5 bí mật của người cha nông dân có con trai con gái đều đỗ đại học danh tiếng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cảnh giới cao nhất của việc học, chính là không cần cà rốt, thỏ vẫn sẽ chạy nhanh về phía trước. Vì cái gì vậy? Bởi vì con thỏ này thích chạy!

Trên chuyến tàu đi đến Bắc Kinh, ngồi cạnh tôi là một người cha có hai con đang là sinh viên đại học. Ông nói với tôi một cách tự hào rằng, con gái ông đã đỗ vào Đại học Thanh Hoa ba năm trước, và năm nay con trai ông đỗ Đại học Bắc Kinh.

Tôi hỏi ông: "Cả hai người con đều đỗ hai trường đại học danh tiếng, ông có bí quyết gì vậy?”. Nhưng câu trả lời của ông thật bất ngờ. "Tôi không có trình độ văn hóa gì. Thực tế, không có bí quyết nào cả, chỉ là để mấy đứa nhỏ dạy tôi mà tôi!''

Người cha nông dân kể rằng khi ông còn nhỏ, gia đình vốn nghèo khổ nên ông không được đi học, đương nhiên không có trình độ văn hóa để dạy con, chỉ có thể quanh quẩn bên con, nên ông đã nghĩ ra một cách:

Mỗi ngày khi đứa trẻ đi học về, ông sẽ yêu cầu con kể lại cho mình nghe giáo viên ở trường đã giảng những gì. Khi con làm bài tập về nhà, ông cũng ngồi bên cạnh đọc sách giáo khoa, có gì không hiểu ông liền hỏi con, nhờ con giảng giải, nếu đứa trẻ cũng không hiểu thì ông dặn dò con hãy hỏi lại thầy cô giáo vào ngày mai.

Theo cách này, đứa trẻ vừa là học sinh vừa là "thầy giáo", sẽ phấn khích học hành hơn! Ngay cả khi con của nhà khác đang chơi bóng ở bên ngoài, những đứa trẻ nhà ông vẫn say sưa học bài, vì vậy kết quả học tập của chúng từ tiểu học đến trung học đều xuất sắc, cuối cùng đỗ vào trường đại học danh tiếng...

Khi con làm bài tập về nhà, ông cũng ngồi bên cạnh đọc sách giáo khoa, có gì không hiểu ông liền hỏi con, nhờ con giảng giải, nếu đứa trẻ cũng không hiểu thì ông dặn dò con hãy hỏi lại thầy cô giáo vào ngày mai. 
Khi con làm bài tập về nhà, ông cũng ngồi bên cạnh đọc sách giáo khoa, có gì không hiểu ông liền hỏi con, nhờ con giảng giải, nếu đứa trẻ cũng không hiểu thì ông dặn dò con hãy hỏi lại thầy cô giáo vào ngày mai. (Ảnh: Shutterstock)

Có lẽ nhiều phụ huynh sẽ nói rằng: “Tôi làm gì có thời gian như vậy! Cả ngày đã phải đi làm để kiếm tiền nuôi sống gia đình, quá mệt mỏi rồi, tối về còn phải nghe con giảng bài cho. Sự tôn nghiêm của cha mẹ còn đâu nữa chứ?”

Đừng vội lo lắng như vậy, hãy xem cảm hứng mà câu chuyện này mang đến cho chúng ta.

Hãy để trẻ em trở thành "giáo viên" và yêu "học tập"

Mục đích của việc để đứa trẻ trở thành một giáo viên là gì? Là để thi cử đạt điểm cao và cạnh tranh xếp hạng? Không phải vậy.

Một số người đã sử dụng cà rốt và thỏ như một phép ẩn dụ cho việc học của trẻ em: tiếp cận và đặt cà rốt trước thỏ, và thỏ sẽ tiếp tục chạy về phía trước. Ví dụ, cha mẹ nói với con cái: "Tại sao con phải học giỏi? Vì con có thể vào các trường điểm, con sẽ có một công việc tốt và thu nhập tốt trong tương lai". Tuy nhiên, đây chỉ là cảnh giới sơ cấp của việc học, học vì để sinh tồn và lợi ích, và cần phải cạnh tranh với những người khác trong xã hội...

Cảnh giới cao nhất của việc học, chính là không cần cà rốt, thỏ vẫn sẽ tiếp tục chạy nhanh về phía trước. Vì cái gì vậy? Bởi vì con thỏ này thích chạy! Nó cảm thấy rằng quá trình chạy này giúp nó thu được rất nhiều cảm giác thành tựu. Vì vậy, nó sẽ tự động chạy về phía trước, không kể cà rốt hay các ưu đãi bên ngoài có tồn tại hay không.

