Trong bạo loạn vẫn không quên tinh thần Mỹ: Cảnh sát quỳ gối xin lỗi, cư dân cùng nhau dọn dẹp đường phố

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tại rất nhiều thành phố của Mỹ, người Mỹ đã biểu tình sau cái chết của George Floyd do viên cảnh sát Minneapolis gây ra. Trong khi căng thẳng giữa cảnh sát và người biểu tình gia tăng ở nhiều nơi, nhiều viên cảnh sát thể hiện tình đoàn kết và mối quan hệ hữu hảo với người biểu tình qua những cái ôm, lời cầu nguyện cùng họ, chia buồn cùng họ và quỳ gối để tiễn đưa Floyd.

Hành động nhân văn của những người cảnh sát

Ở Atlanta, Georgia, một hàng dài cảnh sát giữ tấm khiên bảo vệ và quỳ gối trước người biểu tình vào hôm thứ 2 gần công viên Centennial Olympic.

Ở Atlanta, Georgia, một hàng dài cảnh sát giữ tấm khiên bảo vệ và quỳ gối trước người biểu tình vào hôm thứ 2 gần công viên Centennial Olympic. 
Ở Atlanta, Georgia, một hàng dài cảnh sát giữ tấm khiên bảo vệ và quỳ gối trước người biểu tình vào hôm thứ 2 gần công viên Centennial Olympic. (Ảnh chụp màn hình)

Trong một bức ảnh khác, một viên cảnh sát đeo khẩu trang, mũ bảo hiểm đang ôm một người biểu tình trong ngày thứ 4 cuộc biểu tình nổ ra ở phía Nam thành phố.

Một viên cảnh sát đeo khẩu trang, mũ bảo hiểm đang ôm một người biểu tình trong ngày thứ 4 cuộc biểu tình nổ ra ở phía Nam thành phố.
Một viên cảnh sát đeo khẩu trang, mũ bảo hiểm đang ôm một người biểu tình trong ngày thứ 4 cuộc biểu tình nổ ra ở phía Nam thành phố. (Ảnh chụp màn hình)

Theo CNN, cảnh sát trưởng Denver Paul Pazen đã tham gia cùng người biểu tình vào thứ Hai, ông còn khoác tay những người tham dự.

cảnh sát trưởng Denver Paul Pazen đã tham gia cùng người biểu tình vào thứ Hai, ông còn khoác vai những người tham dự. 
Cảnh sát trưởng Denver Paul Pazen đã tham gia cùng người biểu tình vào thứ Hai, ông còn khoác vai những người tham dự. (Ảnh chụp màn hình)

Vào Chủ nhật, Pazen nói rằng rất nhiều cảnh sát đã bị thương trong khi đối phó với người biểu tình nhưng rất háo hức để quay lại các “điểm nóng” đó và bảo vệ quyền lợi cho những người biểu tình.

Ở New York, Cảnh sát trưởng Sở cảnh sát thành phố New York, Terence Monahan, cũng ôm những người biểu tình trong suốt cuộc diễu hành ở thành phố này vào hôm thứ Hai.

Cảnh sát trưởng ở Sở cảnh sát thành phố New York, Terence Monahan đã ôm những người biểu tình. 
Cảnh sát trưởng ở Sở cảnh sát thành phố New York, Terence Monahan đã ôm những người biểu tình. (Ảnh chụp màn hình)

Ở bờ Tây, người biểu tình Kevin Welbeck bắt tay với tuần tra đường cao tốc ở California (CHP) trong suốt cuộc diễu hành ở Van Nuys tại Los Angeles.

người biểu tình Kevin Welbeck bắt tay với tuần tra đường cao tốc ở California (CHP) trong suốt cuộc diễu hành ở Van Nuys tại Los Angeles. 
người biểu tình Kevin Welbeck bắt tay với tuần tra đường cao tốc ở California (CHP) trong suốt cuộc diễu hành ở Van Nuys tại Los Angeles. (Getty)

Ít nhất 2 viên cảnh sát ở Connecticut tham gia cùng người biểu tình. Cảnh sát ở Bristol Nick Travisano đã ôm một người biểu tình khi cùng tham gia với đoàn người này.

