Vợ cựu Công sứ Bắc Triều Tiên nói “Đào tẩu”, con trai liền nói “Cảm ơn”

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cựu Công sứ Đại sứ quán Bắc Triều Tiên tại Vương quốc Anh Thae Yong-ho đã đào tẩu sang Hàn Quốc cùng gia đình vào năm 2016, và được bầu là nghị viên Quốc hội Hàn Quốc vào năm 2020. Vợ ông, bà O Hye-sun, gần đây đã xuất bản một cuốn sách tiết lộ quá trình đào tẩu của họ. Khi các con của họ biết rằng họ đã quyết định đào tẩu, phản ứng đầu tiên của chúng là nói "Cảm ơn".

Theo Đài Á châu Tự do (RFA), trong cuốn sách vừa xuất bản "Quý bà Bình Nhưỡng đến từ Luân Đôn" (The Pyongyang Lady Who Came From London), bà O Hye-son đã đề cập đến xuất thân của bà từ giới thượng lưu Bắc Triều Tiên, ấn tượng của bà về Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cũng như kinh nghiệm sống ở nước ngoài của gia đình bà, và lý do họ quyết định đào thoát đến thế giới tự do.

Bà O Hye-son đã chia sẻ nhiều câu chuyện về gia đình của bà trong một cuộc phỏng vấn gần đây với đài RFA, sau đây là bản dịch cuộc phỏng vấn:

RFA: Bà sinh ra trong một tầng lớp có khá nhiều đặc quyền ở Bắc Triều Tiên, được gọi là "đảng phái chống Nhật", nên so với nhiều người, bà vừa sinh ra đã được hưởng rất nhiều đặc quyền. Điều gì khiến bà nghĩ rằng có điều gì đó không ổn?

O Hye-son: Khi tôi đang học tại Đại học Ngoại ngữ Bình Nhưỡng, có một người thuộc gia đình "đảng phái chống Nhật" giống như tôi, nhưng tôi đã thấy cả gia đình họ biến mất chỉ sau một đêm. Tôi luôn cảm thấy rằng cho dù các đảng viên có quyền lực đến đâu, điều này vẫn có thể bất ngờ xảy ra với tôi.

Khi tôi sống ở Bắc Triều Tiên, tôi luôn nghĩ rằng, cuộc sống khó khăn mà chúng tôi trải qua chỉ là tạm thời, nhưng khi tôi ra nước ngoài, tôi biết rằng mọi thứ rất khác. Cách bạn sống là khác nhau. Tôi đã biết về sự tham nhũng của gia đình họ Kim ở Bắc Triều Tiên. Tôi thường nghĩ rằng tương lai của chúng tôi ở Bắc Triều Tiên là vô vọng.

RFA: Trong cuốn sách của mình, bà đã gọi Kim Jong-un là "một nhà độc tài hơn hẳn những người tiền nhiệm của ông ta". Ông ta tệ hơn cha mình là Kim Jong Il và ông nội Kim Il Sung ở điểm nào?

O Hye-son: Ông ta thật độc ác. Có một bộ phim tài liệu cho thấy ông ấy đã chỉ đạo việc huấn luyện quân đội Bắc Triều Tiên như thế nào. Đó là một cuốn phim dùng để giới thiệu Kim Jong-un. Ông chỉ đạo huấn luyện trong các đơn vị quân đội. Kế hoạch huấn luyện được ông chỉ đạo là bơi một quãng đường dài, thậm chí những tướng lĩnh lớn tuổi hơn ông cũng buộc phải mặc quân phục và bơi đến đích trên biển rồi mới bơi trở lại. Khi tôi xem, tôi tự nghĩ rằng, ngay cả Kim Jong Il cũng chưa bao giờ đẩy những người lớn tuổi xuống biển một cách thô bạo như vậy.

RFA: Trong cuốn sách của bà, bà nói rằng Kim Jong Il và Kim Jong Un đã biến Bắc Triều Tiên thành một nhà tù lớn, điều đó có ý nghĩa gì?

O Hye-son: Trước hết, anh không thể xuất ngoại, anh cũng không thể nhập cảnh. Anh không thể nghe tin nhắn một cách tự do. Anh chỉ nghe được cái này, anh không thể nghe thấy cái kia. Anh có thể bán cái này, hoặc anh có thể mặc bộ quần áo kia. Anh chỉ được phép nói những điều này. Liệu có đất nước nào quản lý cuộc sống của người dân theo cách này? Anh chỉ có thể kiểm soát người ta nhiều thứ như vậy khi họ ngồi tù. Đừng nhìn, đừng nghe. Tôi nghĩ thật sai lầm khi đối xử với người Triều Tiên theo cách này.

Ngày 16/4/2020, Thae Young-ho giơ tay phát biểu sau khi được bầu làm thành viên Quốc hội tại Seoul, Hàn Quốc. (ED JONES/AFP qua Getty Images)

RFA: Trong nhiệm kỳ đầu tiên ở Vương quốc Anh, bà đã chứng kiến ​​các con mình lớn lên trong những hoàn cảnh rất khác so với ở Bắc Triều Tiên. Khi gia đình bà phải quay trở lại Triều Tiên vào năm 2008, tình hình ra sao?

