Văn minh tiền sử: Những trận hồng thủy kinh hoàng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Từ những ghi chép trên khắp thế giới, chúng ta có thể kết luận rằng con người đã từng trải qua những thảm họa lũ lụt tàn khốc vào thời cổ đại. Một ký ức được phối hợp chính xác như vậy không thể là một huyền thoại được tạo ra một cách ngẫu nhiên, vì vậy những huyền thoại lũ lụt này thực sự đang thể hiện cùng một sự thật lịch sử. Ngoài ra, những sự thật được gọi là huyền thoại này giữ lại là gì?

Truyền thuyết trận hồng thủy của người Sumer

Người Sumer là một quốc gia cổ đại ở Trung Đông vào năm 3000 trước Công nguyên, một số lượng lớn các phiến đất sét hình nêm của người Sumer đã được khai quật từ khu vực sa mạc của Iraq hiện đại, ghi lại những huyền thoại và truyền thuyết về Lưỡng Hà. Vào thời cổ đại, địa cầu từng phát sinh một trận đại hồng thủy kinh thiên động địa. Trên tấm đất sét có ghi chép vô cùng thần kỳ:

Vào thời xa xưa có bốn vị thần cùng nhau cai trị trái đất: Thần Thương Thiên, Thần Hộ Pháp, Nữ thần Chiến tranh và Tình yêu, và Thủy Thần. Trong số đó, Thủy Thần quan tâm nhất đến con người và là vị Thần bảo trợ của con người.

Vào thời điểm đó, trái đất rất đông dân cư, con người không ngừng sinh sản và thế giới đầy tiếng ồn ào, giống như tiếng gầm của bò rừng, lớn đến mức các vị Thần không thể ngủ được. Khi vị Thần Hộ Pháp vĩ đại nghe thấy tiếng ồn ào náo động dưới nhân gian, Ngài đến chỗ các chư Thần ngồi rồi nói: “Tiếng ồn của con người thực sự rất chói tai, và nó khiến chúng ta không yên”. Vì vậy, các vị Thần quyết định tiêu diệt loài người.

Thủy Thần thương xót thế nhân, Ngài đến hoàng cung, đứng bên ngoài bức tường lau sậy và nói với quốc Vương trong cung rằng: Trên thế gian sắp xảy ra đại nạn, vua phải nhanh chóng đóng một chiếc thuyền để cứu sống gia đình mình. Thủy Thần nói: "Hãy phá hủy nhà cửa của ngươi, hãy đóng một chiếc thuyền, vứt bỏ tất cả tài sản của ngươi và hãy chạy trốn! Đừng bám víu vào vật chất thế gian, điều quan trọng là phải cứu lấy linh hồn của ngươi... Hãy nhanh chóng phá bỏ ngôi nhà, chiểu theo một kích thước nhất định, đóng một chiếc thuyền có chiều dài và chiều rộng tương ứng. Bên trong thuyền chứa những hạt giống của mọi sinh vật trên trái đất”.

Quốc Vương không dám lơ ​​là, liền cho đóng một chiếc thuyền lớn. Sau đó di chuyển tất cả các vật phẩm lên thuyền, đồng thời cất giữ hạt giống của tất cả các sinh vật bên trong thuyền. Sau khi cả nhà lên thuyền, họ mang theo gia súc, ngựa, các loại gia súc khác và thợ thủ công từ mọi tầng lớp xã hội lên thuyền...

Ngày đó cuối cùng cũng đến. Khi bình minh ló dạng, một đám mây đen xuất hiện trên bầu trời, Thần Bão tố phi ngựa và sấm sét nổ tung biến ngày thành đêm. Liên tiếp sáu ngày sáu đêm, bão táp cùng hồng thủy đồng thời gầm thét, sóng dữ cuồn cuộn, hồng thủy tràn ngập khắp thiên hạ. Rạng sáng ngày thứ bảy, bão cuối cùng cũng lắng xuống, biển dần yên tĩnh, nước lũ bắt đầu rút. Nhìn vào sự im lìm chết chóc, biển trải dài ngút tầm mắt, phẳng lặng. Tất cả các sinh vật trên trái đất đều bị chôn vùi trong nước... phóng tầm mắt ra xa là một vùng nước trắng xóa mênh mông...