Cảnh sát ở Bristol Nick Travisano đã ôm một người biểu tình khi cùng tham gia với đoàn người này. 
Cảnh sát ở Bristol Nick Travisano đã ôm một người biểu tình khi cùng tham gia với đoàn người này. (Ảnh chụp màn hình)

Ở Minnesota, nơi Floyd bị giết, cảnh sát và biểu tình đã cùng chia sẻ cảm xúc. Họ đồng hành cùng nhau và truyền đi thông điệp: chúng tôi sẵn sàng ở đây để lắng nghe bạn.

“Chúng tôi sẽ diễu hành theo quý vị với tư cách một cơ quan chức năng với cộng đồng của mình. Tôi sẽ theo đoàn diễu hành đến khi tôi không đứng nổi nữa”, một viên cảnh sát nói.

“Chúng tôi muốn ở đây cùng với tất cả các bạn, thật vậy đó. Vậy nên tôi bỏ mũ bảo hiểm ra, các anh này cũng vứt gậy baton xuống đất. Tôi muốn chúng ta ở đây đi diễu hành cùng nhau, chứ không phải một cuộc biểu tình phản đối”, cảnh sát trưởng Genesee Chris Swason chia sẻ.

Có cảnh sát còn nắm tay người biểu tình da đen để cô bộc bạch suy nghĩ của mình về cái chết của Floyd. Họ chia sẻ sự đồng cảm và khẳng định rằng họ không hề có ý muốn phân biệt chủng tộc.

Nước Mỹ vĩ đại

Sau khi bạo loạn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều kẻ xấu lợi dụng sự kiện này để đập phá, đánh người, cướp bóc, thì người dân Mỹ đã xử sự thế nào? Trẻ em, người già, thanh thiếu niên cùng chung tay dọn dẹp đường phố, xoá đi những vết bẩn do những kẻ xấu gây ra.

Một người tình nguyện chia sẻ: “Chúng ta có thể biểu tình, nhưng chúng ta không thể phá huỷ thành phố này".

G.J. Hawkins chia sẻ với CNN rằng ông và vợ của mình Shanna đã tham dự cuộc biểu tình vào ngày thứ Sáu vừa qua, trước khi mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát. Hiện tại, ông cảm thấy rất tốt về những gì đang diễn ra, giống như những người tình nguyện kia đang thực sự “viết nên lịch sử".

Tôi thấy rất nhiều nhóm từ nhà thờ đã đến Atlanta để dọn dẹp.
Ảnh: Getty.
Người Mỹ dọn dẹp đường phố sau cuộc biểu tình bạo loạn.
Ảnh: Getty.
Người Mỹ dọn dẹp đường phố sau cuộc biểu tình bạo loạn.
Ảnh: Getty.
Người Mỹ dọn dẹp đường phố sau cuộc biểu tình bạo loạn.
Ảnh: Getty.
Người Mỹ dọn dẹp đường phố sau cuộc biểu tình bạo loạn.
Ảnh: Getty.
Người Mỹ dọn dẹp đường phố sau cuộc biểu tình bạo loạn.
Ảnh: Getty.
Người Mỹ dọn dẹp đường phố sau cuộc biểu tình bạo loạn.
Ảnh: Getty.
Người Mỹ dọn dẹp đường phố sau cuộc biểu tình bạo loạn.
Ảnh: Getty
Người Mỹ dọn dẹp đường phố sau cuộc biểu tình bạo loạn.
Ảnh: Getty.
Người Mỹ dọn dẹp đường phố sau cuộc biểu tình bạo loạn.
Ảnh: Getty.