O Hye-son: Các con tôi lớn lên ở Anh rất hạnh phúc. Chúng hiểu thế nào là tự do và cách giải quyết vấn đề một cách dân chủ. Chúng chỉ biết thế nào là hạnh phúc, ngoài ra chúng không biết gì khác. Nhưng sau khi chúng tôi quay trở lại Bắc Triều Tiên. Sau một năm ở Bắc Triều Tiên, chúng đã gầy đi rất nhiều. Tôi bắt đầu lo lắng: "Liệu tôi có mất con không? Chúng liệu có bị bệnh không?"

Vì con trai cả của tôi rất yếu (bị bệnh thận) nên tôi lo rằng cháu sẽ bị bệnh tái đi tái lại. Những đứa trẻ của tôi luôn cau có. Chắc chắn, chúng đang cố che giấu, nhưng tôi có thể nhìn thấy. Khi chúng tôi sống ở Vương quốc Anh, có những chuẩn mực đúng sai trong cuộc sống. Giống như, nếu tôi làm điều này, tôi là một đứa trẻ ngoan và tôi nên làm những việc này. Nhưng Bắc Triều Tiên là một quốc gia không có luật pháp. Tôi cảm thấy như những đứa trẻ của tôi đang trở nên tồi tệ. Tôi buồn vì mọi thứ đã thay đổi quá nhiều.

RFA: Bà viết trong sách là khi còn sống ở Anh, vợ chồng bà đã nói rất nhiều về chuyện đào tẩu. Đặc biệt là khi ông bà nói về con cái của mình, kết luận luôn là bọn trẻ nên ở nước ngoài. Bà có thể nói rõ hơn được không?

O Hye-son: Có một lớp thể dục cho phép chúng tôi rời khỏi đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Anh trong một giờ. Khi chúng tôi đi dạo ở đó mỗi tối trước bữa tối, tôi sẽ dẫn dắt cuộc trò chuyện và nói về sự không chắc chắn về tương lai của chúng tôi. Kết luận của chúng tôi mỗi lần là: chúng tôi phải giữ những đứa trẻ ở lại đây và không muốn đưa chúng trở lại Bắc Triều Tiên. Sau đó, khi Triều Tiên thông báo cho chúng tôi về nước, chồng tôi lại hỏi tôi có thực sự quyết định quy hàng hay không.

RFA: Khi bà nói với các con rằng gia đình bà sẽ ly khai khỏi Bắc Hàn, chúng phản ứng thế nào?

O Hye-son: Phản ứng đầu tiên của chúng là nói: Cảm ơn.” Tôi không ngờ chúng lại có phản ứng như vậy. Tôi quyết định dù thế nào cũng phải mang con theo nhưng lại lo lắng không biết phải làm sao và chấp nhận thế nào khi chúng từ chối.

Con trai lớn của tôi đã đến nói chuyện với cha mình và bày tỏ lòng biết ơn của mình. Nó nói: “Nếu bố nghĩ vậy thì con rất cảm kích”. Chúng tôi biết được rằng đây là điều mà chúng đã chờ đợi.

Đứa con út của tôi cũng nói lời cảm ơn. Ngay cả bây giờ, chúng vẫn luôn biết ơn. Chúng nói rằng cha mẹ chúng đã làm tất cả những gì có thể cho chúng. Các con tôi nói rằng chúng tôi đã làm mọi thứ có thể để đưa chúng đến Hàn Quốc.

RFA: Nếu hai người không có con, hai người có đào tẩu không?

O Hye-sun: Tôi không nghĩ vậy, vì chúng tôi có gia đình ở Bắc Triều Tiên. Tôi nghĩ rằng các bà mẹ được tiếp thêm sức mạnh khi họ có con. Dù thế nào đi chăng nữa, tôi phải không sợ hãi và làm những gì có thể cho các con của mình. Tôi không thể cho phép các con tôi (ở Bắc Triều Tiên) sống một cuộc sống kinh khủng như vậy.

RFA: Tại sao bà viết cuốn sách này? Kế hoạch tương lai của bà là gì?

O Hye-son: Tôi viết cuốn sách này để trân trọng tự do. Khi tôi viết cuốn sách này, tôi hy vọng rằng độc giả cũng sẽ trân trọng tự do. Tôi hy vọng trong tương lai tôi có thể kể cho mọi người nghe thêm về cuộc sống ở Bắc Triều Tiên và viết một cái gì đó để nối liền khoảng cách về vật chất và tình cảm giữa người Bắc Triều Tiên và người Hàn Quốc.

RFA: Cha của bà đã chết trước khi bà đào tẩu. Ông ấy sẽ nói gì nếu ông ấy thấy bà và gia đình bà sống như bây giờ?

O Hye-son: Tôi nghĩ, cha sẽ nói: "Làm tốt lắm, cha rất vui vì các con đã rời đi, cha hy vọng các con sống tốt."

Trần Tuấn Thôn - Epochtimes
Lý Ngọc biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Vợ cựu Công sứ Bắc Triều Tiên nói “Đào tẩu”, con trai liền nói “Cảm ơn”