Cách đó khoảng bốn mươi dặm, một ngọn núi cao sừng sững trong nước. Thuyền trôi qua mắc cạn bên sườn núi. Nhà vua buộc thuyền chặt vào núi Nisir... Sáng ngày thứ bảy, nhà vua mở lồng và thả một con chim bồ câu, nó lượn lờ trên mặt nước một lúc, nhưng không tìm thấy một cái cây nào có thể ở được, và bay trở lại thuyền. Nhà vua lại thả một con én khác, nhưng nó không tìm được chỗ ở nên đành phải bay về. Nhà vua lại thả một con quạ khác, nó mừng rỡ cất tiếng kêu khi thấy nước rút, bay tứ tung tìm thức ăn rồi chớp mắt biến mất không tung tích.

Điều gây sốc là những ghi chép này không phải là những ghi chép duy nhất được lưu truyền từ thời Sumer cổ đại, mà còn có những câu chuyện tương tự trong những tấm đất sét khác được khai quật ở Iraq, và một số trong số chúng đã gần 5.000 năm tuổi.

Năm 1922, Sir Leonard Woolley, một nhà khảo cổ học người Anh, bắt đầu điều tra và khai quật sa mạc Lưỡng Hà giữa Baghdad và Vịnh Ba Tư, đồng thời phát hiện ra tàn tích của thành phố Ur cổ đại của người Sumer, đồng thời phát hiện ra những ngôi mộ hoàng gia của thành phố. Bên dưới ngôi mộ, Woolley và các trợ lý của ông đã phát hiện ra một lớp đất sét sạch dày hơn hai mét. Lớp đất sét sạch dày hai mét này từ đâu mà có, qua phân tích, nghiên cứu về lớp đất sét cho thấy lớp đất sét sạch này là do phù sa do lũ lụt bồi đắp. Từ đó, có thể kết luận rằng trước khi con người sử dụng những phiến đất sét để ghi chép lịch sử, khu vực này đã từng xảy ra một trận lũ lụt lớn, đủ sức hủy diệt nền văn minh Sumer, thậm chí là toàn bộ nền văn minh nhân loại.

Hồng thủy trong Kinh Thánh

Trong Kinh thánh có ghi chép rất rõ ràng về câu chuyện Thần thoại này:

Đức Chúa Trời Giê-hô-va thấy tội lỗi của loài người ngày càng nặng, suốt ngày chỉ nghĩ đến những điều xấu xa, nên hối hận vì đã tạo ra con người, nên Ngài phán : “Ta sẽ quét sạch khỏi mặt đất loài người mà ta đã tạo ra, con người và dã thú, loài bò sát và chim trời, Ta hối hận vì đã tạo ra chúng”.

Nhưng lúc bấy giờ có một người rất tốt bụng tên là Nô-ê, người có ba người con trai, Giê-hô-va nói với ông: “Ngươi phải đóng một con tàu bằng gỗ gopher, đóng từng cái một và bôi nhựa thông bên ngoài."

Ngài nói với Nô-ê cách đóng tàu, và rồi nói: "Ta sẽ khiến nước lụt tràn ngập trái đất và hủy diệt thế giới, mọi sinh vật bằng xương bằng thịt và hơi thở trên trái sẽ chết. Nhưng ta sẽ lập một giao ước với ngươi rằng, ngươi và vợ, các con trai và con dâu sẽ vào trong tàu. Hãy đưa những đại diện của các muôn thú vào trong tàu, mỗi loài một đực một cái, ngươi phải đem chúng vào tàu, thì ngươi mới cứu được mạng sống mình.”

undefined
Con thuyền Nô-ê. (Miền công cộng)

Nô-ê làm y như lời Đức Chúa truyền. Sau bảy ngày, nước bắt đầu tràn ngập, các suối của vực sâu mở ra, các cửa sổ trên trời cũng mở ra. Mưa rơi suốt 40 ngày đêm, và nước cấp độ ngày càng cao hơn, bao phủ tất cả các ngọn núi trên thế giới, và tất cả sự sống bị xóa sổ khỏi trái đất, và nước kéo dài 150 ngày. Sau đó, nước rút đi và con tàu dừng lại trên núi Ararat. Rồi đỉnh núi hiện ra, mấy tháng sau mặt đất khô cạn. Đức Giê-hô-va yêu cầu Nô-ê và gia đình ông ra khỏi tàu, đồng thời dẫn dắt tất cả các cặp sinh vật bắt đầu sinh sản trên trái đất sau thảm họa.

