đột quỵ. Trong trường hợp bị đột quỵ, bác sĩ Hồ đưa ra các phương pháp đối phó theo quan điểm của Đông y. Có bảy nơi cần tập trung cứu ba lần.

Cụ thể là: huyệt tam lý, huyệt tuyệt cốt, huyệt bách hội, huyệt nhĩ môn, tổng cộng có bảy huyệt, mỗi huyệt cứu ba mồi.

Lương y Hồ nhấn mạnh, khi cứu thì phải thực hiện: lệch (đột quỵ) bên trái cứu bên phải, lệch bên phải cứu bên trái, không nhầm lẫn. Người xưa đã phát hiện ra đạo lý nếu tay chân bên trái xuất hiện vấn đề thì cứu bên phải, tay chân bên phải có vấn đề thì cứu bên trái.

Một huyệt hạ huyết áp ngăn ngừa đột quỵ

Tự mình cứu ngải ở huyệt Tam lý (Túc tam lý) sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.

Có câu: “Muốn thân thể được an, hãy luôn giữ ẩm cho huyệt Tam lý”, nghĩa là muốn thân thể an khang cường tráng, hãy thường xuyên cứu huyệt Tam lý, cứu cho đến khi có vết loét, chảy nước và chảy mủ là tốt nhất. Nó có thể làm giảm huyết áp. Tất nhiên, điều này khác với lý thuyết của Tây y cho rằng có máu mủ là không tốt. Nhưng nó thực sự có tác dụng. Bác sĩ Hồ đưa ra một ví dụ.

Một trong những học trò của bác sĩ Hồ là một tài xế taxi, sau khi học châm cứu ông rất thích thú, thường tự mình nghiên cứu một số sách y học liên quan đến châm cứu. Một người bạn của anh bị bệnh cao huyết áp, luôn cao mà không hạ, vì vậy anh đã tiến hành điều trị theo phương pháp cứu mà mình học được. Khi cứu đến huyệt Tam lý, liền xuất hiện hiện tượng chảy máu, chảy nước và vết sẹo, không ngờ rằng bệnh cao huyết áp nhiều năm không giảm được lại trở về bình thường.

Ngoài ra, Tam lý là huyệt đạo của kinh mạch dạ dày, cứu huyệt này rất tốt cho dạ dày, từ thời cổ đại người ta tin rằng nó có thể làm ấm dạ dày và lá lách.

Vì vậy, một số phương pháp Đông y học cổ truyền lại có hiệu quả rõ rệt, không thể không tin.

Tự mình cứu ngải ở huyệt Tam lý (Túc tam lý) sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. (Ảnh chụp video)

Thang thuốc ngăn ngừa đột quỵ tái phát

Nếu một người đã bị đột quỵ, trải qua phục hồi chức năng sau khi điều trị, bác sĩ Hồ cũng kê ra một công thức thảo dược Đông y có tên: ‘Bán hạ bạch truật thiên ma thang'. Thang thuốc này rất hữu ích đối với người có máu lưu thông kém, hay người bị huyết áp thấp, hoặc người hay cảm thấy bồn chồn, mệt mỏi vào buổi chiều, cũng rất hữu ích cho những người hay cảm thấy mệt mỏi.

Công dụng chính của Bán hạ bạch truật thiên ma thang là tiêu đờm, bổ khí, loại bỏ mỡ trong máu, huyết áp sẽ không tăng cao nhưng cũng có thể làm huyết áp của người huyết áp quá thấp có thể tăng lên, đây là một thang thuốc hay.

Khi một người đã từng bị đột quỵ thì rất lo lắng và cũng rất dễ bị đột quỵ lần thứ 2. Lúc này, ‘Bán hạ bạch truật thiên ma thang’ là một lựa chọn tốt để ngăn ngừa đột quỵ lần thứ hai. Tuy nhiên, bác sĩ Hồ nhấn mạnh, việc kê đơn cần theo ý kiến của bác sĩ căn cứ theo thể trạng của từng người, không được tự ý đi mua một vài loại thuốc, nhất định phải nghe theo tư vấn của bác sĩ.

Cách tự cứu mình khi bị đột quỵ nguy hiểm

Day, ấn huyệt nhân trung

Mỗi người đều là bác sĩ tốt nhất của riêng mình, trong trường hợp bị đột quỵ nguy cấp, có thể tự cứu mình. Bác sĩ Hồ hướng dẫn cho mọi người một chiêu thần công có thể cứu mạng trong lúc nguy cấp.

Dưới mũi và trên môi có một huyệt gọi là ‘nhân trung’. Sự phân bố của các dây thần kinh ngoại biên của huyệt đạo này rất phong phú, khi ấn vào sẽ rất đau, làm cho người bệnh tỉnh lại.

Khi bệnh nhân đột quỵ ngã xuống đất, điều rất quan trọng cần biết là không được di chuyển người bệnh, thực hiện động tác day ấn huyệt nhân trung càng sớm càng tốt và gọi cấp cứu 115 để được cấp cứu.

Chích máu mười đầu ngón tay cứu mạng

Lấy máu mười đầu ngón tay (thập tuyên phóng huyết) là một cách cứu mạng rất hữu hiệu quả trong Đông y. Thập tuyên là chỉ mười đầu ngón tay của một người. Cũng có người nói là 12 giếng phóng huyết, chỉ 12 huyệt trên bàn tay mỗi người: thiếu thương, thương dương, trung xung, quan xung, thiếu xung, thiếu trạch, đúng 12 giếng huyệt, hoặc là thập tuyên phóng huyết, lập tức có có thể cứu sống.

Hắt hơi

Ai có thể nghĩ rằng một cái hắt hơi có thể cứu được một mạng người? Trong "Y Tông Kim Giám tạp bệnh tâm pháp" có ghi rằng, trong sơ cứu, trước hết nên dùng bột thông quan (Thông quan tản) để làm cho người bệnh hắt hơi. Nếu hắt hơi được thì có thể chữa được, nếu không hắt hơi được thì có thể sẽ chết. Có nghĩa là khi sơ cứu cho bệnh nhân bị đột quỵ, làm cho bệnh nhân hắt xì hơi được thì bệnh có khả năng sẽ chữa khỏi.

Để hắt hơi được, có thể dùng bột thông quan thổi vào mũi của bệnh nhân, làm cho họ ngứa mũi và hắt hơi, nếu không có bột thông quan cũng không sao, có thể dùng khăn giấy, bàn chải, tăm bông và các thứ khác cũng được, làm cho bệnh nhân ngứa mũi. Mấu chốt là để bệnh nhân hắt hơi được, vì nếu hắt hơi được là bệnh nhân có thể được cứu sống.

Nguồn bài viết: Bài giảng của Bác sĩ Hồ Nãi Văn - Bác sĩ nổi tiếng giảng về chăm sóc sức khỏe

Đức Nhã
Theo Triệu Tử Hinh, Mục San - soundofhope



BÀI CHỌN LỌC

Trẻ hóa đột quỵ không phải là chuyện nhỏ, bác sĩ Đông y hướng dẫn cách cứu mạng