Trung Quốc thay vắc xin mới: Vắc xin Vero cell của Sinopharm và Sinovac không hiệu quả?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tại sao một loại vắc-xin hoạt động kém hiệu quả trong và ngoài nước lại có thể trở nên phổ biến ở Trung Quốc và hơn 90 quốc gia nghèo nàn, lạc hậu và tham nhũng? Đằng sau là một chữ “Lợi”. Nhìn vào chính sách tiêm chủng miễn phí của Trung Quốc, mọi chi phí đều do Quỹ Bảo hiểm y tế và Tài chính Nhà nước gánh chịu, điều này giống như thiết lập một kênh giữa Kho bạc Nhà nước với Chính phủ và doanh nhân, để tiền thuế của người dân lao động chăm chỉ liên tục chảy vào túi của Chính phủ và doanh nhân.

Vào ngày 13 tháng 8, thành phố Quảng Châu đã tổ chức một cuộc họp báo, nói rằng kể từ ngày hôm đó, công dân Quảng Châu có thể được tiêm vắc xin covid-19 mới tái tổ hợp tế bào buồng trứng chuột (CHO cell - Chinese hamster ovary cell), thường được gọi là vắc xin ba liều. Quảng Châu đã đình chỉ tiêm chủng khẩn cấp vào ngày 31 tháng 5, đến nay việc tiêm chủng đã được tiếp tục và vắc-xin mới được thay thế.

Tin tức này ít nhất đã xác nhận rằng vắc xin bất hoạt Sinopharm và Sinovac đã được tiêm chủng trước đó ở Quảng Châu là không có hiệu quả. Nếu có hiệu quả thì nó đã không bị thay thế bằng vắc xin ba liều. Điều này cũng khẳng định rằng những gì Chính quyền thành phố Quảng Châu nói trong cuộc họp báo ngày 31/5 là dối trá. Khi đó, có ý kiến ​​cho rằng lý do phải dừng tiêm chủng khẩn cấp là do điểm tiêm chủng quá đông và để giảm tình trạng nhiễm vi rút. Điều này rõ ràng là để che đậy thực tế rằng vắc xin bất hoạt của Sinopharm và Sinovac không hiệu quả.

Trên thực tế, có nhiều thành phố có thể khẳng định rằng vắc xin bất hoạt (Vero cell) Sinopharm và Sinovac không hiệu quả. Ví dụ, sau Quảng Châu, dịch bệnh bùng phát ở Nam Kinh , Dương Châu, Trịnh Châu và những nơi khác. Biện pháp mà ba thành phố này áp dụng cũng giống như ở Quảng Châu. Họ đều khẩn cấp đình chỉ tiêm chủng, sau đó tổ chức xét nghiệm axit nucleic quy mô lớn, và sau đó là chính quyền địa phương lại nói dối như chính quyền Quảng Châu.

Trên thực tế, những lời nói dối này của chính quyền rất dễ bị nhìn thấu. Hãy thử tưởng tượng, nếu vắc xin thực sự có hiệu quả, liệu có nên tiếp tục tiêm vắc xin một cách có trật tự khi có dịch bùng phát hay không? Việc dừng vắc xin khẩn cấp phải chăng là vắc xin không những không phòng được bệnh mà còn có thể bị nhiễm bệnh do vi rút bất hoạt trong vắc xin không bị tiêu diệt triệt để?

Nói vắc xin của Trung Quốc kém hiệu quả không phải là không có căn cứ. Nhìn vào điểm xuất phát của làn sóng dịch bệnh này, sân bay Lộc Khẩu ở Nam Kinh, tỷ lệ tiêm chủng của nhân viên sân bay vượt quá 90%. Theo Dương Nghị, một chuyên gia điều trị covid-19 và là Giám đốc Khoa Y tế Chăm sóc Đặc biệt của Bệnh viện Trung Đại, hầu hết các trường hợp này đều đã được tiêm phòng, và chỉ có một trường hợp là thanh niên dưới 18 tuổi chưa được tiêm phòng. Những người đã được tiêm vắc xin vẫn bị lây nhiễm trên diện rộng, thì có thể nói vắc xin đó có hiệu quả không?

Ngoài ra, các ví dụ về trường hợp tử vong do tiêm chủng cũng được tiết lộ. Theo báo cáo của RFA, một người đàn ông 59 tuổi họ Liễu đã chết ở thành phố Trương Gia Cảng sau khi bị cưỡng bức tiêm vắc xin, con trai ông lên mạng cầu cứu thì bị bịt miệng để “duy trì ổn định”.

Có một công nhân nhập cư từ Nam Ninh đã được tiêm vắc xin vào ngày 15 tháng 7 và bị bệnh cùng ngày và được đưa đến Bệnh viện số 2 Nam Ninh để điều trị, và tử vong ngày 7 tháng 8. Vì gia đình không còn nơi nào để cầu cứu, họ chỉ có thể giơ tấm biển trước cổng bệnh viện để kêu oan.

Có rất nhiều sự cố như vậy ở Trung Quốc. Theo một nhân viên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, xác nhận với RFA rằng, thực sự có nhiều trường hợp liên quan đến phản ứng có hại của vắc-xin trong nước. Nhiều người được tiêm vào buổi sáng và nhập viện cấp cứu ICU vào buổi chiều. Tuy nhiên, những điều này không thể có trên bản tin trong nước.

