Vì sao có người thức giấc lúc 3 giờ sáng và khó ngủ lại?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi quan tâm chăm sóc gan sẽ giúp thanh lọc được tốt hơn, có thể tránh bị thức giấc vào giữa đêm. Có một hiện tượng rất phổ biến xảy ra với nhiều người: Một số người vào ban đêm khó ngủ, hiện tượng thường thức giấc đột ngột và cảm thấy bồn chồn. Phải mất một hoặc hai giờ đồng hồ mới ngủ lại được. Sáng hôm sau, cảm thấy bản thân ngủ không ngon. Y học gọi nó là "chứng mất ngủ không phục hồi".

Nếu điều này xảy ra với bạn, thì dưới đây là hai lời khuyên sẽ giúp bạn cải thiện.

Lý giải theo Đông y

Theo Đông y, khi năng lượng trong cơ thể tuần hoàn đạt đến cường thịnh trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Vào lúc đó, gan sẽ hoạt động rất mạnh ở khoảng 1 giờ đến 3 giờ sáng.

Điều này phù hợp với y học và sinh lý học phương Tây. Y học và sinh lý học phương Tây cho rằng, hầu hết các chức năng sửa chữa và giải độc của cơ thể được thực hiện trong khi ngủ.

Có một sự khác biệt quan trọng giữa Đông y và Tây y ở đây cần phải được làm rõ. Khi đề cập đến tên của các cơ quan nội tạng trong y học phương Đông, các thầy thuốc Đông y (ở phương Tây) sử dụng chữ in hoa (Liver - Gan). Nó dùng để mô tả các cơ quan nội tạng theo nghĩa của Đông y, và mối quan hệ toàn diện của chúng đối với cơ thể, tâm trí, cảm xúc và tinh thần. Còn chữ in thường "liver - gan" thường dùng để chỉ gan trong y học phương Tây, và lý giải của chúng ta về sinh lý học.

Nhưng có sự chồng chéo giữa Đông y và Tây y. Cả hai đều công nhận rằng gan có khả năng đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, nhưng Đông y cho rằng gan cũng có nhiệm vụ đào thải những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực.

Nếu bạn thức dậy lúc 3 giờ sáng khi gan đã hoạt động xong, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phải vật lộn đối phó với các căng thẳng từ môi trường và cảm xúc. Vào lúc sáng sớm, giấc mơ xuất hiện càng rõ nét, bởi vì những vấn đề chưa được giải quyết trong mấy ngày trước và mấy tuần trước sẽ diễn ra trong giấc mơ một cách kỳ lạ, khiến người ta bất an. Chỉ một vấn đề trong số đó cũng có thể khiến chúng ta đột nhiên tỉnh giấc, nhịp tim gấp gáp, kèm theo sự hoạt động bất an của não bộ.

Lý giải theo Tây y

Nhưng cách hiểu của phương Tây về chức năng gan lại cung cấp một góc nhìn khác để giải thích những hiện tượng này.

Gan dự trữ glycogen như một nguồn nhiên liệu nhanh chóng để duy trì sự trao đổi chất giữa các bữa ăn. Điều này sẽ cung cấp glucose (đường) trong khoảng 12 giờ, sau đó cơ thể sẽ phân hủy chất béo và giải phóng xeton để làm nhiên liệu. Nếu quá trình trao đổi chất của bạn khỏe mạnh và linh hoạt, quá trình chuyển đổi diễn ra liền mạch và bạn sẽ không gặp vấn đề gì khi ngủ hàng giờ mà không ăn. Nếu quá trình trao đổi chất của bạn dựa vào đường để làm nhiên liệu, thì sự thay đổi này sẽ kích hoạt phản ứng căng thẳng của cơ thể, nơi các tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol (hormone căng thẳng) để tăng lượng đường trong máu.

Lượng đường trong máu giảm xuống là nguyên nhân sâu xa của việc thức vào ban đêm. Điều này là do gan cần nhiều năng lượng hơn để thúc đẩy quá trình trao đổi chất đồng thời giải độc các cặn bã.

Cho dù căng thẳng là về thể chất hay cảm xúc, khi cortisol thượng thận tăng cao, sự trao đổi chất sẽ bị ảnh hưởng, cùng với việc giải phóng hai hormone catecholamine - epinephrine và norepinephrine, và cùng với nó là giấc ngủ sẽ đột nhiên bị thức giấc. Ngay cả những người ngủ sâu nhất cũng chắc chắn bị đánh thức bởi những hormone kích thích mạnh mẽ này.