Đại hồng thủy trong thần thoại Hy Lạp

Trong thần thoại Hy Lạp, cũng có một truyền thuyết như vậy:

Thần Zeus, vị Thiên Đế cai trị trái đất, thấy loài người ngày càng trở nên tàn ác và vô độ, lòng dạ nham hiểm, mạnh được yếu thua, công lý và lễ nghĩa đang dần rời xa con người, nên Ngài nói: “Con người là nguồn gốc của tai họa trên thế giới. Nếu ta thông cảm cho họ và để họ vui vẻ, họ sẽ sinh sôi nảy nở ngay lập tức và trở nên kiêu ngạo; nếu ta trừng phạt họ và để họ chịu một chút tai họa, họ chắc chắn sẽ tự kiềm chế, nhưng họ sẽ thoái hóa ngay lập tức và làm mọi điều ác, vì vậy, tốt hơn là nên loại bỏ tất cả họ cùng một lúc”.

Ngài triệu tập một cuộc họp của các vị Thần, và cuối cùng quyết định tạo một trận mưa to để tạo ra lũ lụt và nhấn chìm con người. Thần Prometheus, người bị trừng phạt vì ăn cắp lửa của con người, có một người con trai tên là Deucalion đang sống cùng con người trên thế giới, Deucalion hết lần này đến lần khác khuyên con người làm điều tốt để tránh bị Chúa trừng phạt.

Một ngày nọ, Deucalion đến thăm cha mình trên đỉnh Olympus, Prometheus nói với anh: "Thiên Đế Zeus sẽ sớm nhấn chìm cả nhân loại bằng một trận đại hồng thủy. Con phải chuẩn bị để thoát thân".

Sau khi xuống núi, Deucalion lập tức đóng một chiếc thuyền chắc chắn và chất những thứ cần thiết cho cuộc sống lên thuyền để lánh nạn. Quả nhiên, không đến mấy ngày, mưa to từ trên trời giáng xuống, mấy tháng sau, đại hồng thủy tràn ngập toàn bộ đại địa, ngay cả núi non cũng tràn ngập nước.

Vài tháng sau, trời tạnh mưa, thuyền của Deucalion trôi đến đỉnh núi Parnassus, chẳng mấy chốc nước rút, mặt đất lại xuất hiện, nhưng mắt chỉ nhìn thấy một khoảng không mênh mông, anh chỉ còn biết cầu nguyện Thượng Đế chỉ dẫn. Thượng Đế nói: "Hãy che đầu lại, đi lên sườn núi, nhặt xương của mẹ mình ném lại phía sau".

Họ đoán rằng mẹ là đất, xương mẹ là đá nên họ nhặt đá ném trở lại, và một điều kỳ diệu đã xảy ra, thứ mà Deucalion ném biến thành một người đàn ông, và những thứ mà vợ anh ném biến thành phụ nữ và con người lại xuất hiện trên trái đất.

Đại hồng thủy trong truyền thuyết Trung Quốc

Trước khi nói về trận Đại Hồng Thủy ở Trung Quốc, phải kể về Nữ Oa, tương truyền rằng từ khi khai thiên lập địa, không có con người, Nữ Oa tạo ra con gà vào ngày đầu tiên của tháng, tạo ra chó vào ngày thứ hai, dê vào ngày thứ ba, lợn vào ngày thứ tư, và ngựa vào ngày thứ sáu. Vào ngày mồng bảy, Nữ Oa dùng hoàng thổ và nước để làm những bức tượng nhỏ bằng đất sét mô phỏng lại hình dạng của chính mình.

