Trẻ sơ sinh có thể nói chuyện từ khi mới sinh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc sống là sự luân hồi, nhưng đại đa số mọi người đều bị xóa ký ức về tiền kiếp khi họ đầu thai nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Một số người đầu thai mang theo ký ức của kiếp trước, vì vậy có những đứa trẻ ngay sau khi sinh ra đã có thể nói chuyện được.

Thai nhi lên tiếng cứu mẹ

Theo "Bắc mộng tỏa ngôn", ghi lại khi Hoàng đế Minh Tông của triều đại nhà Hậu Đường khi chưa hiển vinh, ông đã theo tướng Lý Tồn Tín đến đất phong, đi tuần tra biên giới và sống trong một nhà khách ở Nhạn Môn. Bà chủ nhà khách đang mang thai, khi Minh Tông đến, bà chủ vẫn chưa chuẩn bị rượu và cơm. Thai nhi trong bụng nói với bà mẹ: “Thiên tử đến rồi, mẹ mau chuẩn bị bữa ăn càng sớm càng tốt”.

Bà chủ nghe rõ giọng nói của thai nhi. Bà chủ cảm thấy rất lạ nên vội vàng đứng dậy và đích thân vào bếp chuẩn bị bữa ăn, bà phục vụ rất chu đáo và cẩn thận.

Minh Tông thấy bà chủ trước sau cung kính, nhã nhặn phục vụ lấy làm lạ mà hỏi bà lý do vì sao. Bà chủ nhà khách liền đem chuyện đứa trẻ trong bụng mình nói ra.

Con trai của tiến sĩ họ Bàng

Theo "Nhĩ Đàm" ghi lại: Bàng Lan là người thuộc huyện Nhâm Khâu (thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), sống thời Gia Kinh thứ tám của triều đại nhà Minh (1559), thi đỗ tiến sĩ. Ông có một cậu con trai sinh ra đã biết nói. Ngay sau khi đứa trẻ được sinh ra, đứa bé đã nói với cha mẹ và gia đình của mình: "Tôi là người ở Chiết Giang vốn muốn đến Bắc Kinh ứng tuyển, bỗng nhiên cảm thấy bị người khiêng kiệu đưa đến đây”.

Các thành viên trong gia đình nghe vậy thảy đều ngạc nhiên.

Một ngày, đứa trẻ được bế đứng ở trước cổng, đứa bé bất ngờ gọi một người đi đường ngoài cổng và nói: “Này người đi đường, anh chính là hàng xóm kiếp trước của tôi”.

Người đi đường kinh ngạc, hai người còn đối thoại, nội dung là hoàn cảnh của người vợ ở kiếp trước, cùng với “con cái, nhà cửa, thành phố” v.v… nói tất cả đều đúng.

Tuy nhiên, khi đứa trẻ được mười tuổi, cảnh đời trước cũng dần dần phai nhạt.

Thủ phụ Hạ Ngôn đầu thai ở Thiểm Tây

Theo ghi chép "Nhĩ Đàm" ghi lại: Hạ ngôn (1482-1548), tự Công Cẩn, hiệu Quế Châu, là một quan chức cấp cao và nhà văn trong triều đại nhà Minh. Hạ Ngôn nổi tiếng là một vị quan liêm khiết và thẳng thắn. Ông từng là Thượng thư Bộ Lễ và Đại học sĩ của Vũ Anh Điện. Sau đó được đề bạt là Thủ phụ, đứng đầu các Đại học sĩ, có thể nói là “dưới một người trên vạn người”. Các bài thơ và bài văn của Hạ Ngôn rất toàn diện, và ông nổi tiếng về lời và nhạc, có "Quế Châu tuyển tập" được lưu truyền.

 

Chân dung Hạ Ngôn. (Baidu)

Hạ Ngôn là người rất ngay thẳng và làm mất lòng nhiều người, vì vậy, ông đã bị Hoàng đế Gia Tĩnh cách chức ba lần, phục chức ba lần, và cuối cùng bị Nghiêm Tung và các gian thần khác hãm hại, và ông trở thành bộ trưởng đầu tiên của nội các bị xử tử trong thời nhà Minh. Mười chín năm sau, Minh Mục Tông, con trai của Hoàng đế Gia Tĩnh, đã sửa lại án xử sai giải tội, truy phong là Văn Mẫn.

Nhà thơ thời nhà Minh là Khưu Thản, tự Trường Nhụ, đã từng nói một điều kỳ lạ như vậy: vào năm Gia Tĩnh thứ hai mươi bảy (1548), khi Hạ Ngôn bị đưa đến nơi hành quyết, lúc đó vợ của một thường dân ở Thiểm Tây sinh hạ một người con, đứa trẻ này ngay khi vừa chào đời đã nói: “Tôi là Thủ phụ Hạ Ngôn Hạ Quế Châu, sao lại đến đây?”

Gia đình anh ta nghe lời của anh ta mà đều kinh hãi, sau đó không lâu đứa trẻ đã chết sớm.

Sau đó, tin tức về vụ hành quyết của Hạ Ngôn lan đến Thiểm Tây. Gia đình cho rằng đứa trẻ được sinh ra đúng thời gian khi Hạ Ngôn bị hành quyết, đầu thai vào nhà họ ngay sau khi bị giết oan, có lẽ vì còn những ký ức từ tiền kiếp trong lòng có quá nhiều oan ức nên chết yểu.

Tố Như
Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Trẻ sơ sinh có thể nói chuyện từ khi mới sinh