Nói rằng ‘tự nguyện’, nhưng đây là cách Trung Quốc tiêm vaccine Covid-19 cho 160 triệu trẻ em

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chính phủ Trung Quốc đã phát động một chiến dịch chống virus “rầm rộ”, đồng nghĩa với việc 160 triệu trẻ em nước này sẽ phải tiêm đủ vaccine Covid-19 vào cuối năm nay.

Sau khi virus viêm phổi Vũ Hán đột biến thành các chủng biến thể Alpha, Beta, Delta và Omicron, cộng đồng quốc tế bắt đầu lo lắng về việc: Liệu vaccine được phát triển cách đây 1 hoặc 2 năm có thể chống cự được các loại virus không ngừng đột biến hay không?

Tuy nhiên, vào thời điểm này, chính quyền Trung Quốc đã phát động một chiến dịch chống virus "rầm rộ", đồng nghĩa với việc vào cuối năm nay, 160 triệu trẻ em ở Trung Quốc sẽ phải chích ngừa vaccine. Động thái này làm dấy lên sự chú ý ngoại giới.

Nhiều nơi ép trẻ đi học phải tiêm vaccine

Vào cuối tháng 10, các chiến dịch chích ngừa vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 3 đến 11 tuổi đã được phát động tại nhiều nơi ở Trung Quốc, họ cho biết sẽ cố gắng hoàn thành liều thứ nhất vào khoảng ngày 20 tháng 11 và hoàn thành việc tiêm chủng trước cuối tháng 12. Theo số liệu của Ủy ban Y tế Trung Quốc, hiện có khoảng 160 triệu trẻ em từ 3 đến 11 tuổi.

Tuy nhiên, theo tờ "Minh Báo” của Hồng Kông, mặc dù chính quyền Trung Quốc cho rằng đây là một phần trong những nỗ lực không ngừng hướng tới “miễn dịch cộng đồng”, nhưng đã có báo cáo ở nhiều nơi Trung Quốc đại lục cho thấy các trường mẫu giáo biến tướng bắt buộc trẻ em phải tiêm vaccine.

Trong số đó, một phụ huynh ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy cho biết một thông báo gần đây của trường mẫu giáo chỉ ra rằng tất cả trẻ em phải được tiêm vaccine trước khi vào nhà trẻ, nếu không sẽ phải ở nhà. Tuy nhiên, cậu con trai 4 tuổi của chị mới được tiêm vaccine bại liệt, theo "Hướng dẫn kỹ thuật tiêm vaccine Covid-19" của Trung Quốc, cần phải sau ít nhất 14 ngày nữa mới có thể tiêm vaccine Covid-19.

Bởi vậy, nhà trường vẫn đề nghị con chị về nhà, cho biết nếu không tiêm thì “không đạt chỉ tiêu”, “bởi vì trường học phải tiêm 100%”. Vị phụ huynh này cũng cho biết, hầu như ngày nào giáo viên cũng gọi điện thuyết phục, nói rằng "đây là nhiệm vụ" và "nếu chị không cho con tiêm, tôi không thể hoàn thành công việc của mình".

Đây không phải là trường hợp duy nhất, còn nhiều tình huống tương tự như vậy. Anh Vưu sống ở một thành phố tại Phúc Kiến cũng cho biết, giữa tháng 11 anh nhận được thông báo từ trường mẫu giáo rằng trẻ em chưa được tiêm phòng thì bố mẹ phải đến đón về. Con trai 3 tuổi của anh buộc phải không được đến lớp trong nhiều ngày.

Cộng đồng quốc tế bắt đầu lo lắng về việc: Liệu vắc-xin được phát triển cách đây 1 hoặc 2 năm có thể chống cự được các loại virus không ngừng đột biến hay không? (Ảnh: Flickr)
Cộng đồng quốc tế bắt đầu lo lắng về việc: Liệu vaccine được phát triển cách đây 1 hoặc 2 năm có thể chống cự được các loại virus không ngừng đột biến hay không? (Ảnh: Flickr)

Một phụ huynh ở Ninh Ba cũng gặp phải vấn đề tương tự. Tờ "The New York Times" cho biết, cậu con trai 3 tuổi của phụ huynh này đột ngột bị cho nghỉ học vì chưa được tiêm ngừa. Theo ảnh chụp màn hình mà phụ huynh này đưa ra, trước đó anh đã nhận được “thông báo khẩn cấp” của nhà trường, trong đó ghi rõ “tất cả các bé chưa được tiêm vaccine Covid-19, mời phụ huynh đến trường đón trẻ về nhà".

Các bậc cha mẹ bất đắc dĩ đi đến bộ phận liên quan để hỏi về sự việc, nhưng chính quyền địa phương phủ nhận việc ban hành thông báo bắt buộc tiêm vaccine. Các bậc phụ huynh tỏ ra tức giận khi chính quyền nói rằng việc này là tự nguyện ở cộng đồng. Tuy nhiên, phụ huynh này cho rằng phải có văn bản ban hành xuống cho các cấp để đẩy mạnh chỉ tiêu, “nếu không tình trạng này sẽ không xảy ra cùng một lúc ở các nơi như vậy".