Đây là trạng thái tốt nhất của học tập. Học vì bạn có thể có niềm vui từ việc khám phá những kiến ​​thức mới!

Do đó, mục đích cuối cùng của việc khiến trẻ "trở thành" một giáo viên là khiến trẻ thực sự yêu thích việc học và chủ động tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo. Nếu cha mẹ có thể đạt được mục tiêu này, trẻ sẽ không còn chú ý đến việc so sánh với người khác, mà chỉ so sánh với chính bản thân mình, mỗi ngày học hỏi thêm một chút và chúng sẽ tiến bộ, điều này chắc chắn đáng để vui mừng.

Bằng cách này, trẻ sẽ có được sự hài lòng và cảm giác thành tựu từ việc tiếp thu kiến ​​thức. Bằng cách nuôi dưỡng nhiệt huyết học tập, trẻ có thể vui vẻ học hỏi và nhận ra tiềm năng của mình, và sẽ đạt được kết quả như mong muốn.

mục đích cuối cùng của việc khiến trẻ "trở thành" một giáo viên là khiến trẻ thực sự yêu thích việc học và chủ động tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo.
Mục đích cuối cùng của việc khiến trẻ "trở thành" một giáo viên là khiến trẻ thực sự yêu thích việc học và chủ động tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo. (Ảnh: Shutterstock)

Hãy để trẻ tắm mình trong ánh mặt trời của sự đánh giá cao

Bằng cách giảng bài cho người cha, một mặt đứa trẻ sẽ củng cố các kiến ​​thức trọng điểm, mặt khác sẽ có được sự tự tin và động lực, đặc biệt là nhận được sự tôn trọng và đánh giá cao từ người cha. Đánh giá cao là một điểm quan trọng trong giáo dục, là điều kiện cần để một đứa trẻ có thể phát triển tâm lý khỏe mạnh.

Khi Enrico Caruso, nam ca sĩ opera nổi tiếng 10 tuổi, giáo viên âm nhạc của ông nói: "Ngũ âm của cậu không hoàn chỉnh, không thể hát được. Lời hát của cậu giống như gió thổi tung rèm cửa vậy".

Sau khi trở về nhà, Caruso buồn bã và khóc với mẹ mình. Lúc đó, mẹ ông nói một cách đầy chắc chắn: "Con à, thực tế là con có tài năng âm nhạc tuyệt vời. Nghe này. Con hát hôm nay hay hơn hôm qua rất nhiều. Mẹ tin con sẽ trở thành ca sĩ xuất sắc!"

Carloso nhớ lại con đường thành công của mình, ông nói: "Chính sự khẳng định của mẹ đã mang lại kết quả ngày hôm nay của tôi"

Khi một đứa trẻ đạt được thành quả, chúng tràn đầy tự hào và tự tin. Lúc này, chúng cần một người để sẻ chia hạnh phúc và thành công. Vì vậy, cha mẹ hãy chọn đúng thời điểm, “thiết kế kịch bản” và đánh giá cao con cái một cách thích hợp nhất.

Tăng cường tính tự giác và độc lập của trẻ em

Nhiều bậc cha mẹ đang ngày đêm tích cực hướng dẫn con cái làm bài tập về nhà. Có khi, hễ các con có câu hỏi khó hơn một chút là chỉ biết tìm nhờ cha mẹ giúp đỡ. Trên thực tế, điều này là không tốt.

Một bà mẹ đã viết kinh nghiệm dạy con trên blog của mình: "Trong quá trình giáo dục con cái, tôi đã quá "nghiêm túc và có trách nhiệm". Theo thời gian, đứa trẻ đã sử dụng tôi như một cái nạng cho việc học tập của mình. Có một khoảng thời gian, hễ bắt đầu học là gọi mẹ, không có mẹ là không được. Giờ đây, tôi từ từ buông con ra, và dần dần để đứa trẻ vứt bỏ đôi nạng, để cho con tăng cường khả năng tự lo liệu”.

Cách nuôi dạy con của người cha nông dân kia cũng ẩn hàm một chủ đề tương tự. Do những hạn chế về kiến ​​thức của mình, ông không thể dạy con học. Nhìn bề ngoài, thì đây là một chuyện xấu, nhưng tại sao không thay đổi nó từ một góc nhìn khác?