Bà làm hết mẻ này đến mẻ khác, nhưng cảm thấy rằng chậm quá, bà lấy một sợi dây rồi nhúng xuống bùn đất, khi Bà đứng dậy, từng chút bùn rơi xuống đất và tất cả đều biến thành người. Những người giàu có và quyền quý được tạo ra từ hoàng thổ, những người nghèo khổ thấp hèn là bùn từ sợi dây rớt xuống mà sinh ra. Để cho con người mãi mãi nối dõi dòng giống, bà đã lập ra nghi lễ kết hôn, để con người có thể nối dõi tông đường bằng chính sức lực của mình. (Thái Bình ngự lãm).

Theo thần thoại Trung Hoa, sau khi Cộng Công đụng gãy cột chống trời Bất Chu Sơn nâng đỡ bầu trời, sóng cuồn cuộn ngập trời, Nữ Oa vội vàng nung đá ngũ sắc để vá trời.

Nói đến trận đại hồng thuỷ đầu tiên trong Thần thoại Trung Quốc là nói đến trận chiến giữa Cộng Công và Chúc Dung. Khi Cộng Công bị đánh bại, đâm sầm vào Bất Chu Sơn. Không ngờ núi Bất Chu là một cây cột chống trời, sau khi Cộng Công đánh trúng, nó bị gãy, nửa bầu trời sụp đổ, nước phun ra, sóng cuồn cuộn tràn ngập đại địa, tạo thành một đại dương mênh mông, loài người không có thể tồn tại trong tình trạng này.

Thấy thảm họa thảm khốc này, Nữ Oa, đã nung đá ngũ sắc để vá trời, chặt bốn chân của một con rùa lớn làm cột chống đỡ bốn phương, giết rồng đen để giải cứu Ký Châu, dùng tro của cây lau để ngăn lũ. Giềng mối trời đất đã sửa xong, bốn phương yên bình, nước cạn, trời đất được lập lại, người hiền lương sẽ trường tồn.

Nữ Oa tạo ra con người
Theo truyền thuyết, Nữ Oa dùng đất tạo ra con người. (The Epoch Times)

Mặc dù câu chuyện cổ tích này không nói rõ đạo đức của nhân loại khi đó đang bại hoại như những câu chuyện khác, nhưng nó cũng nói với mọi người rằng chỉ có những người tử tế mới có thể bước vào kỷ nguyên tiếp theo của lịch sử.

Một truyền thuyết về đại hồng thủy khác xảy ra vào thời Đế Nghiêu, trong "Kinh thư" nói rằng Cổn (cha của Đại Vũ) đã mất 9 năm để trị thủy, và "Sử ký - Hạ bản kỷ” nói rằng, Đế Vũ đã trị thủy suốt 13 năm, và trận hồng thủy này kéo dài hơn 22 năm. Lúc bấy giờ đất rộng, nhiều nơi không có người ở. Trong “Kinh Thư” phần “Nghiêu điển” có chép rằng: "Nước chảy cuồn cuộn, Hoài Sơn và Tương Lăng nước lớn bao la lên tận trời".

Có thể thấy rằng lũ lớn tàn phá đất đai, và người dân lâm vào cảnh khốn cùng. Lúc đầu, Cổn được cử đi đối phó với lũ lụt, nhưng ông đã sử dụng phương pháp xây đê để chặn lũ, nhưng những con đê đập này cũng không có hiệu quả. Lũ lụt liên tục dâng lên và phá vỡ các con đê hết lần này tới lần khác, sau chín năm, không đạt được gì.

Sau này, Đế Thuấn cử con trai của Cổn là Vũ đi kiểm soát lũ lụt. Trước khi kiểm soát nước, Thần Sông đưa cho Vũ bản đồ trị thủy của khu vực. Ông đã tìm những chỗ bị tắc rồi đào núi, khơi thông, cuối cùng đã thành công, lũ rút, giải trừ được nỗi khổ của người dân, và giành được tình cảm yêu mến của người dân. Sau này Đại Vũ được Đế Thuấn nhường ngôi cho.