Cũng có phụ huynh phản ánh rằng, những ngày gần đây sau nhiều lần bị nhà trường thúc giục, chỉ có một số ít phụ huynh vẫn nhất quyết không cho con đi tiêm vaccine. Phụ huynh này lo lắng rằng con mình sẽ bị “phân biệt đối xử” nếu không tiêm vaccine. “Chẳng hạn, một số phụ huynh cho rằng nếu không tiêm vaccine thì không có phiếu hoa hồng, không có phần thưởng. Họ lo lắng rằng việc này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của đứa trẻ".

Một phụ huynh khác ở Thâm Quyến thẳng thắn nói rằng, lý do họ chưa cho con mình tiêm vaccine là họ lo lắng về tác dụng phụ của vaccine. Bà cho biết: "Đất nước chúng ta đã có bao nhiêu phản ứng không tốt sau một cuộc tấn công quy mô lớn?", "Không có phương tiện truyền thông đại chúng để theo dõi báo cáo, hoặc bộ phận nhà nước có liên quan để công khai đối phó với vấn đề này".

Mục tiêu của Trung Quốc là hoàn thành đợt tiêm chủng mới cho 160 triệu trẻ em ở nước này vào cuối năm nay. (Ảnh: Getty)
Mục tiêu của Trung Quốc là hoàn thành đợt tiêm chủng mới cho 160 triệu trẻ em ở nước này vào cuối năm nay. (Ảnh: Getty)

Những vụ bê bối vaccine dấy lên nhiều lo ngại

Mặc dù chính quyền Trung Quốc luôn nhấn mạnh đến tính an toàn và độ tin cậy của vaccine nội địa, nhưng nhiều nguồn tin đã chỉ ra rằng xác thực có sự cố vaccine mất hiệu lực và một số tin tức tiêu cực ở Trung Quốc. Chỉ tính riêng trong 8 năm từ 2010 đến 2018, đã có không dưới 8 sự cố hàng loạt do vaccine giả và độc hại gây ra.

Gây xôn xao dư luận nhất là vaccine phòng dại do Công ty TNHH Công nghệ sinh học Changchun Changsheng sản xuất, khiến hàng trăm nghìn trẻ em gặp nạn. Năm 2018, có thông tin cho rằng trong sự cố vaccine DPT của công ty này, 250.000 vaccine kém chất lượng đã được đưa vào thị trường.

Ngoài ra, năm 2013, 17 trẻ sơ sinh đã tử vong sau khi tiêm vaccine viêm gan B sản xuất tại Trung Quốc. Sau vụ việc, các nhà sản xuất vaccine viêm gan B của Trung Quốc Đại lục là Công ty TNHH Sản phẩm sinh học Kangtai Thâm Quyến, Dalian Hanxin và Beijing Tiantan Biological đều vướng vào làn sóng trẻ sơ sinh tử vong do tiêm vaccine viêm gan B. Tuy nhiên, các nhà chức trách đã nhanh chóng im lặng trước những lời chỉ trích.

Tờ New York Times phân tích rằng từ năm 2018 đến năm 2020, Trung Quốc có ít nhất 59 vụ kiện tham nhũng liên quan đến các công ty vaccine, trong đó 54 vụ liên quan đến hối lộ các quan chức địa phương. Sau khi bùng phát dịch bệnh viêm phổi ở Vũ Hán, trong số các công ty dược phẩm Trung Quốc bước vào giai đoạn ba của đợt thử nghiệm vaccine, ngoài "Tập đoàn Sinopharm" của Trung Quốc, thì Viện Sản phẩm Sinh học Vũ Hán và Công ty Công nghệ Sinh học Kexing cũng dính vào các vụ bê bối vaccine.

Tại một hội nghị vào hồi tháng 12 năm ngoái, ông Trương Văn Hoành (Zhang Wenhong), Giám đốc Khoa truyền nhiễm tại Bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, đã nói một câu khiến mọi người không khỏi suy nghĩ.

Ông nói: “Dù có 10% người tiêm vaccine hay 20% người tiêm vaccine cũng không sao, thực ra chúng ta cũng không vội”; “Ai phải tiêm trước? Cá nhân tôi cho rằng, hiện tại thì cán bộ lãnh đạo phải tiêm trước”.

Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay, nhưng lại chưa bao giờ thấy có vị lãnh đạo cấp cao nào của Đảng Cộng sản Trung Quốc đi đầu trong việc chích ngừa vaccine Trung Quốc.

Lý Tuệ
Theo Vision Times

 



BÀI CHỌN LỌC

Nói rằng ‘tự nguyện’, nhưng đây là cách Trung Quốc tiêm vaccine Covid-19 cho 160 triệu trẻ em