Văn hóa hàng nhái của Trung Quốc bị sinh viên nước ngoài chế giễu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sinh viên nước ngoài đã có màn chế giễu văn hóa hàng nhái của Trung Quốc, khi họ sử dụng từ “China” làm từ trái nghĩa với “Original” (nguyên bản) trong bài tập của mình, điều này có nghĩa là “China” và “hàng nhái” được đánh đồng cùng một nghĩa.

Chúng ta đều biết đến Trung Quốc là một xưởng gia công lớn nhất thế giới. Nếu đến những thành phố trung tâm buôn bán như Quảng Châu, Quảng Tây… người ta có thể tìm thấy bất cứ mặt hàng nào trên thế giới đều được làm nhái với các mức độ khác nhau tại đây.

Đại lục dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trở thành một quốc gia chuyên đi ăn cắp và sao chép. Văn hóa sao chép gần như có mặt ở tất cả các lĩnh vực, từ nhu yếu phẩm hàng ngày, công nghệ, vũ khí… thậm chí có trường hợp “bản gốc kiện bản nhái” vì vi phạm bản quyền, nhưng kết quả lại... thua kiện.

Vì thế mới có câu chuyện dở khóc dở cười như sau. Susanta Nanda, một nhân viên của Sở Lâm nghiệp Ấn Độ, đã chia sẻ một bức ảnh trên Twitter vào ngày 17/10/2020 với dòng tweet có nội dung: "Ai đúng, giáo viên hay học sinh?"

Ảnh này chụp lại một trang từ bài tập về nhà bằng tiếng Anh của một học sinh. Chủ đề là ngữ pháp tiếng Anh. Bài tập yêu cầu học sinh viết các từ trái nghĩa của các từ: Từ trái nghĩa của từ thứ nhất “Good” (tốt) là “Bad” (xấu); và từ thứ hai “Black” (đen) là “White” (trắng), học sinh làm đúng.

Nhưng đối với từ "Original" (nguyên bản), câu trả lời của học sinh viết là "China"; và giáo viên đã khoanh tròn (cho rằng trả lời sai) và ghi câu trả lời đúng là “Artificial” (nhân tạo).

Động thái sửa lại câu trả lời của người giáo viên đã làm dấy lên cuộc thảo luận của cư dân mạng Ấn Độ. Họ thảo luận xem câu trả lời nào là đúng trong trường hợp này. Trong bối cảnh mối quan hệ Trung - Ấn đang căng thẳng, có lẽ sẽ có không ít những lời châm biếm dành cho Trung Quốc.

Cư dân mạng cho rằng người học sinh này đã đúng, vì từ trái nghĩa “mới” của từ “Original” (nguyên bản) chính là “China”.

Một người khác cho rằng cô giáo đã sai rồi, từ trái nghĩa ở đây nên là “Fake” (giả mạo), còn trái nghĩa với “Artificial” (nhân tạo) nên là “Nature” (thiên nhiên).

Nickname AttulV và Hmeti4 có cùng quan điểm, nói: “Học sinh này đưa ra câu trả lời theo thực tế, còn giáo viên trả lời trên sách vở”.

Một người khác thì lại cho rằng: “Tôi thấy rằng cả hai cùng sai. Từ trái nghĩa nên là ‘hàng nhái’, vì Trung Quốc rất giỏi trong việc sao chép”.

Nickname Acharya280702 nhận định: “Giáo viên thì đưa ra câu trả lời đúng, nhưng cậu học sinh thì trả lời thông minh”.

Một dân mạng khác cho rằng: “Trong thời đại của virus ĐCSTQ (bệnh viêm phổi Vũ Hán), thì hẳn là cô giáo viên kia đã sai!”.

Từ Tịnh

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Văn hóa hàng nhái của Trung Quốc bị sinh viên nước ngoài chế giễu