‘Tướng do tâm sinh, bệnh theo tâm chuyển”, tất cả các bệnh đều từ tâm của bạn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tâm phiền thì thân mệt mỏi, tâm thanh thản thì bách bệnh tiêu tan. Một triết gia từng nói: “Mọi thứ bạn có đều là kết quả của nội tâm”.

Thế giới bên ngoài phản chiếu nội tâm, cơ thể là biểu hiện của tâm hồn. Tâm vui thì tinh thần sảng khoái, cơ thể khỏe mạnh, tâm phiền muộn thì tinh thần sa sút, sinh ra đủ các loại bệnh. Tất cả các bệnh thực sự là từ nội tâm của bạn!

Tướng do tâm sinh, bệnh theo tâm chuyển

Trong “Hoàng Đế Nội Kinh” có viết: “Tâm là chủ của 6 tạng, phiền muộn bi ai làm cho tâm động, tâm động khiến lục phủ ngũ tạng đều động”.

Tâm là gốc của vạn vật và là nền tảng của thân thể. Nếu tâm không đủ vững vàng, bị cuốn theo cảm xúc tiêu cực, sẽ nguy hại đến sức khỏe, sinh bệnh.

Vào thời nhà Đường, có một vị tướng tên là Lý Đạt. Ông dẫn quân đi chưa được bao lâu, thì mẹ ông lâm bệnh.

Người vợ rất lo lắng, mời nhiều thầy thuốc nổi tiếng, kê nhiều đơn thuốc nhưng tình trạng của bà ngày một nặng hơn, dường như thời gian không còn nhiều.

Một ngày nọ, một Đạo sĩ đi ngang qua nghe biết chuyện, liền nói với bà lão: "Trên đường trở về, tôi đã nhìn thấy đoàn quân của Lý tướng quân. Chẳng mấy chốc, Lý tướng quân sẽ bình an trở về”.

Nghe xong, bà cụ mừng lắm, có thể xuống giường đi lại được, vài ngày bệnh tình bình phục. Thì ra sau khi con trai đi, bà vẫn luôn lo lắng không yên, sợ con xảy ra chuyện. Nghe tin con trai bình an vô sự, thấy an lòng, bệnh tật tự nhiên biến mất.

Inamori Kazuo - cựu Tổng giám đốc Hàng không Nhật Bản, đã nói: “Mọi thứ trong cuộc sống đều bị nam châm trong nội tâm bạn thu hút, và bệnh tật cũng không ngoại lệ”.

Những cảm xúc tiêu cực tạo ra một trường năng lượng tiêu cực, thu hút những điều xấu xảy ra. Thay đổi tâm lý và thay đổi năng lượng sẽ mang lại may mắn.

Trong "Đạo Đức Kinh - Chương 12" có một câu nói rằng: "Phi ngựa săn bắn ngoài đồng, khiến tâm người ta phát cuồng; của hiếm khiến người ta có hành vi bất chính".

Quá theo đuổi thú vui khiến con người đánh mất chính mình, ham mê tài sản quá mức khiến con người mệt mỏi về thể chất và tinh thần. Nếu một người bị mắc kẹt bởi các vật chất bên ngoài, sẽ bị lạc lối, nội tâm trở nên hỗn loạn, bệnh tật từ đó mà xuất hiện.

Ngày xửa ngày xưa, có một người nông dân trong lúc làm ruộng đã phát hiện ra một mỏ vàng. Từ đó ông suốt ngày rượu chè vui chơi, nửa năm sau vợ thấy ông tiều tuỵ, sa sút tinh thần, bèn hỏi ông rằng: “Chúng ta không lo cơm ăn áo mặc, vậy thì có gì phải lo?”

Người nông dân thở dài nói: “Trước kia sau khi cày cấy thu hoạch, tôi phơi nắng trong sân phơi thóc, và cảm thấy hạnh phúc, bây giờ tôi cả ngày lo lắng, nếu mỏ vàng không còn nữa thì làm thế nào?"

Sau đó, quả thực mỏ vàng đã bị chính quyền tịch thu, người nông dân mất mỏ vàng, ngày ngày đi làm đồng và tinh thần khá lên.

