Người cha vĩ đại nhất nước Mỹ - 38 năm kiên trì chạy marathon cùng con trai bại liệt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người cha 73 tuổi vẫn kiên trì chạy marathon cùng con trai bại liệt - Minh chứng của tình yêu vĩ đại.

Một ngày nọ, cậu con trai tật nguyền hỏi bố: "Bố, con muốn tham gia một cuộc thi chạy, có được không?". Người bố đồng ý. Vì vậy, họ đã chạy cùng nhau trong 5 dặm - khởi đầu cho những cuộc chạy marathon không ngừng nghỉ...

Lần thứ hai, con trai lại hỏi bố: "Bố ơi, bố sẽ chạy cùng con chứ?". Người bố đồng ý, vì vậy họ đã hoàn thành cuộc đua marathon đầu tiên cùng nhau.

Một ngày nọ, con trai hỏi bố: "Bố và con sẽ cùng nhau tham gia Cuộc đua Ironman, được không bố?".

Ironman là cuộc đua khó khăn nhất. Người chơi phải bơi 4 km, đạp xe 180 km và chạy bộ 42 km.

Người bố nói: “Được rồi, chúng ta sẽ tham gia”.

Trong câu chuyện này, bạn sẽ biết đến một tình yêu vĩ đại...

"Mặc dù tôi năm nay 73 tuổi, nhưng tôi cảm giác mình vẫn có em bé để chăm sóc..." - Dick Hoyt cho biết.

“Team Hoyt” là một cặp cha con người Mỹ, tên của người cha là Dick Hoyt, và con trai ông là Rick Hoyt. Họ là một cặp đôi ‘kiện tướng’ chạy đường dài, thường xuyên tham gia các giải chạy marathon và ba môn phối hợp.

Trong hơn 30 năm qua họ đã tham gia 30 sự kiện bình quân mỗi năm, đã chạy tổng cộng chừng 4.000 dặm (khoảng 6.437 km), trong đó bao gồm:

97 lần bán marathon, 72 lần marathon, 32 lần giải Marathon Boston nổi tiếng, 22 lần giải Duathlon, 8 lần thi đấu 18,6 dặm, 37 lần thi đấu 10 dặm, 162 lần 5 dặm, 37 lần 7 dặm, 18 lần 4 dặm, 2 lần giải 11 km, 8 lần 15 km, 219 lần 10 km , 4 lần 8km, 176 lần 5km, 257 lần ba môn thể thao phối hợp tiêu chuẩn Olympic (Triathlons), 6 lần được công nhận là ba môn thể thao phối hợp mà người bình thường có thể đủ khả năng tham gia...

Sở dĩ phải lập một danh sách chi tiết như vậy, là bởi vì khẳng định rằng bạn sẽ muốn quay lại để đọc lại những dữ liệu nhàm chán này. Đội Hoyt cho đến bây giờ đều là hai người cùng dự thi, bởi vì con trai Rick không thể nói chuyện, không thể đi bộ và phải trường kỳ ngồi xe lăn.

Hành trình của người cha

Rick sinh ra đã bị khuyết tật. Anh sinh năm 1962 và bị tổn thương não do thiếu oxy vì dây rốn quấn quanh cổ. Vào thời điểm đó, hai vợ chồng Dick được bác sĩ nói rằng đứa trẻ là một người thực vật và không có hy vọng, vì vậy cậu bé chỉ có thể dành cả đời trên chiếc xe lăn. Khi Rick được 9 tháng tuổi, bác sĩ cũng khuyên cha mẹ cậu nên gửi Rick vào trung tâm bảo trợ xã hội để được chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, hai vợ chồng Dick đã không đồng ý. Họ muốn để đứa con của mình cũng có một môi trường phát triển "bình thường".

Judy Hoyt, mẹ Rick chia sẻ rằng: "Tôi sẽ không bao giờ đưa con mình vào các trung tâm đó vì chúng tôi sẽ làm mọi điều để thằng bé có thể vận dụng khả năng của mình".

Trong cuộc sống hàng ngày, đôi mắt của Rick thường nhìn chằm chằm vào cha mẹ mình, dõi theo các sự việc. Điều này đã thuyết phục cha mẹ cậu rằng trí thông minh của Rick cũng bình thường như những người anh em khác của cậu.

