Vệ sinh và làm đẹp - Người cổ đại giống và khác chúng ta ngày nay như thế nào

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chúng ta thường thấy những chiến binh máu me, nông dân lấm lem, mồ hôi lã chã trong các bộ phim sử thi, nhưng lại chẳng mấy khi thấy người xưa có thói quen vệ sinh...

Nhiều người cho rằng người cổ đại là thiếu vệ sinh và không mấy sạch sẽ, điều đó không chính xác. Người xưa đã sớm biết làm đẹp và tất nhiên có thói quen vệ sinh, và một trong những nền văn minh tiên tiến nhất là từ người Hy Lạp.

Nhà tắm, nước hoa, thuốc nhuộm tóc... người Hy Lạp cổ đại đều có. Tuy nhiên, thành phần, công thức và thói quen của họ khác nhiều so với chúng ngày nay.

Người Hy Lạp xây nhà tắm

DeAgostini/Getty Images

Nhà tắm đã thay đổi và phát triển trong suốt thời Hy Lạp cổ đại. Người Hy Lạp cổ hiểu rằng tắm giúp cải thiện sức khỏe. Nhưng những hình thức tắm ban đầu của họ chỉ bao gồm việc ngâm mình nhanh chóng trong nước lạnh. Về sau, những người dân Laconica (gần Sparta) đã phát minh ra bồn tắm nước nóng.

Các bồn tắm nước nóng - còn gọi là bồn tắm Laconica - được làm ấm bằng than nóng hoặc đá. Mặc dù người Hy Lạp hầu như không phân biệt phòng tắm nóng và phòng tắm lạnh, nhưng phòng xông hơi sau này vẫn trở thành một thứ xa xỉ.

Họ xây cả nhà tắm công cộng

DeAgostini/Getty Images

Người Hy Lạp đã tạo ra những căn phòng đặc biệt để tắm, và họ áp dụng thùng rửa và bồn ngâm chân của người Minoan. Phòng tắm thường đủ lớn để chứa nhiều người.

Nhiều phòng tắm của người Hy Lạp là công cộng, được xây cạnh các phòng tập thể dục, hồ bơi hoặc các nhà thi đấu thể thao. Một số nhà tắm được ngăn cách bởi giới tính; nhưng nhiều cái khác thì không. Tuy nhiên, Plutarch đã đề cập đến nhiều nhà tắm tư nhân nhỏ hơn trên khắp đất Hy Lạp. Còn theo Homer, người Hy Lạp thường mời khách dùng phòng tắm của họ như một hành động hiếu khách.

Họ có hệ thống thoát nước từ rất sớm

Universal History Archive/Universal Images Group via Getty Images

Nghe có vẻ khó có thể xảy ra, nhưng người Hy Lạp cổ đại đã sớm có các cơ sở hạ tầng cho việc thoát nước. Người Minoan cổ đại đã phát minh ra hệ thống thoát nước cho phép nước chảy để đẩy phân ra ngoài. Đến thiên niên kỷ đầu tiên TCN, người Hy Lạp đã xây dựng các phòng vệ sinh công cộng với nhà tiêu xả nước.

Cơ sở vật chất của Hy Lạp cổ đại không hơn gì những chiếc ghế băng có lỗ ở bên trong. Trong các nhà vệ sinh công cộng, mọi người ngồi ngay cạnh nhau, không có bức tường hay vách ngăn. Cuối cùng, ngay cả những ngôi nhà trung lưu cũng được xây phòng vệ sinh riêng và nhà vệ sinh xả nước.

Người Hy Lạp bảo vệ da bằng bột phấn

Quinn Rooney/Getty Images

Trong khi rám nắng ngày nay là mốt của nhiều người, thì ở Hy Lạp cổ đại, làn da trắng trẻo là một cơn sốt của thời đại. Khoảng 2000 năm TCN, phụ nữ trộn bột chì và thoa lên da mình. Và đúng như nghĩ, hỗn hợp này thật độc hại. Vào khoảng năm 1.000 TCN, họ đã thay thế chì bằng bột phấn, một thứ ít độc hơn.