“Chúng tôi đã rất háo hức, nhưng sau khi bật tivi lên và khoảng 30 phút sau, chúng tôi bắt đầu thấy những kẻ bạo loạn. Chúng tôi rất thất vọng. Nhưng chúng tôi không nghĩ rằng những điều này sẽ làm lu mờ đi những điều tốt lành mà người dân Mỹ đã làm", ông Hawkins chia sẻ.

“Điều này thật là náo nhiệt, sau đêm qua, tôi thấy rất nhiều nhóm từ nhà thờ đã đến Atlanta để dọn dẹp. Một số người nói với tôi rằng họ tham dự cuộc biểu tình ôn hòa trước 5 giờ chiều ngày hôm qua và rất thất vọng về những gì họ thấy trên TV sau khi họ về nhà. Bây giờ họ đang giúp thành phố của họ phục hồi”, phóng viên Natasha Chen của CNN chia sẻ trên twitter.

Cặp đôi sau đó rủ thêm một người bạn và đăng tải một bài viết trên mạng xã hội để kêu gọi cộng đồng giúp làm sạch thành phố. Họ nói, mọi người phản hồi rất nhanh và hiện đang dọn dẹp các khu phố khắp Atlanta.

“Chúng tôi cảm thấy như sứ mệnh của chúng tôi là phải làm việc này, là một tín đồ Cơ đốc giáo, chúng tôi không chỉ đứng lên vì công lý mà còn phải bảo vệ thành phố này. Một trong những cách chúng tôi thể hiện điều này là dọn dẹp đống đổ nát và tái tạo lại thành phố".

Họ lặng lẽ lau chùi - một công việc đơn giản nhưng lại truyền đi thông điệp lớn: Các bạn có thể làm nước Mỹ xấu đi nhưng chúng tôi sẽ làm nước Mỹ đẹp hơn và tốt hơn.

Shanna Hawkins chia sẻ cô cảm thấy rất tốt khi tham gia lau dọn đường phố. “Vì chúng tôi theo đuổi công lý, nên chúng tôi phải làm điều này trong hòa bình. Chúng tôi phải thực hiện nó trong tình đoàn kết và yêu thương. Đó là cách duy nhất chúng tôi có thể chứng kiến sự thay đổi thật sự”.

Chưa hết, đương kim vô địch hạng cân dưới nặng của UFC, Jon Jones, đã xuống đường ở Albuquerque New Mexico để bắt những kẻ lợi dụng biểu tình nhằm phá hoại và cướp bóc.

Jon Jones cũng chia sẻ một video trên Instagram cá nhân ghi lại cảnh anh tịch thu những chai sơn vẽ tường từ những kẻ phá hoại trên đường phố. Biết không thể nào đánh lại võ sĩ "pound-for-pound" (võ sĩ quyền anh đa hạng cân) tốt nhất trên hành tinh hiện nay nên đám người bạo loạn đã tự nguyện giao nộp và giải tán mà không hề dám phàn nàn.

Ngôi sao 32 tuổi viết: “Có phải đây là chuyện của George Floyd nữa không? Tại sao các thanh thiếu niên lại phá hoại thành phố của mình? Tôi cũng có một màu da như các bạn nhưng đây không phải là cách. Đừng làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Những người đang cầm đầu các cuộc bạo loạn, hãy gọi cho người thân của mình và bảo họ trở về nhà trong tối nay”.

Đó mới là tinh thần khiến nước Mỹ vĩ đại. Nước Mỹ không đứng đầu thế giới tự do bởi sự hoàn hảo, mà bởi vì họ luôn thể hiện ý chí tự do ngay cả trong những tình cảnh khốn cùng và éo le nhất.

Một lần nữa, không chỉ trong đại dịch, mà với những trận bạo loạn vừa qua, nước Mỹ đã thể hiện cho thế giới thấy: tinh thần Mỹ thực sự là ngọn đuốc sáng.

Mộc Lam



BÀI CHỌN LỌC

Trong bạo loạn vẫn không quên tinh thần Mỹ: Cảnh sát quỳ gối xin lỗi, cư dân cùng nhau dọn dẹp đường phố