Vì những hạn chế về kiến ​​thức của người cha, con cái ông chỉ có thể tự mình suy nghĩ, tự mình tìm cách giải quyết các bài toán khó. Có thể đứa trẻ sẽ phải dành nhiều thời gian và năng lượng hơn cho việc này, nhưng khả năng tự lo liệu và sự độc lập của trẻ chắc chắn sẽ được trau dồi.

đứa trẻ sẽ phải dành nhiều thời gian và năng lượng hơn cho việc này, nhưng khả năng tự lo liệu và sự độc lập của trẻ chắc chắn sẽ được trau dồi.
Đứa trẻ sẽ phải dành nhiều thời gian và năng lượng hơn cho việc suy nghĩ cách giải bài toán khó, nhưng khả năng tự lo liệu và sự độc lập của trẻ chắc chắn sẽ được trau dồi. (Ảnh: Shutterstock)

Lắng nghe con bạn và trả lời với thiện chí

Lắng nghe là tiền đề của giao tiếp. Tin rằng mọi bậc cha mẹ đều hiểu sự thật này. Tuy nhiên, bạn có thể đã bỏ qua một số chi tiết, chẳng hạn như hành vi sau khi lắng nghe.

Lý Diễm Phương (mẹ) đã bận rộn một ngày và khi về đến nhà, cô phải lê cơ thể mệt mỏi của mình để nấu ăn, nhưng cô con gái 5 tuổi hễ có bài tập toán là không chịu tự làm, cứ gọi mẹ chỉ giúp. Phương tỏ ra khó chịu, nhưng cô ấy vẫn giữ bình tĩnh và nói với con: "Con yêu, mẹ đang bận, con sẽ làm bài tập về nhà sau được không, hãy thương mẹ một chút đi!"

Kết quả là, con gái cô đã đi xem phim hoạt hình, và sau đó Phương cũng quên luôn chuyện này.

Thức dậy vào sáng hôm sau, bài tập về nhà của con gái vẫn chưa làm xong... Cha mẹ thường bỏ qua việc lắng nghe ý kiến ​​của con mình hoặc thường không đủ kiên nhẫn để giải quyết những câu hỏi cực kỳ đơn giản mà con cái đưa ra. Đây không phải là một vấn đề nhỏ, nó có thể ảnh hưởng đến hành vi và thói quen xử lý vấn đề trong tương lai của trẻ. Đối phó không đúng cách sẽ có hậu quả bất lợi.

Do đó, bữa ăn có thể được thực hiện sau đó, nhưng lắng nghe ý kiến ​​của trẻ, hiểu nhu cầu của trẻ, giúp trẻ hình thành thói quen tốt là rất quan trọng và không nên xem nhẹ.

Cúi xuống và nói chuyện với con

Trong quá trình giáo dục con, nhiều bậc cha mẹ thiếu sự giao tiếp bình đẳng với con cái. Khi họ nói hoặc làm mọi việc, thường sẽ mang một dáng điệu: "chỉ tay năm ngón”. Họ không biết rằng trẻ em rất ghét kiểu giáo dục này, vì vậy chúng có thể dễ dàng phát triển thành những đứa trẻ nổi loạn.

Không có một cha mẹ nào không muốn nói chuyện cùng con, nhưng tại sao kết quả lại thường ngoài mong muốn? Câu trả lời là, cha mẹ đã không thực sự giao tiếp bình đẳng với con cái của mình.

Tĩnh tâm một chút, suy nghĩ về loại giọng điệu mà bạn đang thường sử dụng để nói chuyện với bạn bè, rồi cách mà bạn đang nói chuyện với con cái… Liệu bạn có hạ mình xuống một chút hay chưa? Liệu bạn có hay mắng con khi bạn tức giận, và dần dần âm lượng của lời la mắng đó đã vô thức trở thành giọng nói bình thường của bạn hay không?

Đặt lòng tự cao tự đại xuống và "nói chuyện" với con, có lẽ sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với những đạo lý cao xa mà bạn vẫn thường hay “chỉ tay năm ngón”.

Hy vọng rằng mỗi bậc cha mẹ đều trở thành mỗi người bạn tâm tình bên con, giúp con bay cao bay xa hơn nữa mỗi ngày.

Hòa An biên dịch
Theo bannedbook.org

Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

5 bí mật của người cha nông dân có con trai con gái đều đỗ đại học danh tiếng