Khi Rick 11 tuổi, họ đã gửi anh đến khoa kỹ thuật của Đại học Tufts, hỏi liệu có cách nào để đứa trẻ có thể giao tiếp với người khác không. Thật không may, câu trả lời là: "Không thể, cậu bé không có bất kỳ hoạt động trí não nào”. Dick vặn lại: "Thử nói với thằng bé một trò đùa xem sao”. Sau đó, họ kể một câu chuyện cười, và trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, Rick đã cười. Điều này chứng tỏ rằng trong não cậu bé xác thực có không ít hoạt động.

Kết quả là, người ta làm riêng cho Rick một chiếc máy tính mang tên Hy vọng, có gắn thiết bị vào đầu, bộ phận duy nhất trên người cậu có thể cử động đôi chút. Thiết bị này cũng có tác dụng mã hóa những điều cậu muốn nói thành âm thanh điện tử.

Khi Rick được gắn chiếc máy vào đầu, cậu bé được nhận vào một trường học và cũng trong thời gian này, cậu bộc lộ niềm đam mê với môn điền kinh.

Khi Rick 15 tuổi, một trong những bạn học cấp hai của anh bị liệt vì tai nạn. Nhà trường tổ chức một buổi gây quỹ cho học sinh và Rick đã thông qua máy tính nói rằng: "Bố ơi, con cũng muốn tham gia".

Dick trước nay chưa từng là vận động viên, ông cũng chưa từng chạy marathon, nhưng vì yêu cầu của con trai, ông đã quyết định tham gia.

Lòng ngập tràn vui mừng lẫn lo âu, ông ôm con nói: “Được rồi con. Chúng ta sẽ chạy thi”. Thế rồi người cha 37 tuổi mà trước đó chưa hề chạy marathon đã đẩy cậu con trai vượt qua hành trình 5 dặm.

Sau khi kết thúc chặng đua, Rick nói với cha mình: "Đây là lần đầu tiên trong đời con không cảm thấy mình bị tàn tật”.

Câu nói này của cậu con trai đã làm Dick chấn động sâu sắc. Và ông quyết tâm mang lại cảm giác đó cho con trai nhiều lần hơn nữa.

Những cuộc đua marathon của người cha vĩ đại

Dick bắt đầu chuẩn bị cho cuộc đua Marathon Boston năm 1979. Nhưng lãnh đạo giải đua đã từ chối và "không chấp nhận đăng ký" vì hai cha con họ không phải là những người chạy hoặc người tham gia trên xe lăn đơn độc. Kết quả là, trong vài năm, hai cha con họ chỉ tham gia trong các sự kiện có đội chạy, nhưng cuối cùng họ đã tìm được cách chính thức tham gia cuộc thi. Năm 1983, họ tham gia một cuộc đua marathon khác, họ chạy rất nhanh, vì vậy, họ có thể lọt vào danh sách tham dự Marathon Boston vào năm tới.

Sau đó không lâu, có người đã nói với Dick: "Tại sao không tham gia thi đấu ba môn phối hợp?". Làm thế nào một người chưa bao giờ học bơi và chưa bao giờ đạp xe từ khi 6 tuổi, có thể kéo theo cậu con trai 110 pound (50 kg) hoàn thành ba môn thể thao phối hợp?

Nhưng Dick vẫn sẵn sàng thử một lần. Và không thể tưởng tượng được rằng, hiện ông đã hoàn thành được 212 cuộc thi ba môn phối hợp, trong đó có bốn cuộc thi ba môn thể thao phối hợp 15 giờ được tổ chức tại Hawaii!

Vì tình yêu dành cho con, người cha đã học bơi và đạp xe...

Dick sẵn sàng hy sinh và làm tất cả vì con trai. Ông kéo con trai đi trượt tuyết xuyên quốc gia, trèo lên núi và một lần kéo con trai qua Hoa Kỳ bằng xe đạp.

Kể từ đó, cha con họ thường đăng ký "Đội Hoyt" để tham gia cuộc đua marathon và ba môn thể thao phối hợp.

Khi dự thi ba bộ môn thể thao phối hợp Triathlon gồm: bơi với dây cột quanh eo để kéo Rick nằm trên một xuồng phao; Qua phần đua xe đạp, Rick ngồi phía trước một chiếc xe đạp dọc, được thiết kế đặc biệt; Đối với phần chạy bộ, ông đẩy Rick ngồi trên xe lăn.

Mỗi lần chuyển đổi giữa các bộ môn thi từ bơi sang đạp xe đạp, từ đạp xe đạp đổi qua chạy bộ, người cha già phải thao tác thật nhanh, tự tay bế con đặt vào ghế, nai nịt an toàn, xong tiếp tục cuộc thi.