Trái tim của chúng ta giống như một thùng chứa. Nếu nó chứa đầy những rắc rối và bị chiếm giữ bởi những ham muốn, sẽ không có chỗ cho hạnh phúc.

Người xưa thường nói: “Bớt ham muốn thấy nhẹ lòng”.

Theo đuổi vật chất là bản năng của con người. Nếu mê đắm nó quá nhiều, sẽ trở nên lo lắng về những được mất, quên đi ý định ban đầu của mình, rơi vào mê lầm và đau khổ.

Mọi thứ trên thế giới, đều ở đây để giúp chúng ta tu luyện, lựa chọn và sử dụng chúng một cách hợp lý là điều khôn ngoan.

"Trang Tử - Nhân giới" nói: "Phòng trống màu trắng, điềm dừng tốt lành". Khi căn phòng trống rỗng, ánh sáng có thể chiếu vào; khi trái tim trong sáng, những điều tốt đẹp có thể xuất hiện.

Có người hỏi Đạo sĩ trăm tuổi Trương Chí Thuận: "Tại sao ngày càng có nhiều người mắc bệnh?"

Đạo sĩ nói: “Người đời nay luôn nghĩ nhiều, phiền muộn, không nghỉ ngơi lúc nào, thân thể chống đỡ không nổi”.

Có người lại hỏi: “Có công thức bí mật nào để giữ gìn sức khỏe tốt không?”

Đạo sĩ cười nói: "Cực kỳ đơn giản. Đói thì ăn, khát thì uống, buồn ngủ thì ngủ". Đương nhiên, càng suy nghĩ càng hỗn loạn, càng lo lắng lại càng khó tĩnh tâm.

Người sống thấu triệt hiểu rằng trên đời không có gì là không thể, điều khiến con người đau khổ không phải bản thân vật chất mà chính là suy nghĩ của chính mình. Dưỡng sinh tốt nhất là tâm, tu thân tốt nhất là tu tâm.

Nắm được bí quyết dưỡng sinh sẽ hiểu được cách thức vận hành của cơ thể, từ đó thấu hiểu được nguyên do vì sao sức khoẻ suy yếu và cách phòng tránh chúng.
Trên đời không có gì quan trọng hơn sức khỏe. (Shutterstock)

"Đạo đức kinh - chương 44" có viết: "Danh dữ thân thục thân? Thân dữ hóa thục đa? Đắc dữ vong thục bệnh?"

Nghĩa là: Danh tiếng và thân thể (sinh mệnh) thì cái nào thân thiết hơn? Thân thể (sinh mệnh) và của cải thì cái nào quý giá hơn? Có được và mất đi thì cái nào có hại hơn?"

Thay vì lo lắng và sợ hãi, tốt hơn hết là nên học cách buông bỏ, để lòng trống rỗng và làm phép trừ cho cuộc đời. Chỉ khi nào trong tâm không có vướng bận thì mới có thể xa lìa bệnh tật và hết mọi bệnh tật.

Trong đời người ai cũng sẽ phải đối mặt với bệnh tật, sớm hay muộn, ít hay nhiều. Bệnh tật không có gì đáng sợ, nó nhắc nhở chúng ta phải chú ý đến tâm mình, khi tâm lắng xuống thì cơ thể sẽ tự nhiên hồi phục.

Trong "Hoàng đế nội kinh" có viết: "Chí nhàn nhã và ham muốn ít, tâm an lạc không sợ hãi, thân thể lao động mà không mệt mỏi, hơi thở thuận theo, ai cũng theo ý mình, ai cũng được ý mình”.

Giữ vững nội tâm, không sợ hãi, không lo lắng, không hoang mang. Thật bình tĩnh, trông thật hạnh phúc. Những điều tốt đẹp sẽ đến và cuộc sống sẽ diễn ra suôn sẻ.

Theo Vương Hòa - Aboluowang
Ngọc Liên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

‘Tướng do tâm sinh, bệnh theo tâm chuyển”, tất cả các bệnh đều từ tâm của bạn