Những người La Mã thì ưa thích bột nhão chì, nhưng cuối cùng da của họ bị biến dạng. Mặc dù vậy, loại kem nền này vẫn được ưa chuộng qua thời trung cổ, người Ý cũng thường phủ sơn chì lên da mặt.

Họ có nhuộm tóc

DeAgostini/Getty Images

Tóc vàng là biểu tượng của vẻ đẹp thời Hy Lạp cổ đại. Cả phụ nữ và nam giới đều ủ tóc bằng giấm, nước cốt chanh hoặc nghệ tây và phơi nắng để nhuộm tóc. Nhiều nhân vật sử thi, bao gồm Achilles và Aphrodite, được miêu tả với mái tóc vàng óng ả.

Nhưng không dừng ở đó, nhiều cuộc khai quật khảo cổ cũng tìm thấy thuốc nhuộm tóc đen và dường như cũng rất được coi trọng ở một số khu vực nhất định. Người Hy Lạp sẽ kết hợp oxit chì và canxi hydroxit để tạo ra một loại thuốc nhuộm vĩnh viễn.

Kiểu tóc phản ánh địa vị xã hội

Ashmolean Museum/Heritage Images/Getty Images

Người Hy Lạp cổ đại rất coi trọng việc tạo mẫu tóc vì nó thể hiện sự giàu có, đẳng cấp và địa vị xã hội. Phụ nữ thích để tóc dài; tóc ngắn chỉ dành cho nô lệ. Họ sẽ cứ tóc mọc cho đến khi kết hôn, sau đó họ sẽ buộc nó thành bím tóc hoặc lưới tóc.

Đàn ông quý tộc cũng thích để tóc dài. Họ buộc tóc thành búi và để râu dài. Vào thời Đế chế La Mã, hầu hết đàn ông thích để kiểu tóc ngắn hơn và khuôn mặt cạo sạch sẽ.

Lược thể hiện sự quý phái

Sakis Mitrolidis/AFP via Getty Images

Những chiếc lược đã có từ hàng nghìn năm về trước, những di vật lâu đời nhất có niên đại 5.000 năm ở Ba Tư. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những chiếc lược bằng xương, ngà voi và vàng từ các di chỉ Hy Lạp cổ đại. Những chiếc lược này thường được chạm khắc tinh xảo với hình ảnh các vị thần.

Lược được đánh giá rất cao ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, nơi chấy rận và bệnh nhiễm trùng vẫn hoành hành. Bởi vì chúng tương đối đắt tiền, chỉ có phụ nữ cao quý và người hầu của họ mới được sở hữu lược. Sau khi qua đời, chiếc lược ưa thích thường sẽ đi theo chủ nhân của nó.

Kẹo cao su là hiển nhiên

DeAgostini/Getty Images

Các nền văn hóa cổ đại từ khắp nơi trên thế giới đều nhai kẹo cao su dưới một số hình thức, và người Hy Lạp cũng không phải là ngoại lệ. Họ nhai mastic, một loại nhựa thực vật có nguồn gốc từ cây mastic. Người Hy Lạp không sử dụng mastic để tạo hương vị cho nó; họ nhai nó để giúp hơi thở thơm tho và duy trì sức khỏe răng miệng.

Người Hy Lạp cũng sử dụng cành cây làm tăm và bàn chải để giữ gìn vệ sinh răng miệng. Vào thời Đế chế La Mã, giới thượng lưu sở hữu nô lệ với công việc duy nhất là làm sạch răng của họ.

Trần Anh
- Theo PastFactory.



BÀI CHỌN LỌC

Vệ sinh và làm đẹp - Người cổ đại giống và khác chúng ta ngày nay như thế nào