Vậy tại sao Dick luôn cố gắng tham gia các cuộc đua để con trai có cơ hội biểu diễn? "Tôi sẽ không cô đơn", Dick nói. Ông tham gia cuộc đua hoàn toàn vì "cảm giác tuyệt vời" khi họ chạy, bơi và đạp xe cùng nhau và thấy một nụ cười ngọt ngào trên khuôn mặt của Rick.

“Tôi không biết phải giải thích thế nào, nhưng mỗi khi đứng đằng sau chiếc xe lăn của con trai, tôi cảm thấy lâng lâng khó tả. Rick là cỗ máy hoạt động của cả hai chúng tôi. Tôi cho Rick mượn thân thể mình, nhưng chính tinh thần của Rick mới là động cơ thúc đẩy chúng tôi tiến về phía trước”- Người cha hạnh phúc và tự hào chia sẻ.

Năm 2013, Dick Hoyt đã là một người già 73 tuổi và Rick đã 51 tuổi nhưng mãi mãi vẫn là một đứa con tật nguyền. Tuy nhiên hai cha con Hoyt đã tham dự tổng cộng 1.077 cuộc chạy gay go đòi hỏi sức chịu đựng bền bỉ, trong số đó gồm có 70 cuộc đua chạy việt dã (marathon) và 6 cuộc đua tam hợp Người Thép (Ionman triathlon), 24 cuộc thi Marathons Boston và xếp hạng 5.083 trên tổng số 20.000 người tham gia. Kết quả tốt nhất của họ là 2 giờ 40 phút vào năm 1992 - chỉ sau 35 phút so với kỷ lục thế giới, nhưng tất nhiên, có lẽ bạn cần lưu ý rằng kỷ lục này được thiết lập bởi một người không đẩy xe lăn.

Năm 2003, trong một cuộc thi, Dick bị một cơn đau tim nhẹ và sau đó phải trải qua một cuộc phẫu thuật bắc cầu tim. Ngay sau đó, bác sĩ cũng nhắc nhở rằng ông có nguy cơ bị đột quỵ, bởi vì một trong những động mạch lớn của ông bị thuyên tắc 95%. Một trong những bác sĩ nói với ông rằng: Nếu như bạn không duy trì trạng thái tốt như vậy, có lẽ bạn đã chết 15 năm trước. Trong những năm gần đây, chứng đau lưng của Rick ngày càng trở nên trầm trọng hơn và các thanh thép được cấy ghép trước đó không còn có thể làm thẳng cột sống của ông.

Năm 2013, Dick Hoyt đã là một người già 73 tuổi và Rick đã 51 tuổi nhưng mãi mãi vẫn là một đứa con tật nguyền. Hai cha con Hoyt đã tham dự tổng cộng 1.077 cuộc chạy gay go đòi hỏi sức chịu đựng bền bỉ.
Năm 2013, Dick Hoyt đã là một người già 73 tuổi và Rick đã 51 tuổi nhưng mãi mãi vẫn là một đứa con tật nguyền. Hai cha con Hoyt đã tham dự tổng cộng 1.077 cuộc chạy gay go đòi hỏi sức chịu đựng bền bỉ. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Nhưng bộ đôi cha-con này không có kế hoạch dừng lại. Dick sau đó vẫn đưa Rick tham gia vào các cuộc đua đường dài khác nhau, mặc dù cả hai cha con bắt đầu cảm thấy hơi choáng ngợp. Đến nay, họ thường có bài phát biểu trên cả nước và tham gia cuộc thi gần như mỗi tuần. Ngay trước cuộc đua đường dài Falmouth, họ đã hoàn thành một cuộc thi ba môn phối hợp khác.

Tóm tắt về thành quả giúp con vượt lên trên số phận, Dick nói: “Tôi yêu gia đình và chỉ muốn trở thành một người cha tốt nhất trong khả năng của tôi. Chỉ cần có được niềm vui khi ở bên cạnh con, được tận hưởng những giây phút đó, chúng tôi sẽ tiếp tục vượt qua được những khó khăn trở ngại phía trước”.

Một ngày nọ, Rick mời cha mình đi ăn tối, nhưng anh muốn tặng cha mình một món quà mà anh không bao giờ mua được.

Rick nói trên máy tính: "Điều tôi muốn dành cho bố nhất là bố ngồi trên xe lăn và để tôi đẩy bố một lần!"

Quỳnh Chi
Theo kannewyork.com



BÀI CHỌN LỌC

Người cha vĩ đại nhất nước Mỹ - 38 năm kiên trì chạy marathon cùng con trai bại liệt