Đại hồng thủy của các dân tộc khác

Câu chuyện sự tích Hồ Ba Bể của Việt Nam cũng nói về đại hồng thủy. Vùng Nam Mẫu, Bắc Kạn mở hội cầu Phật. Thần Giao long hóa thành một bà già ăn mày ghẻ lở đi dự hội cầu Phật. Mọi người đều ghê sợ và xua đổi bà lão ăn mày, chỉ có hai mẹ con bà góa cho bà ăn mày ăn và ngủ nhờ. Bà lão ăn mày bèn nói cho hai mẹ con bà góa biết sắp có đại hồng thủy, và đưa cho họ 2 vỏ trấu để làm việc thiện, và một nắm tro để rải xung quanh ngôi nhà của mình. Tối hôm đó, bỗng nước từ lòng đất phun lên, nhấn chìm cả vùng, chỉ có khu đất nhà bà góa không bị chìm trong nước. Nghe lời bà lão ăn mày, hai mẹ con thả 2 vỏ trấu xuống nước, chúng biến thành 2 chiếc thuyền. Hai mẹ con chèo thuyền đi cứu người. Khu đất nhà bà góa chính là Gò Bà Góa ở giữa Hồ Ba Bể ngày nay.

undefined
Hồ Ba Bể, Việt Nam. (Wikipedia)

Có một truyền thuyết ở Ấn Độ kể rằng một tu sĩ khổ hạnh tên là Manu đã tình cờ cứu được một con cá nhỏ khi đang tắm ở sông Hằng. Cá nhỏ nói với anh ấy rằng trận lụt mùa hè này sẽ tiêu diệt tất cả các sinh vật sống, vì vậy Manu nên chuẩn bị sẵn sàng. Khi lũ đến, chú cá nhỏ đã kéo chiếc thuyền lớn của Manu đến nơi an toàn. Kể từ đó, hậu duệ của Manu ngày càng đông và trở thành thủy tổ của người da đỏ, cuốn sách "Manu Pháp điển" cũng do ông lưu truyền đến ngày nay.

Theo Thần thoại Babylon, Thần Bel nổi giận với thế giới và quyết định giáng một trận lụt để tiêu diệt loài người. Thần Ea đã dặn một ông già ở cửa sông chọn một chiếc thuyền và chuẩn bị mọi thứ... Trời mưa to suốt bảy ngày, và chỉ có những ngọn núi nhô lên khỏi mặt nước.

undefined
Con dấu thời vua Akkad (năm 2200 TCN)vẽ hình Thần Ea và trâu sừng dài. (Wikipedia)

Hầu như không có quốc gia nào trong số hơn 130 quốc gia da đỏ ở châu Mỹ không có một câu chuyện Thần thoại với chủ đề về trận Đại Hồng Thủy. Tài liệu cổ của Mexico "Chimal Popoca Illustrated Text Book" có nói: "Trời và đất gần chạm nhau, trong vòng một ngày, muôn người diệt vong, núi non cũng chìm trong nước lũ...";

Sách Thánh Maya ghi lại: "Đây là một thảm họa tàn khốc...một trận lụt lớn...mọi người bị chết đuối trong cơn mưa xối xả từ trên trời rơi xuống".

Trong số các bộ lạc địa phương của Quần đảo Polynesia ở Châu Đại Dương, có những truyền thuyết về trận lụt lớn, và thậm chí pha lẫn với những ký ức về sự trỗi dậy đột ngột của đại dương.

Nhà dân tộc học người Anh Fraser đã từng chỉ ra: Trong số hơn 130 chủng tộc người da đỏ ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ, không có chủng tộc nào không có truyền thuyết về chủ đề đại hồng thủy.

Từ những ghi chép trên khắp thế giới, chúng ta có thể kết luận rằng con người đã từng trải qua những thảm họa lũ lụt tàn khốc vào thời cổ đại. Một ký ức được phối hợp chính xác như vậy không thể là một huyền thoại được tạo ra một cách ngẫu nhiên, vì vậy những huyền thoại lũ lụt này thực sự đang thể hiện cùng một sự thật lịch sử. Ngoài ra, những sự thật được gọi là huyền thoại này giữ lại là gì?