Nếu lượng đường trong máu của bạn cân bằng, bạn không cần những hormone này. Do đó, sự linh hoạt của quá trình trao đổi chất là chìa khóa để đảm bảo giấc ngủ. (Tức là việc hệ thống trao đổi chất có thể chuyển đổi linh hoạt từ chế độ đốt cháy đường sang chế độ đốt cháy chất béo hay không.)

Có một cách dễ dàng để kiểm tra xem liệu giấc ngủ của bạn có bị rối loạn do mất cân bằng lượng đường trong máu hay không. Ăn tối sớm, bỏ bữa ăn nhẹ trước khi ngủ và chỉ ăn một trong những món sau: một thìa cà phê mật ong nguyên chất, một lát thịt gà tây nấu bữa trưa hoặc một thìa dầu dừa. Hãy thử từng loại riêng lẻ để xem loại thực phẩm nào giúp bạn không thức giấc vào ban đêm. Bằng cách đó, bạn có thể thấy sự trao đổi chất của bạn đang đốt cháy chất béo hiệu quả như thế nào (thay vì chỉ dựa vào đường).

图为蜂蜜示意图。(Shutterstock)
Đối với những người thức dậy sớm, nếu quá trình trao đổi chất của bạn không hiệu quả trong việc đốt cháy chất béo, thì mật ong nguyên chất có thể là thực phẩm duy nhất giúp bạn có một giấc ngủ ngon. (Shutterstock)

Nếu quá trình trao đổi chất của bạn không hiệu quả trong việc đốt cháy chất béo, thì mật ong nguyên chất là thực phẩm duy nhất giúp bạn có một giấc ngủ ngon. Xeton trong dầu dừa sẽ rất tốt nếu chúng hoạt động hiệu quả. Protein trong gà tây đốt cháy chậm hơn mật ong thô, là một loại đường, nhưng cuối cùng có thể được gan chuyển hóa thành đường. Một số người phù hợp với chế độ ăn giàu protein và một lát gà tây duy trì nhu cầu trao đổi chất của họ trong khi cung cấp dồi dào tryptophan, axit amin là tiền thân của melatonin.

Thử nghiệm về chế độ ăn kiêng hàng đêm này có thể giúp bạn dễ ngủ trong thời gian ngắn và cho bạn ý tưởng về mức độ hiệu quả của mô hình trao đổi chất trong cơ thể bạn chuyển đổi giữa đường và chất béo.

Nhưng mục tiêu dài hạn của bạn là không phải ăn vặt mỗi tối trước khi đi ngủ. Có 2 giải pháp: giảm căng thẳng để ngăn chặn cortisol tăng đột biến vào ban đêm, và điều chỉnh sự trao đổi chất của cá nhân để đốt cháy protein và chất béo, thích ứng với mô hình đốt cháy chất béo vào ban đêm.

Bạn có thể giảm căng thẳng bằng cách viết nhật ký trước khi đi ngủ để trút bỏ những muộn phiền trong ngày. Giải pháp thứ 2 có thể đạt được bằng cách thường xuyên ăn các loại thực phẩm ít carbohydrate theo thời gian, thực hành nhịn ăn gián đoạn, hoặc ăn các bữa ăn có giới hạn thời gian để tăng cường trao đổi chất.

Hai phương pháp này giúp kiểm soát hormone căng thẳng và khôi phục giấc ngủ ngon. Hiểu được các nền văn hóa khác nhau giải thích chức năng gan là chìa khóa để giải quyết giấc ngủ như một chứng rối loạn chuyển hóa một cách tổng thể. Khai thác những gì tốt nhất của Đông y và Tây y để có một giấc ngủ sâu, phục hồi sức khỏe.

Brandon LaGreca, một chuyên gia châm cứu ở bang Wisconsin. Ông là tác giả của Ung thư và Bức xạ EMF: Cách bảo vệ bản thân khỏi tác nhân gây ung thư âm thầm của ô nhiễm điện và ung thư, căng thẳng và suy nghĩ: (Cancer and EMF Radiation: How to Protect Yourself From the Silent Carcinogen of Electropollution)Tập trung tâm trí để tăng cường chữa bệnh ung thư, căng thẳng & tư duy: Tập trung tâm trí để trao quyền chữa bệnh và khả năng phục hồi . Blog của ông là Empowered Patient Blog.

Thuần Chân
Theo Brandon LaGreca- Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao có người thức giấc lúc 3 giờ sáng và khó ngủ lại?