Lọ vắc xin CoronaVac, được phát triển bởi Sinovac Biotech của Trung Quốc, ở Bangkok, vào ngày 24/2/2021. (Lillian Suwanrumpha / AFP qua Getty Images)

Thậm chí có nhiều vụ bê bối về vắc xin Trung Quốc ở nước ngoài. Ở Seychelles, Chile, Bahrain và Mông Cổ, 50% đến 68% dân số đã được chủng ngừa, với mức độ bao phủ vượt quá Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tính đến tháng 6, 4 quốc gia này đều được xếp vào danh sách 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới. Vì 4 nước này chủ yếu tiêm vắc xin phòng bệnh Sinopharm và Sinovac. Tại Hoa Kỳ trong cùng thời kỳ, khoảng 45% dân số đã được chủng ngừa, hầu hết trong số đó được chủng ngừa bởi Pfizer và Moderna. Số trường hợp giảm 94% trong sáu tháng.

Ở Đông Nam Á, Singapore không còn công nhận vắc xin Sinovac của Trung Quốc. Thái Lan thông báo sẽ trộn vắc xin Sinovac và AstraZeneca thay vì tiêm hai mũi vắc xin Sinovac. Đối với những người đã được tiêm hai mũi Sinovac sẽ được tiêm thêm một loại vắc xin khác để tăng cường tác dụng. Indonesia thông báo sẽ tiêm tăng cường thêm Modena cho các nhân viên y tế đã tiêm vắc xin Sinovac. Malaysia cho biết sẽ chuyển sang sử dụng vắc xin Pfizer.

Tại Châu Âu, Thủ tướng Ý Draghi đã công khai tuyên bố rằng, từ kinh nghiệm của Chile cho thấy hiệu quả bảo vệ của vắc-xin Trung Quốc là không đủ. Bộ Nội vụ Đức quy định rằng du khách nước ngoài đến Đức phải hoàn thành hai mũi tiêm chủng COVID-19 trước ít nhất 14 ngày, trong danh mục vắc xin không có vắc xin của Trung Quốc. Giấy thông hành Y tế của Pháp đã mở rộng phạm vi sử dụng và không công nhận vắc xin Trung Quốc. Liên minh châu Âu đưa ra hộ chiếu vắc-xin vào ngày 1 tháng 7, và không công nhận vắc-xin Trung Quốc.

Còn ở Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đang buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc của vi rút và che đậy những thiệt hại do đại dịch gây ra cho thế giới.

Tại sao một loại vắc-xin hoạt động kém hiệu quả trong và ngoài nước lại có thể trở nên phổ biến ở Trung Quốc và hơn 90 quốc gia nghèo nàn, lạc hậu và tham nhũng? Đằng sau là một chữ “Lợi”.

Nhìn qua lịch sử của các nhà sản xuất vắc-xin này ở Trung Quốc, cái nào không liên quan đến lợi ích của gia đình quan chức cấp cao hàng đầu? Nhìn vào chính sách tiêm chủng miễn phí của Trung Quốc, mọi chi phí đều do quỹ bảo hiểm y tế và tài chính nhà nước gánh chịu, điều này giống như thiết lập một kênh giữa kho bạc nhà nước với chính phủ và doanh nhân, để tiền thuế lao động chăm chỉ của người dân liên tục chảy vào túi của chính phủ và doanh nhân.

Trong quá trình này, tham nhũng trong xã hội Trung Quốc diễn ra xuyên suốt từ trên xuống dưới. Viện Sản phẩm Sinh học Vũ Hán, nơi sản xuất vắc-xin cho Sinopharm, đã bị các nạn nhân kiện hai lần và phải trả 71.500 USD tiền bồi thường cho các nạn nhân; Một nơi sản xuất Sinopharm nữa là Viện Sản phẩm Sinh học Trường Xuân hoạt động gắn liền với Công ty Công nghệ Sinh học Trường Sinh - Công ty bán vắc xin phòng dại giả, khiến vô số gia đình bị nạn, bị trừng phạt phá sản và đóng cửa.

Nơi sản xuất vắc xin Sinovac là Công ty Công nghệ Sinh học Khoa Hưng Bắc Kinh (gọi tắt là Sinovac) cũng bị điều tra một vụ bê bối hối lộ. Doãn Vệ Đông, khi đó là Tổng giám đốc, đã trả gần 50.000 USD cho một quan chức phụ trách đánh giá thuốc từ năm 2002 đến năm 2014 để giúp công ty được phê duyệt thuốc. Các quan chức nhận hối lộ đã bị bắt, nhưng Công ty Công nghệ Sinh học Khoa Hưng vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Doãn Vệ Đông hiện là Giám đốc điều hành của công ty.

Có rất nhiều công ty dược phẩm như Sinopharm và Sinovac ở Trung Quốc, nhưng Sinopharm và Sinovac chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vắc xin của Trung Quốc đến từ những công ty như vậy, và chất lượng cũng như tác dụng của vắc xin có thể được hình dung. Điều đáng buồn là người dân Trung Quốc là những người thực sự đau khổ. Nói đi tiêm phòng, là phải tiêm phòng. Nói tiêm cái nào thì phải tiêm cái đó, người dân không có bất kỳ quyền nào để biết, lựa chọn và đưa ra quyết định. Còn về việc người dân chết hay sống sau khi tiêm vắc-xin, thì chỉ có cách tùy theo mệnh Trời mà thôi.

Hiện tại, tác hại của vắc-xin Trung Quốc mới bắt đầu xuất hiện. Theo báo cáo chính thức mới nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, lượng tiêm chủng của Trung Quốc đã đạt 1,8 tỷ liều, và Trung Quốc đã cung cấp hơn 700 triệu liều vắc xin ra nước ngoài, và sẽ tiếp tục cung cấp trong tương lai. Số lượng vắc xin khổng lồ này sẽ mang đến thảm họa gì cho người dân Trung Quốc và người dân thế giới, thực sự là đáng lo ngại.

Thanh Hà
Theo Nhậm Trọng - Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc thay vắc xin mới: Vắc xin Vero cell của Sinopharm và Sinovac không hiệu quả?