Ngày nay người ta thường liên tưởng đến từ “mê tín dị đoan” khi nghe đến “Thần thoại”, “sự tích”. Tuy nhiên, nếu bạn sẵn sàng nghĩ về vấn đề từ một góc độ khác, bạn có thể hiểu sâu hơn. Mọi người thử nghĩ xem, tại sao thời cổ đại có thể kể ra những câu chuyện Thần thoại kỳ diệu như vậy, tại sao trên toàn thế giới lại có những ghi chép tương tự như vậy? Huống chi thời đó không có điện thoại, đài phát thanh, liên lạc giữa các làng đều phải dựa vào nhân lực, huống chi là liên lạc xuyên lục địa. Thông tin liên lạc đường dài hầu như không thể vào thời điểm đó, vậy tại sao mọi người sống rải rác trên khắp thế giới lại có những huyền thoại và truyền thuyết tương tự như vậy?

Có thể là: Con người đã từng trải qua một trận lụt tàn khốc vào thời cổ đại. Các chủng tộc khác nhau phân tán khắp nơi trên thế giới, và một khi thảm họa kinh hoàng qua đi, con người đã tái lập nền văn minh.

Hãy nghĩ về số ít tổ tiên loài người còn sống sót sau thảm họa, họ đã tận mắt chứng kiến ​​​​sự hủy diệt của loài người, và họ sẽ ghi lại cảnh tượng đó với trái tim nặng trĩu, điều họ hy vọng nhất là thế hệ tương lai có thể rút kinh nghiệm. Được ghi chép và lưu truyền bằng chữ viết chính thống, đây hẳn là một trải nghiệm và bài học đau xót!

Những lời của những tổ tiên là muốn nói với chúng ta điều gì?

Xem xét một cách toàn diện các mô tả của các dân tộc khác nhau, chúng ta thấy rằng nguyên nhân chính của trận đại hồng thủy này là do con người đã trở nên đồi bại về đạo đức và đánh mất bản chất tốt đẹp của mình, vì vậy, Thiên Chúa đã gửi một trận lụt lớn để quét sạch loài người, và chỉ một số rất nhỏ những người tử tế sống sót. Những người sống sót này đều là được các vị Thần trực tiếp cảnh báo về thảm họa, lý do chung của số ít người được cứu là họ tin vào Chúa và hành động theo Chúa.

Do đó, mặc dù nhiều di tích cổ đại minh họa cho sự phát triển của nền văn minh hoặc công nghệ của con người thời tiền sử, nhưng những gì để lại cho thế hệ tương lai không phải là những phương pháp và công nghệ này, mà là tất cả những câu truyện Thần thoại. Không khó để chúng ta hình dung: Sau những bài học đau thương, loài người hiểu rõ rằng nền văn minh vật chất dù có phát triển đến đâu cũng không thể đánh bại được thiên tai, thảm họa. Bởi vậy, đối với nhiều tộc người còn sót lại, điều mà tổ tiên muốn nhắn nhủ với con cháu chính là bài học của trận Đại Hồng Thủy rằng: con người muốn sống hạnh phúc thì trước hết phải coi trọng đức hạnh. Nhưng con cháu chúng ta đời sau lại coi những bài học ấy như một câu chuyện truyền thuyết. Bởi vì nền khoa học mà chúng ta đang phát triển hiện nay không công nhận sự tồn tại của "Thần".

Từ những ghi chép của người cổ đại, con người hiện đại chúng ta cần phải suy ngẫm: Khoa học công nghệ vô cùng phát triển khiến đời sống vật chất của con người ngày càng nâng cao, nhưng liệu chúng ta đang dần đánh mất bản chất tốt đẹp của con người? Chúng ta cũng không ghi nhớ những bài học của lịch sử mà đi theo vết xe đổ của người xưa. Nó rất nguy hiểm phải không?

Lý Đông Kỳ - Aboluowang
Lý Ngọc biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Văn minh tiền sử: Những trận hồng thủy kinh hoàng